Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười

TT – 04/03/2023 13:47 GMT+7

TIẾN TRÌNH – SƠN LÂM

Mấy năm nay, đi dọc các tuyến đường về các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường (Long An) thường xuyên bắt gặp những chiếc quạt tạo oxy tung trắng nước dưới nhiều ao nuôi tôm mọc lên giữa đất lúa.

Dân xã Tân Lập (Mộc Hóa, Long An) rải vôi bột cải tạo nước nuôi tôm – Ảnh TIẾN TRÌNH

Những ao nuôi tôm này loang lổ như các “đám da beo” ngày càng lan rộng trên đồng lúa Đồng Tháp Mười.

Nghỉ làm trưởng ấp để… nuôi tôm

“Những “đám da beo” này lan rộng nhanh, đất trồng lúa bị thu hẹp lại… Tới giờ thì nhiều nơi diện tích nuôi tôm muốn lấn át diện tích trồng lúa rồi” – ông Bảy Nhâm, một nông dân ở Mộc Hóa, nói.

Không chỉ lo nước mặn từ các ao nuôi tôm ảnh hưởng trồng lúa, ông Bảy Nhâm và những nông dân trong vùng còn “sốt ruột” khi thấy các hộ dân lân cận nuôi tôm có thu nhập gấp nhiều lần trồng lúa. “Gần nhà tôi có nhiều người đào ao thả tôm. Chính quyền địa phương không cho, nhưng họ làm lén, làm đại tới đâu hay tới đó. Chứ trồng lúa không khá nổi”, ông Bảy Nhâm nói thêm.

Tiếp tục đọc “Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười”

Indonesia-Vietnam EEZ pact sends firm message to China

ASEAN members strike South China Sea deal that upholds UNCLOS and tacitly rejects China’s nine-dash line

asiatimes By BICH TRAN – FEBRUARY 17, 2023

Vietnam and Indonesia agreed to delimit their respective Exclusive Economic Zones (EEZs) on 22 December 2022 after 12 years of negotiations. The agreement provides hope for the strengthening of the region’s commitment to international maritime norms and principles encapsulated in the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS).

Tiếp tục đọc “Indonesia-Vietnam EEZ pact sends firm message to China”

Nước và người đồng bằng sông Cửu Long: 25 câu chuyện từ những con số


DV – Thiên nhiên ưu đãi cho đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đất đai màu mỡ, nước ngọt dồi dào, là những thế mạnh để phát triển nông nghiệp và thủy sản. Nơi đây trở thành khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh lương thực và an ninh kinh tế của nước ta. Nhưng trong những năm vừa qua, do nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường sống, người dân vùng ĐBSCL phải thay đổi tập quán canh tác lúa và hoa màu, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, thậm chí chuyển đổi nghề nghiệp và nơi ở.

Trong bài báo sau đây, chúng tôi phân tích dữ liệu về nông nghiệp, thủy điện, xâm nhập mặn, lượng mưa, thu nhập, tỷ lệ việc làm và tỷ lệ người di cư ở ĐBSCL trong hơn 20 năm qua, nhằm mang lại bức tranh toàn cảnh về những thay đổi trong điều kiện canh tác nông, ngư nghiệp ở vùng ĐBSCL, giải thích vì sao có sự sụt giảm trong diện tích trồng lúa và sản lượng thủy sản, và phải làm gì để thích ứng với sự thay đổi này, mang lại cuộc sống ổn định cho người dân.

Tiếp tục đọc “Nước và người đồng bằng sông Cửu Long: 25 câu chuyện từ những con số”

Hệ sinh thái biển Việt Nam: Cơ hội phục hồi?

TS – Võ Kiều Bảo Uyên

Điều gì đẩy các ngư dân đến nỗi tuyệt vọng đằng sau cánh cửa nhà giam của những nước láng giềng? Và tại sao dù biết kết cục cay đắng đó, nhiều người dân vẫn liên tiếp dấn tàu vào khu vực đánh bắt cá trái phép? Và lí do gì khiến nỗ lực gỡ thẻ vàng của Việt Nam vẫn chưa thể thành công?


