Thập giá và Lưỡi gươm – Người Công giáo, trọng tâm của cuộc di cư

(Trích từ tác phẩm “Thập giá và Lưỡi gươm”,  linh mục Trần Tam Tỉnh)
Xem Mục lục tác phẩm ở cuối bài
Ấn bản 1978 của nhà xuất bản Trẻ
Chương II

BINH THÁNH GIÁ, NẠN NHÂN CỦA ĐẠO QUÂN THÁNH GIÁ

(tiếp theo)

7 – NGƯỜI CÔNG GIÁO, TRỌNG TÂM CỦA CUỘC DI CƯ

Muốn có một cái nhìn tổng hợp về cuộc chạy trốn của người Việt Nam những năm 1954-1956, chỉ cần phân tích các tỉ số những thành phần di cư là có ngay. Sau khi quân Pháp vĩnh viễn ra đi năm 1955, số người di cư lên tới 860.000, trong đó có 250.000 [*] là công giáo. Những thành phần còn lại là ai? Họ là 2% [**] của dân số không công giáo, đã «chọn tìm tự do».

Chú thích của BBT:

[*] Có lẽ tác giả viết muốn nói con số 250.000 này là “không công giáo” Theo quyển “The Two Vietnams” của Bernard B. Fall (nhà xuất bản Frederick A. Praeger, New York, 1964) trang 154, trong số 860 ngàn dân di cư, có đến 600 ngàn là Công giáo. Vậy còn lại khoảng 260.000 là không công giáo.

[**] Cũng theo Bernard B. Fall, trang sách đã dẫn, con số 600 ngàn giáo dân di cư chỉ là 65 phần trăm tổng số giáo dân, trong lúc 99.5% dân “không Công Giáo” ở ngoài Bắc không đi. Như thế, con số 260 ngàn dân không công giáo chỉ là 0.5 % tổng số.

Trước hết là các sĩ quan, binh lính của cái gọi là «quân dội Pháp – Việt», tiếp đến là các công chức đã họp làm tay sai cho bọn thực dân, rồi có các nhà tư sản thành thị, những tay địa chủ lớn đã lợi dụng sự hiện diện Pháp trước và sau 1945 để làm giàu, hoặc cai trị như lãnh chúa, bằng việc cho vay nặng lãi, bằng cách tổ chức ăn cướp có hệ thống của cải nông dân, cuối cùng là một bộ phận những nhà chính trị «quốc gia», đã luôn mơ mộng rằng có thể đoạt được độc lập nước nhà nhờ sự quãng đại của Pháp, với nhóm những trí thức «phi chính trị» nghĩ rằng sống tại miền Nam họ sẽ giữ được trung lập chính trị dễ dàng hơn. Khác với người Công giáo, người ta ít gặp thấy người Phật tử nghèo bỏ nhà bỏ cửa, làng mạc, ra đi để cứu vãn nìềm tin của họ. Nhất là càng không phải vì là Phật tử mà ra đi. Nhận định này có tầm quan trọng hàng đầu, nếu muốn nắm được tất cả các tính phức tạp của thảm kịch Công giáo trong cuộc di cư.

Quả thế, xét về công giáo di cư, người ta cần hiểu rằng hàng giáo sĩ đã ảnh hưởng rất lớn cho việc ra đi. Biểu đồ đưới đây, với những con số hầu như chắc chắc, cho chúng ta thấy rõ vấn đề:

