Đất của người chết bao vây đất của người sống – 10 bài

NN – Thứ Hai 20/03/2023 , 06:01 (GMT+7)

Đất của người chết bao vây đất của người sống

I. Đua nhau an táng ở đất hai vua

Vợ chồng người em họ ở quê mới ngoài 30 đã nhanh chân ‘xí’ được 2 suất đất ngoài nghĩa trang làng khiến cho tôi cũng cảm thấy tiếc khi mình là kẻ chậm chân.

LTS: Loạt bài với góc nhìn bằng flycam từ trên cao đến dưới thấp, từ vùng đồi đến đồng bằng ra biển cả. Khắp nơi đều xảy ra tình trạng bao chiếm đất xây nghĩa trang gia đình rộng như những biệt thự, thậm chí như sân bay trực thăng có cả chòi nghỉ mát, ghế đá, cây cổ thụ trước sự làm ngơ hoặc bất lực của chính quyền.

Quả đồi Áng Độ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội giờ đã thành một nghĩa trang tự phát trên đất nông nghiệp. Ảnh: Dương Đình Tường.

Tiếp tục đọc “Đất của người chết bao vây đất của người sống – 10 bài”

Ký ức về nạn đói Ất Dậu: Còn hơn một thảm họa kép

NHIÊN ANH 01/09/2020 20:09 GMT+7

TTCT Nạn đói năm 1945 còn hơn cả một thảm họa kép giáng xuống một nửa đất nước Việt Nam khi đấy…

Nghĩa địa Gò Lâu, Tây Lương, nơi đã từng chôn hàng trăm người chết đói năm 1945. Ảnh: Võ An Ninh

1. Sử liệu chính thống về nạn đói năm 1945 ghi nhận đầy đủ nhất có thể những sự kiện, nhân chứng, số liệu của thảm họa khủng khiếp năm Ất Dậu có lẽ là công trình nghiên cứu của nhà sử học, giáo sư Văn Tạo (nguyên viện trưởng Viện Sử học Việt Nam) và giáo sư Furuta Motoo (Trường đại học Tokyo) cùng các cộng sự người Nhật: Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam – Những chứng tích lịch sử. Công trình nghiên cứu – khảo sát thực địa ở 23 điểm thuộc 21 tỉnh, thành phố từ Quảng Trị trở ra Bắc từ năm 1992-1995, được công bố vào đầu những năm 2000.

Tiếp tục đọc “Ký ức về nạn đói Ất Dậu: Còn hơn một thảm họa kép”

Fargreen: Phát triển hài hoà với lợi ích cộng đồng

TS – 09/06/2017 08:30 – Hảo Linh

Đằng sau chuyện “trồng nấm trên rơm rạ” của Fargreen là lời giải cho một bài toán khó nhưng đầy tiềm năng về cả mặt xã hội và kinh doanh.


 Bà Lưu Thị Sim đang thu hạch nấm được trồng trong thùng nhựa đựng thực phẩm có thể tái chế.

Làm sao để người nông dân đừng đốt rơm rạ?

Cách đây hai năm, Trần Thị Khánh Trang được giới truyền thông của Việt Nam chú ý sau khi chị được tạp chí Foreign Policy bình chọn là một trong 100 Global Thinkers năm 2015 với cương vị là người sáng lập Fargreen, một startup xây dựng và kết hợp với một mạng lưới các hộ nông dân trồng nấm trên rơm rạ như một mũi tên trúng hai đích: vừa đảm bảo sinh kế cho người dân, vừa bảo vệ môi trường. Đây là danh sách gồm những người đến từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề, có những ý tưởng và hành động thiết thực giải quyết những vấn đề nóng bỏng của thế giới.

Tiếp tục đọc “Fargreen: Phát triển hài hoà với lợi ích cộng đồng”

Những nữ thanh niên xung phong bình yên nơi cửa phật

VNE – Chủ nhật, 30/4/2017

“Chiến tranh không mang một khuôn mặt đàn bà”

Một đêm đầu tháng Ba năm 1971, người ta dúi vào tay nữ hộ lý Bùi Thị Đoán một đứa trẻ đỏ hỏn.