Đánh bắt thủy hải sản trên vùng biển đảo Phú Quốc. Ảnh: Thuyền trưởng Nguyễn Văn Thành.

Trong căn buồng giam ở Tanjung Pinang, Indonesia, ngư phủ Việt Nam tên Nguyễn Văn Tư, 64 tuổi, một mình vật lộn với những cơn đau nhức ở cẳng chân. Mùa hè hai năm trước, tàu cá ông làm việc bị bắt quả tang đang thả lưới trái phép trong vùng biển Indonesia. Theo luật pháp nước này, những ngư dân làm thuê sẽ không bị phạt tù. Tuy nhiên, Tư đã không đủ tiền mua vé máy bay về nước sau phiên tòa nên bị giữ lại suốt 20 tháng qua. 

Hàng trăm ngư dân Việt Nam giống Tư đang đợi chờ ngày về từ các nhà giam kham khổ của Indonesia nhưng có lẽ tình cảnh của Tư bi đát hơn cả. Ông bị tách ra khỏi đồng hương và bị giam riêng biệt do bị nghi mắc bệnh phong.

Thực trạng ngư dân Việt Nam xâm phạm vùng biển nước khác phổ biến đến mức, năm 2017, Việt Nam đã bị Ủy ban châu Âu (EC) rút thẻ vàng cảnh cáo hoạt động khai thác thủy sản. Theo số liệu thống kê của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, hàng ngàn ngư dân trên hơn 1.000 tàu cá bị lực lượng chức năng các nước bắt giữ trong ba năm 2017-2020.  


Lượng tàu cá Việt Nam tăng gần gấp bốn lần trong 20 năm qua. Tàu cá từ biển miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm lần lượt 50% và 25% tàu cá toàn bộ đất nước. Biểu đồ: Thibi.co

Tiếp tục đọc “Hệ sinh thái biển Việt Nam: Cơ hội phục hồi?”

Mô thức nuôi tôm mới: Kỳ vọng phá vỡ giới hạn của ngành tôm

khoahocphattrien.vn

Giữa vùng ĐBSCL tưởng như đã có rất nhiều các giải pháp nông nghiệp thì tinh thần “làm đúng lại cái đang bị làm sai; làm tốt hơn cái đang tốt; làm có cái chưa có; và làm một dấu ấn tốt để lại cho cuộc sống” của TS. Nguyễn Thanh Mỹ vẫn thôi thúc ông đi tìm giải pháp giúp ngành tôm vượt qua những thách thức đang bó buộc tiềm năng của lĩnh vực này.

Giải pháp mà TS. Nguyễn Thanh Mỹ – Giám đốc điều hành Rynan Technologies và Mỹ Lan Group hướng đến ấy là một cách thức thực hành khác với những gì đã có từ trước đến nay – một “mô thức” nuôi tôm thẻ siêu thâm canh giàu oxy công nghệ số TOMGOXY (viết tắt cho chữ Tôm Giàu Oxy) mà ông và các kỹ sư ở công ty đã phát triển, dựa trên sự tích hợp các công nghệ vật lý, hóa học, sinh học và kỹ thuật số.

Tại sao cần mô thức mới?

Tiếp tục đọc “Mô thức nuôi tôm mới: Kỳ vọng phá vỡ giới hạn của ngành tôm”

Regulations and content on addressing minor employees in fisheries for guild fishing vessel owners and fishermen

ILOWith support from ILO ENHANCE, the Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (VASEP) has produced a video to highlight the importance of preventing and eliminating child labour from production and processing activities among fishery enterprises and communities, promoting the enforcement of related regulations and requirements.

