Vườn rừng trong phố – Biến bãi rác thành sân chơi tái chế và vườn rừng

Vườn rừng trong phố

Ðó là công viên rộng 9.000m2 ngay tại trung tâm Hà Nội không phải do Nhà nước đầu tư, mà hình thành từ sự đóng góp của cộng đồng. Với sự chủ trì của một số nhóm hoạt động xã hội và đoàn thể địa phương, người dân đã tiến hành dọn rác tạo mặt bằng, trồng cây, mua sắm, lắp đặt và tự quản lý công viên.

Nhân dân – Chủ nhật, ngày 16/04/2023 – 05:42

Trẻ em vui chơi ở vườn rừng ven sông Hồng.
Trẻ em vui chơi ở vườn rừng ven sông Hồng.

Các chuyên gia cùng người dân cải tạo những cây mọc hoang, kết hợp trồng mới cây, hoa, tạo hệ sinh thái thân thiện với các loài sinh vật. Ðó là lý do giải thích cho nguồn gốc cái tên “công viên-rừng” hay “vườn rừng trong phố”.

Từ một bãi rác lớn, khu vực này đã trở thành nơi vui chơi của trẻ nhỏ, nơi tập luyện của người già và giờ, công viên-rừng ở phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn tấp nập người đến vui chơi, tập luyện từ sáng đến tối.

Tiếp tục đọc “Vườn rừng trong phố – Biến bãi rác thành sân chơi tái chế và vườn rừng”

Đất của người chết bao vây đất của người sống – 10 bài

NN – Thứ Hai 20/03/2023 , 06:01 (GMT+7)

Đất của người chết bao vây đất của người sống

I. Đua nhau an táng ở đất hai vua

Vợ chồng người em họ ở quê mới ngoài 30 đã nhanh chân ‘xí’ được 2 suất đất ngoài nghĩa trang làng khiến cho tôi cũng cảm thấy tiếc khi mình là kẻ chậm chân.

LTS: Loạt bài với góc nhìn bằng flycam từ trên cao đến dưới thấp, từ vùng đồi đến đồng bằng ra biển cả. Khắp nơi đều xảy ra tình trạng bao chiếm đất xây nghĩa trang gia đình rộng như những biệt thự, thậm chí như sân bay trực thăng có cả chòi nghỉ mát, ghế đá, cây cổ thụ trước sự làm ngơ hoặc bất lực của chính quyền.

Quả đồi Áng Độ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội giờ đã thành một nghĩa trang tự phát trên đất nông nghiệp. Ảnh: Dương Đình Tường.

Tiếp tục đọc “Đất của người chết bao vây đất của người sống – 10 bài”

Cửa hẹp đến trường của trẻ mầm non

VNE – Thứ sáu, 10/3/2023, 06:00 (GMT+7)

HÀ NỘI – Sắp phải đi làm sau 6 tháng nghỉ thai sản, Nhung, 31 tuổi, tìm chỗ gửi con, nhưng với đồng lương phụ bếp eo hẹp, gửi tư không thể, trường công không nhận.

Giữa những cánh cửa im lìm trong một dãy trọ cấp bốn ở thôn Nhuế, Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội trưa 8/3, duy nhất cửa phòng của Vũ Thị Nhung mở, nơi cô đang cho con ăn bột. Bé Bơ, hơn 5 tháng tuổi, ăn loáng hết đĩa bột. Nết ăn, nết ngủ của con khiến Nhung bớt phần nào nỗi lo đi gửi trẻ những ngày sắp tới. Nhưng người mẹ quê Ba Vì, Hà Nội còn nhiều trăn trở khác.

Nhung là phụ bếp trong khu công nghiệp, lương 4,2 triệu đồng một tháng. Chồng cô là đầu bếp chính, tổng lương cả hai vợ chồng được hơn chục triệu. “Đi gửi trường tư có mà hết lương nhỉ?”, Nhung nhắc không dưới ba lần trong cuộc nói chuyện với phóng viên.

Nhung, 31 tuổi đang tập cho con gái 5 tháng tuổi ăn dặm, ti sữa ngoài để sắp tới đi làm, trong căn phòng trọ ở thôn Nhuế, Đông Anh, hôm 8/3. Ảnh: Phan Dương
Nhung, 31 tuổi đang tập cho con gái 5 tháng tuổi ăn dặm, ti sữa ngoài để sắp tới đi làm, trong căn phòng trọ ở thôn Nhuế, Đông Anh, hôm 8/3. Ảnh: Phan Dương

Tiếp tục đọc “Cửa hẹp đến trường của trẻ mầm non”

Người Hà Nội vẫn sinh con trai nhiều hơn con gái

PV 11/07/2022 – 19:19 (GMT+7)

Ảnh minh hoạ

Khó khăn lớn nhất trong công tác dân số của thành phố Hà Nội chính là việc phải hạ thấp tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh.

Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai của cả nước và cũng có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 tỉnh, thành phố. Quy mô dân số đông, địa bàn rộng, có sự chênh lệch khá lớn tình hình thực hiện các chỉ tiêu công tác dân số giữa 12 quận và 18 huyện, thị xã.

Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, số trẻ chào đời trên địa bàn thành phố là 42.868 trẻ, giảm 1.978 trẻ so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 84,24% (tăng 0,31% so với cùng kỳ năm 2021); sàng lọc sơ sinh là 89,17% (tăng 1,02% so với cùng kỳ năm 2021).

Đặc biệt, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức cao (6 tháng đầu năm 2022 là 112,7 trẻ trai/100 trẻ gái), trong đó có một số huyện ở mức rất cao trên 120 trẻ trai/100 trẻ gái, như: Quốc Oai, Thanh Oai, Thường Tín.

Tiếp tục đọc “Người Hà Nội vẫn sinh con trai nhiều hơn con gái”

Chợ “thịt thú rừng” vẫn nhộn nhịp trên đất Phật chùa Hương

Bảo An 03/02/2023 15:00:00

(CHG) Cứ đến dịp lễ hội, Chùa Hương lại tấp nập đón du khách thập phương hành hương về đất Phật. Lợi dụng sự đông đúc này, những chủ nhà hàng lại tiếp tục đeo bám, chèo kéo thực khách, và chợ “thịt thú rừng” lại mở nhộn nhịp như nhiều năm trước.

Các nhà hàng công khai treo biển quảng cáo bán thịt thú rừng 

Thay nhưng không đổi

Vẫn như mọi năm, khu chợ “thịt thú rừng” lại mở bán ở những hàng quán ăn ven bến đò và quảng cáo rầm rộ. Khu vực này có khoảng 30 nhà hàng, quán kinh doanh ăn uống, và hầu như nhà hàng, quán ăn nào cũng có thực đơn là những món “thịt thú rừng”, công khai quảng cáo là thịt hươu, nai, hoẵng, nhím, chồn….

Tiếp tục đọc “Chợ “thịt thú rừng” vẫn nhộn nhịp trên đất Phật chùa Hương”

Đường Lâm ở Hà Tĩnh và giao lộ Đông Tây từ Biển Đông đến Mekong (2 kỳ)

Đường Lâm ở Hà Tĩnh và giao lộ Đông Tây từ Biển Đông đến Mekong (Kỳ 1: Đường Lâm ở Hà Tĩnh)

TS – Trần Trọng Dương

Phần lớn giới nghiên cứu và xã hội đều cho rằng địa danh Đường Lâm gắn liền với sự kiện hai vua Phùng Hưng và Ngô Quyền nằm ở xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội ngày nay. Nhưng khi đối chiếu một cách hệ thống các nguồn sử liệu thời Đường, tôi cho rằng Đường Lâm là một huyện thuộc châu Phúc Lộc (hoặc châu Đường Lâm) tương đương với tỉnh Hà Tĩnh. Con đường từ núi Giăng Màn huyện Hương Sơn nay là một cửa ngõ quan trọng trong giao lộ Đông – Tây qua Hà Tĩnh Nghệ An thế kỷ X-XI, nối liền từ Biển Đông đến sông Mekong, nối liền Giao Châu với Chân Lạp, Khmer và thế giới Nam Á.


Phần lớn giới nghiên cứu và xã hội hiện nay đều cho rằng Đường Lâm gắn liền với sự kiện hai vua Phùng Hưng và Ngô Quyền nằm ở xã Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) ngày nay. Ảnh: Cổng làng Đường Lâm. Nguồn: Nhân dân.

Tiếp tục đọc “Đường Lâm ở Hà Tĩnh và giao lộ Đông Tây từ Biển Đông đến Mekong (2 kỳ)”

Tết trầy trật của thủy nông viên (4 bài)

Những gia đình sống ở trạm bơm

nông nghiệp – Thứ Hai 09/01/2023 , 08:09 

Ngay giữa thủ đô Hà Nội, thật khó tin khi hàng nghìn người làm công tác thủy lợi phải trầy trật phấn đấu có một… mức sống tối thiểu.

Xoay xở với đồng lương tối thiểu…

Phải hít thật sâu rồi thở từ từ để kìm nén cảm xúc, những giọt nước mắt mới không trào ra khoé mắt đỏ hoe của chị Vũ Thị Vinh – công nhân thủy nông có thâm niên 10 năm làm việc tại Xí nghiệp Thuỷ lợi Phúc Thọ (Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Sông Tích).

Chị tiếp chuyện chúng tôi với tâm thế bất lực trước cuộc sống đầy rẫy lo toan nhưng thu nhập dưới mức lương tối thiểu vùng. Nợ chồng nợ. Nợ năm này qua năm khác, chẳng biết đến khi nào mới thoát ra được cảnh sống này.