Đêm ấy, chị Đoán đang trực ở bệnh viện tỉnh Thái Bình. Người phụ nữ lớn tuổi trình bày rằng ai đó đã gửi đứa trẻ cho bà để đi vệ sinh, rất lâu rồi không thấy quay lại. Mọi người hoảng hốt đốt đèn bão đi các gốc cây xung quanh để tìm. Rồi họ nhận ra: người mẹ đã cố tình bỏ đứa con ở lại.

Đoán từng là thanh niên xung phong. Ở cái tuổi lỡ thì, cô mang trong mình mặc cảm của một phụ nữ không bao giờ dám sinh con. Nhiều người đến tìm hiểu, nhưng Đoán không muốn lấy chồng. Cô sợ phải sinh ra những đứa con tật nguyền – nhiều đồng đội từ chiến trường của cô đã như thế.

Tiếp tục đọc “Những nữ thanh niên xung phong bình yên nơi cửa phật”

Hai sắc thái của ruộng hoang – 7 bài

Cỏ tốt ngập đầu người ở một thửa ruộng hoang tại Thái Bình. Ảnh: Dương Đình Tường.
Cỏ tốt ngập đầu người ở một thửa ruộng hoang tại Thái Bình. Ảnh: Dương Đình Tường.

***

Hai sắc thái của ruộng hoang: [Bài I] Anh hùng phủ lấm bụi mờ

Như một đám cháy, tình trạng bỏ ruộng hoang đang loang nhanh ra khắp miền Bắc. Thay vì giấu giếm hay dùng những mệnh lệnh hành chính vô nghĩa để ngăn cản thì nên chăng nhìn nhận nó cả dưới góc độ tích cực là tạo tiền đề cho việc tích tụ đất đai để có được những đại điền chủ kiểu mới… Tiếp tục đọc “Hai sắc thái của ruộng hoang – 7 bài”

Thập giá và Lưỡi gươm – Người Công giáo, trọng tâm của cuộc di cư

(Trích từ tác phẩm “Thập giá và Lưỡi gươm”,  linh mục Trần Tam Tỉnh)
Xem Mục lục tác phẩm ở cuối bài

Ấn bản 1978 của nhà xuất bản Trẻ

Chương II

BINH THÁNH GIÁ, NẠN NHÂN CỦA ĐẠO QUÂN THÁNH GIÁ

(tiếp theo)

7 – NGƯỜI CÔNG GIÁO, TRỌNG TÂM CỦA CUỘC DI CƯ

Muốn có một cái nhìn tổng hợp về cuộc chạy trốn của người Việt Nam những năm 1954-1956, chỉ cần phân tích các tỉ số những thành phần di cư là có ngay. Sau khi quân Pháp vĩnh viễn ra đi năm 1955, số người di cư lên tới 860.000, trong đó có 250.000 [*] là công giáo. Những thành phần còn lại là ai? Họ là 2% [**] của dân số không công giáo, đã «chọn tìm tự do». Tiếp tục đọc “Thập giá và Lưỡi gươm – Người Công giáo, trọng tâm của cuộc di cư”

Thập giá và Lưỡi gươm – Cuộc xuất hành

(Trích từ tác phẩm “Thập giá và Lưỡi gươm”,  linh mục Trần Tam Tỉnh)
Xem Mục lục tác phẩm ở cuối bài

Ấn bản 1978 của nhà xuất bản Trẻ

Chương II

BINH THÁNH GIÁ, NẠN NHÂN CỦA ĐẠO QUÂN THÁNH GIÁ

(tiếp theo)

6 ─ CUỘC XUẤT HÀNH

Sự vui mừng của nhân dân Việt Nam, tiếc thay lại là cái tang của bà con Công giáo vùng Đồng bằng sông Hồng. Bị các linh mục lôi kéo vào cuộc mạo hiểm nhục nhã và bi đát này, họ cảm thấy mình bị bỏ rơi do sự phản bội của quân Pháp. Hốt hoảng, lo âu, thất vọng, họ nguyền rủa những người mới đây là đồng minh của mình. J. Tuócnu (Tournoux) kể lại trong tập «Bí mật quốc gia» rằng một giám mục đã tới bộ Tổng tham mưu vùng mà viên sĩ quan chỉ huy quân viễn chinh như sau: Tiếp tục đọc “Thập giá và Lưỡi gươm – Cuộc xuất hành”

