‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn (5 bài)

Không ít nơi, chính quyền địa phương thu hồi đất của lâm trường nhưng lại không giao cho người dân tại chỗ mà giao cho các công ty tư nhân. Các lâm trường có nhiều đất cũng giao lại cho những người giàu có. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

***

‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn

Lời giới thiệu

Đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của nông/lâm nghiệp và là trụ đỡ quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Tiếp tục đọc “‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn (5 bài)”

Cổ tích giữa đời thường: ‘Thần Cầu’

Vũ Thơ 06:05 – 20/06/2021  THANH NIÊN

TS Nguyễn Nam Hà (56 tuổi, ở Hà Nội) được mọi người yêu quý gọi là ‘Thần Cầu’, vì ông đi đến đâu là cầu mọc lên đến đó. Đặc biệt, đây là những cây cầu được xây bằng 4 chữ tâm.

Ông Nguyễn Nam Hà khảo sát xây dựng cầu Thác Mật ở H.Hoàng Su Phì, Hà Giang /// NGUYỄN HUY

Ông Nguyễn Nam Hà khảo sát xây dựng cầu Thác Mật ở H.Hoàng Su Phì, Hà GiangNGUYỄN HUY

TS Nguyễn Nam Hà (chuyên gia của Trung tâm phát triển giao thông đô thị và nông thôn, thuộc Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải, Bộ GTVT) là trưởng nhóm Nhịp cầu hạnh phúc. Hơn 3 năm qua, nhóm đã xây dựng được 27 cây cầu ở các vùng rừng núi xa xôi, mang lại niềm hạnh phúc cho người dân.


Tiếp tục đọc “Cổ tích giữa đời thường: ‘Thần Cầu’”

Tăng cường Khả năng Tiếp cận Dịch vụ Y tế cho Người dân Nông thôn tại Việt Nam thông qua Đầu tư Nâng cấp Bệnh viện Tuyến dưới

worldbank – 28 THÁNG 2 NĂM 2021

Xem clip  Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Hồng đã cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam – tại đây

World Bank Group

TRUNG TÂM NỘI SOI | Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á


NỘI DUNG CHÍNH

  • Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc khắc phục tình trạng quá tải kéo dài tại các bệnh viện tuyến trung ương đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ y tế thông qua đầu tư vào hệ thống y tế địa phương.
  • Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Hồng đã nâng cao năng lực điều trị cho các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện tại 13 tỉnh miền Bắc Việt Nam.
  • • 3.000 kỹ thuật mới đã được chuyển giao cho các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện. Gần 42.000 lượt bệnh nhân được thụ hưởng điều trị bằng các phương pháp mới này.

Tiếp tục đọc “Tăng cường Khả năng Tiếp cận Dịch vụ Y tế cho Người dân Nông thôn tại Việt Nam thông qua Đầu tư Nâng cấp Bệnh viện Tuyến dưới”

Why gender imbalance continues to grow?

vietnamlawmagazineUpdated: 07:46’ – 02/08/2017

In Duong Lam, an old village in Son Tay town just 50 km west of Hanoi, having a son is almost a responsibility toward the family line every couple must shoulder.

Kieu Thi L. has given birth six times to have a son since her husband is a family line head who is burdened with the duty of maintaining the continuance of his clan. L. and her husband have no choice but have a boy to fulfill their obligation as in Duong Lam, no excuse for not having a son will be accepted for a family line head. Tiếp tục đọc “Why gender imbalance continues to grow?”

Cao su vỡ mộng: ‘Vàng trắng’… mất trắng

vietnambiz.vn – 20:47 | 12/06/2018

Một thời gian cao su được ví như “vàng trắng” nên được mở rộng dần ra phía Bắc. Các tỉnh miền Trung, rồi cả Tây Bắc trồng ào ạt. Vài năm nay, cây cao su gặp khó khiến nhiều hệ lụy phát sinh.
cao su vo mong vang trang mat trang
Vườn cao su của hộ bà Trần Thị Thu Nga (huyện Bắc Trà My) đến kỳ thu hoạch nhưng gia đình bỏ bê vì chẳng ai mua mủ – Ảnh: B.D.