ĐỊA PHẬN

TRƯỚC DI CƯ

DI CƯ VÀO NAM

GIÁO DÂN

LINH MỤC

GIÁO DÂN

%

LINH MỤC

%

Hà Nội

200.000

168

50.000

25%

115

68%

Bắc Ninh

74.00

64

38.000

52%

56

86%

Bùi Chu

330.000

200

165.000

50%

170

85%

Hải Phòng

120.000

87

61.000

51%

79

91%

Hưng Hóa

78.000

54

7.000

9%

24

45%

Lạng Sơn

5.000

18

2.500

50%

13

72%

Phát Diệm

139.000

168

80.000

58%

143

85%

Thái Bình

160.000

92

80.000

50%

79

86%

Thanh Hóa

65.000

88

18.000

28%

62

70%

Vinh

219.000

188

42.000

20%

68

36%

TỔNG CỘNG

1.390.000

1.127

543.500

40%

809

72%

CHÚ THÍCH

Để làm biểu đồ này, chúng tôi đã căn cứ vào thống kê của các giáo phận Việt Nam, của chính phủ VN Dân chủ Cộng hòa (1955). Các con số khác không thể hoàn toàn chính xác, bởi vì các nhóm di cư Công giáo vốn có xu hướng thổi phồng con số của mình để nhận được nhiều viện trợ hơn. Nhiều linh mục phụ trách di cư 1954-1955 đã thú nhận với tôi như thế. Báo Missi 1956, trang 39-40, cho những con số sau đây: Công giáo di cư: 676.000, linh mục triều di cư: 618, không cho biết số linh mục dòng và thừa sai.

Nhìn vào Bản thông kê trên đây, thì đã có tới 72% số linh mục miền Bắc di cư, còn giáo dân thí có 40% ra đi. Sự sai biệt lớn lao giữa hai tỉ lệ vừa nói, bác bỏ lời biện hộ cho rằng các linh mục chỉ rời bỏ xứ đạo mà đi vì nhu cầu coi sóc con chiên của mình. Điều mà bảng thống kê không nêu rõ, cũng cần được phân tích ra chi tiết hơn.

Thực tế, nhiều cộng đồng giáo xứ đã chỉ chọn việc ra đi là do áp lực trực tiếp hoặc gián tiếp từ phía các giáo sĩ. Sự thể xảy ra theo ba trường hợp sau đây:

A) TRƯỜNG HỢP THỨ NHẤT LÀ VỊ LINH MỤC QUYẾT ĐỊNH Ở LẠI, thì không có việc dân chúng giáo hữu ra đi hàng loạt. Những giáo dân phải bỏ trốn vào Nam – ở đây chỉ là một thiểu số mà thôi – thì đó là những người đã từng dính líu tới quân Pháp, hoặc đó là mấy người địa chủ lo sợ bị tịch thu tài sản, hoặc sợ bị trả thù bởi những người họ đã từng bị áp bức bóc lột trước kia.

B) TRƯỜNG HỢP VỊ LINH MỤC ĐỨNG RA TỔ CHỨC DI CƯ, có tới 90-100% dân chúng di cư. Đối với người giáo dân Việt Nam, sống đạo mà không có lễ chủ nhật, không có bí tích, không được tống táng theo nghi lễ tôn giáo, thì kể như là mất đức tin và bị án phạt đời sau không tránh khỏi.

C) TRƯỜNG HỢP LINH MỤC VÌ HOẢNG HỐT, BỎ CHẠY MỘT MÌNH, thì tình hình các xứ xảy ra không giống nhau. Nếu linh mục gửi được người can đảm để tìm cách liên lạc được với giáo dân, giải thích cho họ về nguy cơ mất linh hồn, cán bộ Việt minh tỏ thái độ ít nhiều gay gắt đối với họ, thì họ dám liều chết để tìm cách chạy ra Hải Phòng, thành phố tập họp dân di cư được bọn Pháp bảo vệ. Nếu vì những lý do khác nhau, vị linh mục không liên lạc được với giáo dân, hoặc cán bộ Việt minh tỏ ra tử tế rộng lượng với giáo dân, thì đa số sẽ ở lại, không đi.

