Mô thức nuôi tôm mới: Kỳ vọng phá vỡ giới hạn của ngành tôm

khoahocphattrien.vn

Giữa vùng ĐBSCL tưởng như đã có rất nhiều các giải pháp nông nghiệp thì tinh thần “làm đúng lại cái đang bị làm sai; làm tốt hơn cái đang tốt; làm có cái chưa có; và làm một dấu ấn tốt để lại cho cuộc sống” của TS. Nguyễn Thanh Mỹ vẫn thôi thúc ông đi tìm giải pháp giúp ngành tôm vượt qua những thách thức đang bó buộc tiềm năng của lĩnh vực này.

Giải pháp mà TS. Nguyễn Thanh Mỹ – Giám đốc điều hành Rynan Technologies và Mỹ Lan Group hướng đến ấy là một cách thức thực hành khác với những gì đã có từ trước đến nay – một “mô thức” nuôi tôm thẻ siêu thâm canh giàu oxy công nghệ số TOMGOXY (viết tắt cho chữ Tôm Giàu Oxy) mà ông và các kỹ sư ở công ty đã phát triển, dựa trên sự tích hợp các công nghệ vật lý, hóa học, sinh học và kỹ thuật số.

Tại sao cần mô thức mới?

Tiếp tục đọc “Mô thức nuôi tôm mới: Kỳ vọng phá vỡ giới hạn của ngành tôm”

Cà Mau mở rộng diện tích nuôi tôm sinh thái lên 20.000 ha

NN – Nuôi tôm sinh thái kết hợp với bảo vệ rừng được tỉnh Cà Mau phấn đấu mở rộng diện tích lên đến 20 ngàn ha trong năm 2020.

Nuôi tôm sinh thái đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho các hộ dân tại Cà Mau. Ảnh Trọng Linh. 
Nuôi tôm sinh thái đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho các hộ dân tại Cà Mau. Ảnh Trọng Linh.

Rừng và tôm

ĐBSCL, tháng 5 nắng nóng oi bức, chúng tôi lặn lội về vùng nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ở huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) được chứng kiến cuộc chuyển đổi tư duy ở đây. Đến nơi đây, cái nắng nóng đã dịu hẳn đi khi chúng tôi ẩn mình vào trong những cánh rừng đang nuôi tôm sinh thái và được nghe những câu chuyện thành công trong cuộc chuyển đổi này.

Ông Võ Văn Dũng, một trong những người nuôi tôm sinh thái dày dặn kinh nghiệm, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi tôm sinh thái ở ấp Ô Rô, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển cho biết: Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ít tốn chi phí do nuôi không sử dụng thức ăn. Mật độ thả tôm giống thấp không quá 3 con/m2 mặt nước. Tiếp tục đọc “Cà Mau mở rộng diện tích nuôi tôm sinh thái lên 20.000 ha”

Kết nối khách hàng châu Âu với các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng bằng mô hình chia sẻ chi phí

vietnam.panda.orgKhoảng 80% sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam đến từ các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng nghĩa với việc khu vực này đang phải chịu một sức ép rất lớn về tác động môi trường như ô nhiễm, suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, mất rừng ngập mặn… Để cải thiện vấn đề này, mới đây, WWF-Việt Nam đã đạt được cam kết từ phía doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nhằm thúc đẩy những hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng nuôi tôm bền vững.

Kết quả hình ảnh cho Kết nối khách hàng châu Âu với các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng bằng mô hình chia sẻ chi phí Tiếp tục đọc “Kết nối khách hàng châu Âu với các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng bằng mô hình chia sẻ chi phí”

Đẩy mạnh nuôi tôm bền vững ở Việt Nam

English: Pushing Vietnam’s shrimp industry toward sustainability

  • Nuôi trồng tôm là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất Việt Nam, và chính phủ đang thúc việc mở rộng ngành công nghiệp này bằng các kế hoạch [được thông qua] năm ngoái để đẩy mạnh giá trị xuất khẩu từ 3 tỷ đô năm 2016 đến 10 tỷ đô năm 2025.
  • Tuy nhiên, các vấn đề môi trường quan trọng liên quan đến cách thức nuôi trồng hiện giờ sẽ gây ra suy thoái rừng, sói mòn, sụt lở đất và xâm nhập mặn đe dọa tính ổn định của cả vùng Mekong
  • Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế đang hoạt động dnâng cao phương thức nuôi trồng tôm ở nước này, với trọng tâm là nông dân quy mô nhỏ
  • Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu tết nông dân đều e ngại thay đổi

LƯU VỰC SÔNG MEKONG, Việt Nam – Ông Nguyễn Mạnh Hùng, một nông dân nuôi tôm đã mất trắng ao tôm vào năm 2016 sau một chuỗi thiên tai hạn hán và ngập lụt. Ông Hùng và gia đình sống dựa vào đất trong suốt 27 năm qua, cùng ba con, nên mất mát này gây chấn động lớn tới gia đình ông.

“[Đầu tiên], đất trở nên xấu đi, hạn hán. Anh có thể nhìn vào đất và thấy những khối trắng”, ông Hùng nói với phóng viên Mongabay. “Chẳng có thứ gì có thể sống trên đất này, nước cũng hiếm”.

Giống như rất nhiều nông dân nuôi tôm quy mô nhỏ ở vùng này, ông Hùng đã sử dụng phương pháp thâm canh nhằm đạt được sản lượng cao. Ở mô hình canh tác này, nông dân giải tỏa đất càng nhiều càng tốt để làm ao tôm, thường có bạt lót ở lòng ao.

“Hồi xưa chúng tôi nuôi tôm trong ao, đào bằng tay, sau đó khi có tiền chúng tôi chuyển sang đào bằng máy”. Ông Hùng nhớ lại. “Anh phải đốn cây để làm ao: một ao chính lớn, một ao để chế biến và ba ao nhỏ bên cạnh”. Tiếp tục đọc “Đẩy mạnh nuôi tôm bền vững ở Việt Nam”