Kết nối khách hàng châu Âu với các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng bằng mô hình chia sẻ chi phí

vietnam.panda.orgKhoảng 80% sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam đến từ các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng nghĩa với việc khu vực này đang phải chịu một sức ép rất lớn về tác động môi trường như ô nhiễm, suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, mất rừng ngập mặn… Để cải thiện vấn đề này, mới đây, WWF-Việt Nam đã đạt được cam kết từ phía doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nhằm thúc đẩy những hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng nuôi tôm bền vững.

Kết quả hình ảnh cho Kết nối khách hàng châu Âu với các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng bằng mô hình chia sẻ chi phí

Theo đó, doanh nghiệp chế biến TAIKA Seafood Corporation và nhà nhập khẩu quốc tế tại Đan Mạch, Northcoast Seafood DK, đã cam kết cùng WWF chia sẻ chi phí thực hiện và duy trì tiêu chuẩn ASC cho 40 hộ nuôi tôm thuộc 2 hợp tác xã từ năm 2017 đến năm 2020. Trên thực tế, chi phí và yêu cầu kỹ thuật để thực hiện và duy trì chứng nhận ASC thường nằm ngoài khả năng của các hộ quy mô nhỏ, với diện tích canh tác từ 1.5 đến 2.5ha.

“Trước đây, chúng tôi chỉ đơn giản là nuôi tôm theo cách chúng tôi tự tìm hiểu, không theo tiêu chuẩn nào hết, cũng không biết tác động đến môi trường và xã hội như thế nào,“

ông Âu Thanh Hùng, thành viên của tổ hợp tác Thuận Thành, cho biết.

“Tham gia hoạt động này, tôi thấy có rất nhiều lợi ích, chẳng hạn như chúng tôi được tham gia tập huấn và tích lũy được nhiều kiến thức về việc quản lý sức khỏe tôm. Còn về môi trường, chúng tôi không thải chất thải ra môi trường xung quanh. Giá tôm ổn định hơn, cao hơn, không còn phải lo tình trạng ép giá lúc cao điểm. Chúng tôi cũng không sử dụng các chất kháng sinh trong khi nuôi, để tôm có chất lượng tốt hơn,” ông Hùng nói.

Trong 3 năm tới, mỗi năm ông Hùng cùng với các hộ nông dân ở 2 hợp tác xã Nông Ngư 14/10 và Thuận Thành, sẽ cam kết cung cấp khoảng 300 tấn tôm đạt chứng chỉ cho TAIKA, doanh nghiệp xuất khẩu cho Northcoast Seafood. Hiện tại, 40 hộ nông dân này đang canh tác trên diện tích hơn 55ha.

Hình thức liên kết này chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam, đặc biệt là trong ngành tôm. Đây là mô hình thực hiện thí điểm tăng cường sự cam kết giữa những người sản xuất quy mô nhỏ trong việc sản xuất theo hướng bền vững và bán sản phẩm cho nhà chế biến. Đồng thời nó cũng thắt chặt cam kết của nhà nhập khẩu quốc tế về tiêu thụ sản phẩm tôm bền vững, truy xuất rõ ràng, đảm bảo được yếu tố thị trường cho hộ nuôi tôm và nhà chế biến, xuất khẩu của Việt Nam.

© Ngô Minh Hằng / WWF-Việt Nam
© Ngô Minh Hằng / WWF-Việt Nam

“Tôm là sản phẩm có chuỗi cung ứng toàn cầu với phần lớn đến từ các hộ nuôi quy mô nhỏ. Việc xây dựng liên kết giữa một nhà nhập khẩu quốc tế như Northcoast Seafood và nhà chế biến ở Việt Nam là TAIKA Seafood Corp. là một hình thức hợp tác công-tư nhằm giúp cho các hộ quy mô nhỏ có thể phát triển bền vững. Với cơ chế này, khối tư nhân như nhà chế biến và nhập khẩu có thể phát huy vai trò của mình trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm bền vững,” Điều phối Chương trình Nuôi trồng thủy sản và Thực phẩm của WWF-Việt Nam, ông Huỳnh Quốc Tịnh cho biết.

WWF mong muốn thúc đẩy sự tham gia và phối hợp của các bên liên quan, đặc biệt là khu vực tư nhân, để mở rộng mô hình này nhằm cải thiện và ổn định sinh kế cho những người nuôi tôm quy mô nhỏ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng phát triển bền vững.

“Đối với Northcoast Seafood Đan Mạch thì phát triển bền vững cũng là vấn đề bảo đảm cho việc kinh doanh lâu dài. Do đó, chúng tôi muốn tiến thêm một bước từ sản xuất các sản phẩm có trách nhiệm đến chịu trách nhiệm về việc ‘chuyển hướng xanh’ trong sản xuất tôm cho nhiều hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Việt Nam. Thông qua dự án này, chúng tôi có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho môi trường và các hộ quy mô nhỏ, từ đó việc kinh doanh của chính chúng tôi cũng sẽ bền vững hơn. Đây gọi là hình thức tất cả các bên đều có lợi,” Giám đốc điều hành Northcoast Seafood Đan Mạch – ông Nicolai Moller Karlsoj phát biểu.

© Ngô Minh Hằng / WWF-Việt Nam

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s