Nhìn vào các con số dân di cư từ các địa phận Hà Nội và Hưng Hóa, người ta sẽ bở ngỡ thấy tỉ lệ người đi rất thấp: Hà Nội có 32% và Hưng Hóa chỉ 9% ra đi. Ấy thế mà người công giáo Hà Nội (nơi tập trung để di cư) và Hưng Hóa (cách Hà Nội chỉ 40km) lại chẳng có những khó khăn về việc vận chuyển, đồng thời cũng dễ dàng vượt qua những trở ngại do Việt minh tạo ra – những trở ngại theo báo chí Sài Gòn và của Công giáo Pháp và Mỹ thì rất khủng khiếp – để tới được Văn phòng Ủy ban Quốc gia Di cư, nhưng họ lại không kéo nhau đi hàng loạt «để chọn sự tự do tôn giáo». Tại sao vậy? Giám mục Trịnh Như Khuê, địa phận Hà Nội và giàm mục Magie, địa phận Hưng Hóa, vâng lệnh của Vatican, đã chính thức cấm đoán các linh mục địa phận rời bỏ vị trí mà không có phép, kẻ nào dám làm ngược lại thì lập tức bị treo chén. Một lý do khác, giáo dân tại hai địa phận trên đã không được quân Pháp trang bị vũ khi để chống lại Kháng chiến, nên họ không sợ bị trả thù.

Trái lại, trong các địa phận mà phần đông giáo xứ đã được các linh mục-đại úy chỉ huy, như Phát Diệm, Bùi Chu, Thái Bình, Hải Phòng và nếu chính giám mục cũng bỏ đi, thì thường là 80% giáo sĩ di cư, với tỉ lệ giáo dân ra đi vượt 50%.

Tại các địa phận Thanh Hóa và Vinh – hai địa phận từ 1945 không bao giờ quân Pháp chiếm đóng được – con số di cư là 18.000 (28%) và 57.000 (27%), phần đông đi vào Nam với giấy thông hành do chính phủ Dân chủ Cộng hòa cấp cho.

Với những kiểu mô tả phóng đại và những lời kêu gọi báo động với «thế giới tự do», người ta rêu rao nào là Việt minh dùng mọi thứ áp lực tinh thần và thể xác đối với người ra đi, nào là dân bên Lương dùng mọi thủ đoạn tinh vi khôn khéo hòng làm cho những kẻ đã lên đường phải quay trở lại, hoặc Việt minh dùng đến cả quân đội để ngăn chặn làn sóng di cư. Nói cho thật khách quan, phải công nhận rằng những kiểu các linh mục gây áp lực nhằm cưỡng bức bà con Công giáo bỏ miền Bắc di cư vào Nam, đã gây ra phản ứng đôi khi thô bạo nơi các chính quyền địa phương. Theo Đơvinliơ (De Villiers) và Giăng Lacutuya (J. Lacouture) trong cuốn «Việt Nam, từ chiến tranh Pháp đến chiến tranh Hoa kỳ» thì óc đảng phái và cái nhìn hẹp hòi của một số cán bộ Cộng sản đã góp phần tạo thành công cho mưu đồ của Diệm, đối xử cứng rắn, thuế nặng nề, tịch thu, khổ sai, quấy nhiễu v.v.. tất cả cách xử sự đó – lắm lúc cái nảy xảy thành cái ung – nhiều khi đã khiến thiên hạ cho rằng luận điệu tuyên truyền của Diệm là đúng, gây ra hốt hoảng sợ hãi và đẩy nhanh cả nhịp độ di cư».

Tuy thế, lời quả quyết của linh mục Uyn-lich (Willichs) thừa sai người Bỉ, cũng không đúng, khi ông cho rằng «nếu Việt Minh không ra sức ngăn cản và đàn áp việc di cư thì sẽ tới bốn triệu người Bắc đã chạy trốn vào Nam để được sống dưới chế độ «nhân đạo» của lãnh tụ Ngô Đình Diệm» hay là lời cha G. Nayđơnốp viết trong báo Missi: Những người di cư mà tôi đã có dịp hỏi đều nhất loạt khẳng định rằng nếu bây giờ họ được ở trong Nam, thì đó là vì họ may mắn hơn nhiều người khác trong gia đình, trong làng hoặc trong vùng của họ. Họ đã có phương tiện để đi, còn những người khác đã bị giữ lại».

Một nhà viết sử không phải của Giáo hội đã gióng lên một tiếng chuông khác: «Mọi người phải công nhận rằng cuộc di cư hàng loạt như thế chủ yếu là kết quả một cuộc hành quân chiến tranh tâm lý của Mỹ (và của cả quân đội Pháp). (B. Fall, Hai nước Việt Nam).