Giá mủ cao su xuống thấp, nhiều nơi xảy ra tranh chấp với dân, cây cao su dễ đổ gãy, trồng ở nhiều vùng đất mới năng suất không cao… là những lý do khiến nhiều người trồng cao su khó khăn, thậm chí gần như mất trắng. Tiếp tục đọc “Cao su vỡ mộng: ‘Vàng trắng’… mất trắng”

Thập giá và Lưỡi gươm – Người Công giáo, trọng tâm của cuộc di cư

(Trích từ tác phẩm “Thập giá và Lưỡi gươm”,  linh mục Trần Tam Tỉnh)
Xem Mục lục tác phẩm ở cuối bài

Ấn bản 1978 của nhà xuất bản Trẻ

Chương II

BINH THÁNH GIÁ, NẠN NHÂN CỦA ĐẠO QUÂN THÁNH GIÁ

(tiếp theo)

7 – NGƯỜI CÔNG GIÁO, TRỌNG TÂM CỦA CUỘC DI CƯ

Muốn có một cái nhìn tổng hợp về cuộc chạy trốn của người Việt Nam những năm 1954-1956, chỉ cần phân tích các tỉ số những thành phần di cư là có ngay. Sau khi quân Pháp vĩnh viễn ra đi năm 1955, số người di cư lên tới 860.000, trong đó có 250.000 [*] là công giáo. Những thành phần còn lại là ai? Họ là 2% [**] của dân số không công giáo, đã «chọn tìm tự do». Tiếp tục đọc “Thập giá và Lưỡi gươm – Người Công giáo, trọng tâm của cuộc di cư”

Thanh niên dân tộc thiểu số di cư: Phiêu lưu giữa hy vọng và giới hạn

isee – Đăng vào January 3, 2019

“Một bạn người Thái hẹn hò với bạn người Kinh, mẹ bạn người Kinh hỏi dò bạn này: Cháu có bỏ bùa con bác không?”. Bạn người Kinh không nói chia tay nhưng tỏ ra lạnh nhạt, nên bạn người Thái chủ động chấm dứt. Sau này mới biết “bạn người yêu sợ rằng nếu chia tay cô này thì sẽ bị bỏ bùa” nên mới hành động như vậy. “Sự tổn thương ở đây không chỉ ở việc chia tay, mà còn ở định kiến: Tôi là người DTTS”, anh Đỗ Quý Dương chia sẻ.

Người Mông trong phố Tiếp tục đọc “Thanh niên dân tộc thiểu số di cư: Phiêu lưu giữa hy vọng và giới hạn”

“Vỡ trận quy hoạch” thủy điện nhỏ ở các tỉnh miền núi phía Bắc – 5 bài

***

“Vỡ trận quy hoạch” thủy điện nhỏ ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Sau 10 năm quay hoạch phát triển thủy điện ồ ạt, các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng đã phải hứng chịu hàng loạt hệ lụy như thủy điện gây mất rừng, sông suối cạn trơ đáy, ảnh hưởng tới danh lam thắng cảnh…

Hùng Võ (Vietnam+)  

“Vo tran quy hoach

Sông Miện tại tỉnh Hà Giang bị các nhà máy thủy điện thắt lại, ngăn thành những hồ đập lớn. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+) Tiếp tục đọc ““Vỡ trận quy hoạch” thủy điện nhỏ ở các tỉnh miền núi phía Bắc – 5 bài”

Những dòng sông đang bị bức tử

NN – 04/04/2019, 09:20 (GMT+7) Chục năm trở lại đây, những dòng sông khắp các tỉnh miền núi phía Bắc: Sông Hồng, sông Chảy, ngòi Thia, ngòi Hút và các con suối Nậm Mu, Nậm Kim, Nậm Mả, Nậm Rạng…đang quằn quoại chết dần chết mòn vì thủy điện, khai thác cát sỏi và rác thải…

Sông Hồng đoạn từ ngã ba Việt Trì ngược lên Lào Cai mùa này cạn kiệt, nhiều đoạn người ta có thể xắn quần lội qua. Nhiều khúc sông các doi cát cao như núi do các tàu hút cát sỏi và đào vàng thải ra ngổn ngang những gò đống như vừa trải qua trận hủy diệt bằng bom B52.

Những đống sỏi thải trên sông Hồng do “cát tặc” để lại

Tiếp tục đọc “Những dòng sông đang bị bức tử”

Vietnamese youngsters help the poor practice community-based tourism

Sunday, May 12, 2019, 18:09 GMT+7

A member of Volunteer for Education Organization (center) teaches children soft skills in Hong Thai Commune, Na Hang District, Tuyen Quang Province. Photo: Ha Thanh / Tuoi Tre

Community-based tourism is being introduced to poor localities in northern Vietnam in an effort to provide them with a sustained source of income, so as to significantly improve their quality of life.

Instead of building facilities, roads, and schools, a group of youngsters chose to help poor regions with tourism potential to practice community-based tourism, which requires very little investment yet is attracting a growing number of tourists.

In order to prepare the community for the new form of livelihood, these youngsters also teach English and other subjects to children of the regions. Tiếp tục đọc “Vietnamese youngsters help the poor practice community-based tourism”

Bảo vệ nhà thờ cổ: Cứu từng cây hay cứu cả cánh rừng?