10 năm qua, vợ chồng chị Vinh cùng 3 đứa con phải sống nhờ căn phòng vỏn vẹn 15m2 của trạm bơm Xuân Phú. Ảnh: Trung Quân.
10 năm qua, vợ chồng chị Vinh cùng 3 đứa con phải sống nhờ căn phòng vỏn vẹn 15m2 của trạm bơm Xuân Phú. Ảnh: Trung Quân.

Tiếp tục đọc “Tết trầy trật của thủy nông viên (4 bài)”

Cách Hà Nội 40km có một ‘bản người rừng’ (4 bài)

Cách Hà Nội 40km có một ‘bản người rừng’: Đường vào xứ sở bị lãng quên

nongnghiepChỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 40km, nhưng xóm ở biệt lập trên núi, không có nước, không có đường, không có sóng điện thoại, không có ánh đèn đường.

Nửa chìm trong hoang phế

Điện lưới cũng chỉ mới kéo lên đây được có vài năm. Do dính phải quy hoạch treo nên gần 20 năm nay người dân trong xóm không được xây dựng, cải tạo nhà cửa, một nửa đã trở về làng cũ, chỉ còn lại những ngôi nhà hoang cùng những trung niên, người già. Đêm đêm họ ra ngồi ở mỏm đá đầu xóm, phần để “hứng” sóng điện thoại, phần để ngắm thành phố Hà Nội về đêm với tòa nhà Keangnam và những cao ốc sáng lấp lánh như ánh sao sa trên trời.

Đó là cảnh ở khu kinh tế mới Ắng Bằng ở xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Tôi có thể là nhà báo đầu tiên tới “bản người rừng” đó để ăn, ngủ cùng bà con một đêm. Từ xã lên chỉ thấy dốc và dốc, ngoằn nghèo như một con trăn đang trườn trên sườn núi. Cung đường này gợi cho tôi nhớ tới nhiều bản làng ở vùng cao biên giới, toàn là đất, lồi lõm, mấp mô, có một số chỗ dân đổ tạm ít xi măng như cái gờ sống trâu ở giữa, rộng chỉ hơn gang tay, vừa đủ lọt bánh xe máy.

Empty
Tác giả cùng với ông Bùi Xuân Biền ngồi ở hòn đá đầu xóm để trò chuyện. Ảnh: Nguyễn Văn Hiệu.

Tiếp tục đọc “Cách Hà Nội 40km có một ‘bản người rừng’ (4 bài)”

Hồ Tây: một cái tên, hai số phận

NĐT –  15:33 | Thứ năm, 08/09/2022 0

Hồ Tây ở Hà Nội và Hồ Tây ở Hằng Châu (Trung Quốc) tương đồng về quy mô, hình thế, công năng văn hóa. Nhưng Hồ Tây ở Hằng Châu đã trở thành Di sản văn hóa thế giới, đại chúng cùng được thụ hưởng, trong khi Hồ Tây ở Hà Nội có nguy cơ thành “vùng bất động sản khủng của các doanh nghiệp”.

Trong khu vực các nước đồng văn, có rất nhiều hồ mang tên Hồ Tây. Trung Quốc có 36 Hồ Tây, Nhật Bản có một Hồ Tây (ở huyện Yamanashi) và Việt Nam có một Hồ Tây tại thủ đô Hà Nội. Không chỉ cùng tên, tất cả các Hồ Tây kể trên còn mang một đặc điểm chung rất quan trọng: đều là nơi hội tụ, ghi dấu của thơ ca, truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian.

Nổi tiếng nhất trong số đó, phải kể đến Hồ Tây ở Hằng Châu (Trung Quốc) và Hồ Tây tại Hà Nội với nhiều điểm tương đồng mà chúng tôi sẽ lần lượt nêu ra.

Hồ Tây và thành phố Hằng Châu nhìn từ trên cao. Ảnh tư liệu Đinh Thế Anh

Cảnh Hồ Tây, bán đảo Quảng An (Hà Nội). Ảnh: Võ Thanh Tùng

Tiếp tục đọc “Hồ Tây: một cái tên, hai số phận”

Lún đất ở Hà Nội: Những mảnh ghép rời

TS – Thanh Nhàn

Từ những mảnh ghép rời rạc trong quá khứ và hiện tại, liệu chúng ta có thể hiểu rõ về tình trạng lún ở Hà Nội hay không?