Date issued: 20 January 2022 |

Thắng Lợi ở Hoàng Sa

Hoàng Sơn – 09:02 – 15/06/2021

TNThắng Lợi – tổ đoàn kết vươn khơi xa bám ngư trường Hoàng Sa (Đà Nẵng) nhiều năm qua là điển hình trong tương trợ giữa các tàu cá, cũng như tăng cường sự hiện diện, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Thành viên Tổ đoàn kết Thắng Lợi treo cờ Tổ quốc lên tàu trước giờ trực chỉ Hoàng Sa 	 /// ẢNH: HOÀNG SƠN
Thành viên Tổ đoàn kết Thắng Lợi treo cờ Tổ quốc lên tàu trước giờ trực chỉ Hoàng SaẢNH: HOÀNG SƠN

“Chúng tôi là anh em”

Giữa cái nắng mùa hè miền Trung cháy da, trở về sau chuyến biển dài ngày từ ngư trường truyền thống Hoàng Sa, ông Nguyễn Phương Bình (46 tuổi, chủ tàu cá ĐNa 91095), Tổ phó Tổ đoàn kết Thắng Lợi, chưa kịp nghỉ ngơi, thì nhận được điện thoại từ một thành viên báo tin tàu đang lên đà sửa chữa… Ông Bình liền ra âu thuyền Thọ Quang (Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) để kịp thời giúp đỡ tàu bạn.

Tiếp tục đọc “Thắng Lợi ở Hoàng Sa”

Mỹ Á – cửa ngõ tiến ra đại dương – Kỳ cuối: Biển cá sinh sôi, làng chài mới ấm no

21/12/2021 12:44 GMT+7

TTONgười Mỹ Á có thể không có thuyền to máy nghìn mã lực như những làng chài khác, nhưng họ có niềm tự hào khi bao đời nay nói không với giã cào. Họ vẫn ‘chung thủy’ với lưới vây, lưới cảng, lưới rút để bảo vệ biển, giữ gìn cho đàn cá sinh sôi…

Mỹ Á - cửa ngõ tiến ra đại dương - Kỳ cuối: Biển cá sinh sôi, làng chài mới ấm no - Ảnh 1.

Bao đời ngư dân Mỹ Á vẫn giữ lời thề không bắt cá con – Ảnh: TRẦN MAI

Ông Nguyễn Xết, vạn trưởng làng Hải Tân (phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi), bảo rằng làng không giàu sụ nhưng cuộc sống vẫn no đủ từ biển.

“Cái nghề ngư dân Mỹ Á đang làm không tận diệt thủy sản. Chúng tôi chỉ đánh bắt những đàn cá lớn. Cá nhỏ chúng tôi không bắt” – ông Xết tự hào.

Tiếp tục đọc “Mỹ Á – cửa ngõ tiến ra đại dương – Kỳ cuối: Biển cá sinh sôi, làng chài mới ấm no”

Cả cộng đồng hợp sức bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái san hô

NN – Thứ Sáu 10/12/2021 , 15:12 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Những năm qua, san hô tại các vùng biển ở Bình Định đã được bảo vệ nghiêm ngặt, dần phục hồi, hứa hẹn nguồn lợi thủy sản ven bờ sẽ được tái tạo tốt.

Hệ sinh thái san hô có lắm “kẻ thù”

Hệ sinh thái rạn san hô được ví như “mái nhà của biển”. Bởi, các giống loài thủy sản ở vùng biển gần bờ thường chọn những rạn san hô làm nơi quần tụ để sinh đẻ. Do đó, hệ sinh thái rạn san hô ngoài vai trò tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ, còn được xem là lá chắn vững chắc chống lại nạn biển xâm thực bờ.

Tổ cộng đồng của xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) thả phao tiêu khoanh vùng bảo vệ vùng lõi. Ảnh: A.T.
Tổ cộng đồng của xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) thả phao tiêu khoanh vùng bảo vệ vùng lõi. Ảnh: A.T.

Thời gian gần đây, nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, vai trò của san hô càng được xem trọng bởi đó chính là nơi để các loài thủy sản tá túc, sinh sôi. Ấy vậy nhưng quanh những rạn san hô luôn có những kẻ thù rình rập.