NĐT – 14:41 | Thứ sáu, 24/05/2019

Vài ngày trước, những người quan tâm đến di sản Việt Nam thở phào nhẹ nhõm trước thông tin tạm hoãn kế hoạch phá hủy ngôi thánh đường tráng lệ Bùi Chu. Việc thay đổi kế hoạch có được chính là nhờ những lời kêu gọi khẩn thiết của nhiều người, thuộc nhiều tôn giáo. Và điều này cũng nhờ thiện chí của Đức Giám mục Vũ Đình Hiệu. Nhưng thực tế, đây có thể chỉ là tạm thời hoãn kế hoạch, trong khi đó thì rất nhiều di sản của Việt Nam vẫn đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy.

Nhà thờ Bùi Chu được hoàn thành vào năm 1885, trải qua 134 năm, vừa được tạm thời “giải cứu” khỏi sự phá hủy Tiếp tục đọc “Bảo vệ nhà thờ cổ: Cứu từng cây hay cứu cả cánh rừng?”

75 năm cần một tượng đài cho triệu người chết đói – 6 bài

Người đàn bà khóc đứa con vừa lọt lòng đã bị chết trong nạn đói 1945 (Ảnh: Võ An Ninh)

***

75 năm cần một tượng đài cho triệu người chết đói: Bài 1 – Nơi chết đói nhiều nhất miền Bắc

08/04/2019, 06:30 (GMT+7)

Chưa bao giờ Việt Nam xảy ra một thảm họa lớn như thế cả về số lượng người chết lẫn quy mô của vùng bị nạn, có lẽ chỉ thua cuộc chiến chống Mỹ 1954-1975 nhưng thời gian nạn đói 1944-1945 thì có 6-7 tháng. Hàng triệu người chết đói nay tuy thân xác đã tiêu tan mà vẫn còn để lại nỗi đau trong lòng con cháu, vì sao họ lại ngã xuống, vì sao không có sự bù đắp, vì sao không một tượng đài… Tiếp tục đọc “75 năm cần một tượng đài cho triệu người chết đói – 6 bài”

Lời khẩn cầu từ thủ phủ lợn miền Bắc

NN – 27/03/2019, 11:50 (GMT+7) Liên tiếp gặp phải những “cơn bão” từ năm 2016 đến nay, người chăn nuôi ở thủ phủ chăn nuôi, buôn bán lợn lớn nhất miền Bắc – huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã ngập trong nợ nần, kiệt quệ. Những ngày này, họ chỉ biết khẩn cầu người tiêu dùng đừng quay lưng với thịt lợn nữa mà thôi…

Những “cơn bão” đẩy người chăn nuôi đến bước đường cùng
Người chăn nuôi chết dở – Đó là câu nói cửa miệng thốt ra từ bất cứ ai mà chúng tôi gặp vào thời điểm này ở thủ phủ chăn nuôi, buôn bán lợn lớn nhất khu vực miền Bắc – huyện Bình Lục. Từ ông trưởng phòng nông nghiệp huyện đến lãnh đạo xã, từ ông thương lái, ông chủ chợ đầu mối đến cả những người chăn nuôi… đâu đâu cũng là những tiếng thở dài thườn thượt, âu lo, chán nản…

18-06-52_l1
“Chỉ khi người tiêu dùng không quay lưng lại với thịt lợn thì chúng tôi mới được cứu”

Tiếp tục đọc “Lời khẩn cầu từ thủ phủ lợn miền Bắc”

‘Khủng khiếp’, bình quân mỗi người Việt tiêu thụ 0,9-1kg thuốc BVTV/năm

Thuốc độc ở chính trong ta:

NN – 27/07/2018, 08:42 (GMT+7) Hiện có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, khoảng 100 nhà máy sản xuất thuốc BVTV và hơn 30 ngàn đại lý buôn bán thuốc BVTV. Đáng chú ý là thực sự chỉ khoảng 15-20 doanh nghiệp chi phối...

Lợi ích nhóm

Theo ông Trương Quốc Tùng – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ Thực vật (BVTV) Việt Nam, lịch sử dùng thuốc BVTV ở nước ta được bắt đầu ở miền Bắc vào năm 1955. Nó tỏ ra là phương tiện quyết định, nhanh chóng dập tắt các dịch sâu bệnh trên diện rộng. Nếu không có thuốc BVTV nhiều dịch hại cây trồng có thể làm giảm 40-60% năng suất trên diện rộng, cục bộ có thể mất trắng.

08-37-56_dsc_0465
Vỏ bao thuốc BVTV vứt bừa bãi ở một vùng trồng rau sạch

Tiếp tục đọc “‘Khủng khiếp’, bình quân mỗi người Việt tiêu thụ 0,9-1kg thuốc BVTV/năm”