Thập giá và Lưỡi gươm – Cuộc thánh chiến

(Trích từ tác phẩm “Thập giá và Lưỡi gươm”,  linh mục Trần Tam Tỉnh)
Xem Mục lục tác phẩm ở cuối bài
Chương II

BINH THÁNH GIÁ, NẠN NHÂN CỦA ĐẠO QUÂN THÁNH GIÁ

(tiếp theo)

5 ─ CUỘC THÁNH CHIẾN

DeLattre_DeTassignyDưới sức ép của Đơ Lát và của đức cha Đulay (Dooley) người Ái Nhĩ Lan được chỉ định làm Khâm mạng năm 1950, các giám mục Việt Nam họp tại Hà Nội đã đưa ra những lời tuyên bố sấm sét trong Thư chung mục vụ ngày 9 tháng 11 năm 1951 như sau: «Chúng tôi thấy mình có bổn phận nhắc nhở anh chị em đề cao cảnh giác chống lại nguy cơ hết sức to lớn của chủ nghĩa cộng sản vô thần là một mối đe dọa lớn lao nhất hiện nay. Chẳng những cấm anh chị em không được vào Đảng cộng sản, mà anh chị em cũng không được hợp tác với họ, hay là làm bất cứ việc gì có thể góp phần cách nào cho Đảng Cộng sản lên năm chính quyền. Mối nguy hiểm nghiêm trọng và các hậu quả của nó kinh khủng đến nổi chúng ta cảm thấy có bổn phận nhắc nhở anh chị em đề phòng cả đối với những kiểu lươn lẹo và mưu chước người cộng sản dùng để đánh lừa dân chúng, những mưu chước chỉ phục vụ cho các mục tiêu của người cộng sản mà thôi». Tiếp tục đọc “Thập giá và Lưỡi gươm – Cuộc thánh chiến”

Những mảnh ruộng bỏ hoang trên ‘quê hương 5 tấn’

VNE – Thứ hai, 22/4/2019, 11:02 (GMT+7)

***

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đơn xin trả lại ruộng

Kính gửi: Ông trưởng thôn cùng ban lãnh đạo thôn Bắc Sơn.
Đồng kính gửi ban địa chính xã Hòa Bình.

Tên tôi là Vũ Ngọc Quang, vợ Lương Thị Nụ.

Tôi xin trình bày sự việc sau: Tôi có thửa ruộng tại vùng Nếp với diện tích 2 sào 8. Vì điều kiện sức khỏe nay không cày cấy được. Vậy tôi làm đơn này gửi tới ban lãnh đạo thôn biết. Thửa ruộng gia đình đã trả rồi, tôi không có đòi hỏi gì liên quan. Tiếp tục đọc “Những mảnh ruộng bỏ hoang trên ‘quê hương 5 tấn’”

Sông Hồng biến dạng trong cơn đói cát

VNE – Biểu tượng của cả nền văn minh đang teo nhỏ trước sự lộng hành của tội phạm.

“Sông Hồng” là tên một nền văn minh của người Việt. Họ đã tạo dựng những nhà nước đầu tiên, hoàn thiện kết cấu xã hội, bồi đắp nền văn hóa và hình thành tập quán lao động quanh dòng chảy đỏ phù sa này, trước khi mở rộng xuống phía Nam.

Suốt nhiều thế kỷ, những người Việt vùng châu thổ mang thói quen cầu xin sông Hồng điều họ cần. Khắp một dải đồng bằng, từ Bạch Hạc (Phú Thọ), Lảnh Giang (Hà Nam) cho đến Nhật Tân, Xuân Trạch (Hà Nội), trung tâm của các nghi thức tín ngưỡng là múc và rước nước sông Hồng. Dòng sông, nhân cách hóa qua các vị thủy thần, được đề nghị giúp đỡ phần lớn hoạt động sản xuất, thương mại, an ninh quốc gia. Tiếp tục đọc “Sông Hồng biến dạng trong cơn đói cát”

New work day starts at sea

Visiting the coastal areas of Thai Binh and Nam Dinh provinces in the early morning, it is impressive to learn about the lives of the local fishermen there.