Lún ở khu tập thể năm tầng C1 Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội cách đây hơn 15 năm. Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Nhưng có gì lạ với lún ở Hà Nội? Cách đây hơn 15 năm, Hà Nội đã từng chứng kiến cảnh tượng khó quên ở khu tập thể năm tầng C1 Thành Công, quận Ba Đình: mặt đất như muốn nuốt chửng hơn một nửa tầng một khiến toàn bộ tầng này chỉ còn nhô lên khỏi mặt đất chừng hơn một mét, phần cầu thang giữa hai đơn nguyên gãy gập theo đường gấp khúc, một vài cầu thang khác uốn cong theo chiều võng của tòa nhà khiến việc di chuyển được người dân sống ở đó miêu tả là “như leo thác”. Nhiều tờ báo như Tuổi trẻ, Nhân dân, CAND, Vietnamnet… vào thời điểm đó đã đồng thanh lên tiếng về hiện tượng này.

Tiếp tục đọc “Lún đất ở Hà Nội: Những mảnh ghép rời”

Khi công viên Hà Nội… phá rào

LĐO | 31/01/2022 | 13:08

Một thực trạng thảm hại, bãi rác theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng đằng sau hàng rào công viên Tuổi trẻ. Ảnh: Trần Kiều

Một thực trạng thảm hại, bãi rác theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng đằng sau hàng rào công viên Tuổi trẻ. Ảnh: Trần Kiều

Có ở đâu công viên thì bỏ hoang, có nơi như bãi rác, lại còn điệp trùng hàng rào?!

Năm 1958, chính những người dân Thủ đô, trong phong trào lao động xã hội chủ nghĩa, đã biến một vùng đầm lầy với những bãi rác khổng lồ trở thành một công viên rộng 50ha, với tên gọi là Thống Nhất.

Nhưng từ khi khánh thành năm 1961, công viên “4 mặt tiền” ấy luôn tồn tại những cái hàng rào, để thu tiền với ngay cả những người xây dựng lên nó.

Hà Nội, ngay lúc này, đang có những công viên trị giá cả ngàn tỉ đồng đang bỏ hoang. Suốt 13-14 năm.

Tiếp tục đọc “Khi công viên Hà Nội… phá rào”

Vietnam’s largest waste-to-power plant to begin operation from Jan. 20

HNTAnh Kiet – JAN 19, 2022 / 19:05

The project will make an important contribution to the city’s garbage treatment.

 The construction site of Thien Y waste-to-energy plant in Hanoi. Photo: Bao Minh

The Soc Son waste-to-energy project is located in Nam Son Waste Treatment Complex in Hanoi, the largest one in Vietnam, will become operational from January 20.

Incinerator No.3 with a capacity of handling 800 tons of solid refuse daily, will start the plant’s operation tomorrow.

Tiếp tục đọc “Vietnam’s largest waste-to-power plant to begin operation from Jan. 20”

Hà Nội: Gần 80% người dân Sóc Sơn sống thiếu nước sạch

VÂN NHI – 17-06-2021 13:56

KinhtedothiTính đến hết tháng 5/2021, chỉ có hơn 20% người dân huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội được sử dụng nước sạch. Để có nước sinh hoạt hàng ngày, gần 80% dân số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn, tương đương 280.301 người phải trông chờ vào nguồn nước giếng khoang, giếng khơi, nước mưa…

Đến thời điểm này, nguồn nước chính của người dân huyện Sóc Sơn là nước giếng, giếng khơi, nước mưa. Ảnh: Sơn Hà.
Tiếp tục đọc “Hà Nội: Gần 80% người dân Sóc Sơn sống thiếu nước sạch”

Bệnh viện nợ lương, bác sĩ phải bán rau, ship hàng

LĐO | 16/11/2021 | 06:50

Tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh trao đổi thông tin với PV Báo Lao Động. Ảnh: PV
Tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh trao đổi thông tin với PV Báo Lao Động. Ảnh: PV

Nhiều cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Bộ Y tế) bị nợ 50% tiền lương đã nhiều tháng qua. Để kiếm thêm thu nhập nhiều người phải tranh thủ bán rau, ship hàng sau giờ làm để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

Tiếp tục đọc “Bệnh viện nợ lương, bác sĩ phải bán rau, ship hàng”

Tương lai nào cho bãi rác Nam Sơn?

VÂN NHI – 03-11-2021 15:51

KTĐTNgày 1/11, do ảnh hưởng của mưa bão kéo dài, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) đã có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị có liên quan về việc tạm dừng tiếp nhận rác ô chôn lấp rác thải tại bãi Nam Sơn để phòng tránh sự cố chất thải. Có thể nói, quyết định trên khiến nhiều người không khỏi hoang mang lo lắng, song dưới góc độ chuyên môn, đây là điều đã được dự báo từ lâu.

Bãi rác Nam Sơn dừng tiếp nhận rác do các hồ chứa nước rác đã quá tải (Ảnh: https://kinhtedothi.vn/)

Tiếp tục đọc “Tương lai nào cho bãi rác Nam Sơn?”