Ấn bản 1978 của nhà xuất bản Trẻ

Mục Lục

LỜI NÓI ĐẦU

DẪN NHẬP

CHƯƠNG I: HƯƠNG LIỆU VÀ CÁC LINH HỒN

1. HƯƠNG LIỆU VÀ ĐẠI BÁC
2. NHỮNG VIỆC CHÚA LÀM QUA BÀN TAY NGƯỜI PHÁP
3. NHỮNG VIỄN ẢNH
4. GIÁM MỤC BÁ ĐA LỘC
5. THẬP GIÁ VÀ LƯỠI GƯƠM
6. GIÁM MỤC PUY-GI-NIÊ
7. GIÁO HỘI DƯỚI CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA
8. CHỦ NGHĨA PHONG KIẾN TRONG ĐẠO
9. TRONG TRẬN GIÓ XOÁY NHỮNG NĂM 30
10. THẬP GIÁ ĐƯỢC GIẢI PHÓNG

CHƯƠNG II: BINH THÁNH GIÁ, NẠN NHÂN CỦA ĐẠO QUÂN THÁNH GIÁ

1. THẬP GIÁ ĐI CHUNG VỚI NGÔI SAO,
HAY CHỐNG LẠI NGÔI SAO?
2. HỒ CHÍ MINH VÀ LÊ HỮU TỪ
3. THẬP GIÁ BIẾN THÀNH ĐẠI BÁC
4. VÀ CÁI BÃY TAI HẠI BIẾT BAO!
5. CUỘC THÁNH CHIẾN
6. CUỘC XUẤT HÀNH
7. NGƯỜI CÔNG GIÁO, TRỌNG TÂM CỦA CUỘC DI CƯ

CHƯƠNG III: GIÁO HỘI TRONG CƠN BÃO BÙNG

1. GIÁO HỘI CHIẾN THẮNG
2. HOA SEN ĐẪM MÁU
3. AI LÀ NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM.
4. CÁC TƯỚNG TÁ MÚA MAY QUAY CUỒNG
5. ĐỐI DIỆN VỚI CHIẾN TRANH CỦA MỸ
6. GIÁO HỘI ĐỐI DIỆN VỚI VẤN ĐỀ HÒA BÌNH
7. NỖI HĂM DỌA CỦA HÒA BÌNH

CHƯƠNG IV: GIÁO HỘI TRONG KHÁNG CHIẾN

1. NGƯỜI CÔNG GIÁO YÊU NƯỚC VÀ NHỮNG NGƯỜI CÁCH MẠNG
2. NHỮNG NGƯỜI CÔNG GIÁO KHÁNG CHIẾN Ở NAM BỘ
3. CÔNG GIÁO KHÁNG CHIẾN BẮC BỘ
4. CỤ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI GIÁO HỘI
5. NHỮNG CUỘC ĐỤNG ĐỘ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
6. TÀI SẢN CỦA GIÁO HỘI
7. CÁC CỐ THỪA SAI
8. SỰ ĐÁP TRẢ CỦA GIÁO HỘI TRƯỚC BÀN TAY ĐƯA RA
9. NGƯỜI CÔNG GIÁO VÀ CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN THỨ HAI
10. THÁNH LỄ VÀ RƯỚC KIỆU
11. VIỆC CẬP NHẬT HÓA 
XUYÊN QUA CUỘC GIẢI PHÓNG
NHỮNG CUỘC RA ĐI
VỤ GIÁM MỤC NGUYỄN VĂN THUẬN
CHỐNG ĐỐI
CỘNG TÁC
DẤN THÂN
NHỮNG TÍN HỮU CƠ SỞ
KẾT LUẬN
HƯỚNG NHÌN VỀ TƯƠNG LAI

PHỤ LỤC :

– PHONG THÁNH
– TRỜI MỚI ĐẤT MỚI

(HẾT)

Bình luận về bài viết này