When dawn arrives in Dong Chau lagoon (Tien Hai district Thai Binh), small boats manned by local fishermen appear on the creek, signalling the start of a normal working day, with teenage boys catching crabs and snails and clam farmers rushing to their farms. Tiếp tục đọc “New work day starts at sea”

75 năm cần một tượng đài cho triệu người chết đói – 6 bài

Người đàn bà khóc đứa con vừa lọt lòng đã bị chết trong nạn đói 1945 (Ảnh: Võ An Ninh)

***

75 năm cần một tượng đài cho triệu người chết đói: Bài 1 – Nơi chết đói nhiều nhất miền Bắc

08/04/2019, 06:30 (GMT+7)

Chưa bao giờ Việt Nam xảy ra một thảm họa lớn như thế cả về số lượng người chết lẫn quy mô của vùng bị nạn, có lẽ chỉ thua cuộc chiến chống Mỹ 1954-1975 nhưng thời gian nạn đói 1944-1945 thì có 6-7 tháng. Hàng triệu người chết đói nay tuy thân xác đã tiêu tan mà vẫn còn để lại nỗi đau trong lòng con cháu, vì sao họ lại ngã xuống, vì sao không có sự bù đắp, vì sao không một tượng đài… Tiếp tục đọc “75 năm cần một tượng đài cho triệu người chết đói – 6 bài”

Exploring the untouched beauty of islets in Thai Binh

Last update 16:13 | 22/09/2017

Although the northern province of Thai Binh is not quite a renowned destination in Vietnam’s tourism map for breathtaking beaches, it is home to fantastic and striking islets, arousing the curiosity of a huge number of local and foreign tourists and those embracing a passion for sea tourism.

Con Den (Black Islet), Con Thu (Thu Islet), and Con Vanh (Vanh Islet) are among the most impressive islets in the province worth a visit for travelers longing for a place without earsplitting noises and with a tranquil space and poetic landscapes to escape the noisy and busy atmosphere and hide from the scorching heat these days. Tiếp tục đọc “Exploring the untouched beauty of islets in Thai Binh”

Món thịt sống của người Kẻ Chợ và nguồn gốc từ “Khoái chá”

ĐVCP – 20/07/2016

Món nem chạo Vị Thủy làm từ thịt lợn sống
Món nem chạo Vị Thủy làm từ thịt lợn sống

Trích cuốn “A supplement to the Voyages Round the World”, William Dampier, 1688.

==========================================================

(…) Đối với những nhu yếu phẩm này thì có các buổi chợ được họp mỗi tuần, trong khu vực khoảng bốn đến năm làng; và được họp tại mỗi làng theo thứ tự: thế nên một ngôi làng sẽ không được khu chợ quay lại sau bốn đến năm tuần. Những khu chợ này có nhiều gạo (vì đây là thực phẩm chính của họ, nhất là đối với người nghèo) hơn là thịt hoặc cá, nhưng cũng không hề thiếu thịt lợn, lợn con, vịt và gà mái, rất nhiều trứng, các loại cá to và nhỏ, tươi hoặc muối với Balachaun(1) và Nuke-Mum(2); với đủ các loại củ, rau thơm, hoa quả, kể cả đối với những khu chợ nông thôn này. Nhưng ở Cachao(3), nơi mà có nhiều chợ họp hàng ngày, ngoài những thứ đó ra người ta còn có thịt bò thiến, thịt trâu, thịt dê, thịt ngựa, thịt mèo và chó (theo như tôi được nghe kể) và châu chấu. Tiếp tục đọc “Món thịt sống của người Kẻ Chợ và nguồn gốc từ “Khoái chá””

Vietnam province mulls clearing protection forest to build industrial park

TUOI TRE NEWS

Updated : 05/18/2017 17:15 GMT + 7

A considerable area of a 30-year-old protection forest with mangrove trees towering five meters high in the northern Vietnamese province of Thai Binh now risks being cleared to make space for an industrial park.

Authorities in Thai Binh, some 120km south of Hanoi, have plans to reclaim 320 hectares of coastal area in Thai Thuy District to make way for an industrial park on the reclamation ground.

The project includes the destruction of 150 hectares of forests originally planted to protect the mainland from erosion and landslides, according to the environmental impact assessment submitted by the provincial administration to the Ministry of Natural Resources and Environment. Tiếp tục đọc “Vietnam province mulls clearing protection forest to build industrial park”