Tiếp tục đọc “Cả cộng đồng hợp sức bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái san hô”

Biển Đông dần trở thành sa mạc ngập nước do hành vi của binh đoàn ngư dân Trung Quốc

MTG – Anh Tú | 18/11/2021, 07:15

Những hành vi của các binh đoàn ngư dân Trung Quốc trên Biển Đông gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và tác động lớn đến các nước xung quanh. Đã có cảnh báo Biển Đông dần trở thành sa mạc ngập nước.

trung-quoc-2.jpg
Tàu ngư dân xếp san sát như thủy trại Xích bích thời Tam Quốc

Trang News của Úc sáng nay 18.11 vừa có bài viết nêu vấn đề thảm khốc mà Trung Quốc phải đối mặt đang đến gần, đồng thời điều này sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới trong đó có nước Úc (Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất).

Tiếp tục đọc “Biển Đông dần trở thành sa mạc ngập nước do hành vi của binh đoàn ngư dân Trung Quốc”

“Hung thần” tàu giã cào

ND – Thứ Bảy, 16-10-2021

Lực lượng chức năng Hà Tĩnh xử lý tàu giã cào vi phạm.

Những năm gần đây, nỗi lo mang tên tàu giã cào, hay còn gọi là tàu lưới kéo luôn ám ảnh ngư dân nghề biển lộng ở Hà Tĩnh trong mỗi chuyến ra khơi. Ngoài việc khiến nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nhanh chóng, tàu giã cào còn gây thiệt hại, hư hỏng ngư cụ, tài sản của ngư dân địa phương.

Tiếp tục đọc ““Hung thần” tàu giã cào”

Chiến lược nuôi biển

ND – Thứ Bảy, 16-10-2021, 09:33

Nuôi hải sản trên vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh). Ảnh: QUANG NGỌC

Việt Nam có hơn 1 triệu km2 diện tích biển, song diện tích nuôi biển chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Với việc ban hành Quyết định 1664/QÐ-TTg ngày 4/10/2021 phê duyệt Ðề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nguồn lợi hải sản sẽ được nuôi dưỡng, khai thác bền vững.

Tiếp tục đọc “Chiến lược nuôi biển”

“Ðiểm nóng” Kiên Giang

NDCT – Thứ Bảy, 16-10-2021, 09:32

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm các quy định trong khai thác hải sản.

Kiên Giang hiện là địa phương có số lượng tàu khai thác hải sản đứng đầu cả nước, với khoảng 10 nghìn tàu; trong đó gần 4.000 tàu có kích thước từ 15m trở lên, hoạt động đánh bắt xa bờ. Thực tế từ địa phương này cho thấy, không thể chỉ ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm IUU trên… giấy!

Tiếp tục đọc ““Ðiểm nóng” Kiên Giang”

Gỡ “Thẻ vàng” với thủy sản: Vì sao 4 năm vẫn loay hoay?

Thứ Ba, 11:56, 13/07/2021

VOV.VNNếu không giải quyết được các vấn đề về khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể sẽ bị áp dụng biện pháp “Thẻ đỏ”.

Khai thác thủy sản (ảnh TTXVN)
Khai thác thủy sản (ảnh TTXVN)

Tiếp tục đọc “Gỡ “Thẻ vàng” với thủy sản: Vì sao 4 năm vẫn loay hoay?”

‘Thương binh’ Hoàng Sa tập tễnh mưu sinh

NN – Thứ Hai 28/12/2020 , 07:01 (GMT+7)

Sau nhiều năm, tôi mới gặp lại ngư dân Tu Thanh Sơn với bước chân tập tễnh vì từng bị dính đạn ở gần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.

Ngư dân Tu Thanh Sơn dù bị thương nhưng vẫn quay trở lại Hoàng Sa
Ngư dân Tu Thanh Sơn dù bị thương nhưng vẫn quay trở lại Hoàng Sa

Anh Sơn trông gầy yếu hơn và cho biết, vẫn phải đi lặn, vẫn quay lại Hoàng Sa mưu sinh để lo cho gia đình. Anh cũng đặt câu hỏi về việc đi giữ đảo nhưng bị Trung Quốc bắn bị thương thì Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì. Tiếp tục đọc “‘Thương binh’ Hoàng Sa tập tễnh mưu sinh”