TTCT – 25 năm trước, Chính phủ triển khai “Chương trình 1 triệu tấn đường” và năm 2000 đạt được mục tiêu này. 20 năm sau, 2020 là năm mà cây mía đã trở thành gánh nặng với nhiều người.
“Nhắc tới cây mía, tui nổi da gà. Mần lúa, nuôi tôm còn có năm trúng năm thất, chứ cây mía gần 10 năm nay chưa một lần được giá, riết rồi nản, bà con bỏ gần hết”, chị Võ Thị Trang (xã An Thạnh 2, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) nói. Tiếp tục đọc “Sau thời hoàng kim là gánh nặng”→
(VTC News) – Hạn hán, xâm nhập mặn khiến cây lúa không phát triển được, chị Thoa (Giồng Trôm, Bến Tre) đành cắt lúa đem về cho bò ăn dần.
Các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trải qua đợt hạn hán, xâm nhập mặn được đánh giá là khốc liệt nhất từ trước đến nay.
Tại Bến Tre, ảnh hưởng của hạn, mặn khiến lúa sinh trưởng chậm, diện tích bị ảnh hưởng khoảng 4.856 ha. Theo UBND tỉnh, vụ lúa đông xuân 2019 – 2020, bà con xuống giống khoảng 5.280 ha, tập trung ở các huyện Ba Tri, Giồng Trôm và Bình Đại. Tiếp tục đọc “Hạn, mặn khốc liệt ở miền Tây: Dân cắt lúa hỏng cho bò ăn dần”→
Biên phòng – Bất chấp sự thật lịch sử về vùng đất Tây Nam bộ mà đồng bào Khmer đang sinh sống là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, thế lực thù địch, phản động đang đeo đuổi, làm rộ lên vấn đề Khmer Krom, vu cáo Việt Nam “cướp đất” Campuchia, xuyên tạc trắng trợn chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, nhất là những vấn đề liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer. Gắn liền với âm mưu và những hành động đó là sự ra đời của tổ chức phản động Khmer Krom phản động.
Cờ, biểu tượng “Nhà nước Khmer Krom” của tổ chức phản động lưu vong. Ảnh: Lê Xuân Trình
VNExpress – Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mekong. Nhưng thượng nguồn bị kiểm soát bởi một quốc gia có cơn khát vô tận.
“Chúng không chết nhưng cũng không lớn nổi”, Hủ nói, ném lại những con tôm bé hơn ngón tay út xuống hồ. Đó là lần thả lưới thứ ba trong ngày, mới có vài con tôm vướng lưới.
Như nhiều nông dân khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, Trần Văn Hủ đã từng chuyển đổi từ hai vụ lúa sang một vụ lúa một vụ tôm, rồi cuối cùng chuyển hẳn sang quảng canh tôm. Đất nhiễm mặn, cây lúa cho năng suất thấp. Nước ngọt ngày càng khan hiếm mà cây lúa lại tiêu tốn nhiều nước. Tiếp tục đọc “Hạ nguồn Mekong trong cơn khát vô tận của Bắc Kinh”→
vietnam.panda.org – Khoảng 80% sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam đến từ các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng nghĩa với việc khu vực này đang phải chịu một sức ép rất lớn về tác động môi trường như ô nhiễm, suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, mất rừng ngập mặn… Để cải thiện vấn đề này, mới đây, WWF-Việt Nam đã đạt được cam kết từ phía doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nhằm thúc đẩy những hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng nuôi tôm bền vững.
TP – Đường liên thôn mỏng dính không lót đá, mương dẫn nước xây quấy quá gây sụt đất, thất thoát nước, đặt cống sai khi làm đường dẫn đến ngập úng nhà dân, đăng ký cây giống keo hạt lại phải nhận keo hom hại đất… đó là những sai phạm từ nhiều dự án “giảm nghèo bền vững” do chính bà con dân tộc tại 10 tỉnh phát hiện và lên tiếng.
Ông Vi Xuân Toong (Lạng Sơn) bất bình với việc đăng ký keo hạt bị nhận keo hom hại đất
Mới đây, Hội thảo “Nghe từ lòng dân” (Báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020) đã gây ngạc nhiên trước khách mời tham dự bởi nội dung, thiết kế chương trình đều do 50 thành viên Mạng lưới Tiên Phong vì tiếng nói của người dân tộc thiểu số thực hiện. Tiếp tục đọc “‘Bị’ tài trợ thoát nghèo”→
Dân trí Sau hơn 10 năm lênh đênh trên dòng Sê San, bà con miền Tây vùng đất đỏ bazan đã được chính quyền lập làng, cấp đất, cấp nhà đón tết. Vui mừng hơn khi những đứa trẻ “tha hương” nay được đến trường học cái chữ, nuôi hy vọng thoát nghèo cho cả làng chài.
Không còn cảnh lênh đênh, trôi nổi
Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu xuân, chúng tôi xuôi thuyền theo dòng Sê San để về thăm làng chài của những người miền Tây di cư sinh sống trên vùng biên giới Kon Tum.
(TBKTSG Online) – LTS: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã nhận được bản thảo về “Đánh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ Cửu Long và dự án thủy lợi sông Cái Lớn – Cái Bé” của nhóm nghiên cứu gồm Lê Anh Tuấn – Nguyễn Hữu Thiện – Dương Văn Ni – Nguyễn Hồng Tín – Đặng Kiều Nhân.
Đây là một công trình khoa học dài hơn 15.000 chữ với 37 trang, xét thấy phần đánh giá tác động các công trình ngăn mặn phù hợp với tờ báo, nên tòa soạn xin được lược đăng. Tựa đề chính và các tựa phụ do tòa soạn đặt.
TTCT– Chợ nổi ra đời “tự phát” nhưng để hình thành một hiện tượng kinh tế – văn hóa đặc trưng của miền Tây Nam Bộ thì phải có sự kết hợp của những yếu tố “bản địa”
Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).-Ảnh: Lê Hữu Nghĩa
Nguy cơ “chìm” của những chợ nổi đình đám như chợ Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang), Trà Ôn (Vĩnh Long), Ngã Năm (Sóc Trăng), Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang), Cà Mau, Năm Căn (Cà Mau), Vĩnh Thuận (Kiên Giang)… lại hiển hiện ngay giữa cái thời mà xu hướng tìm về nguồn tài nguyên bản địa để “khởi nghiệp” và phát triển các mô hình sản xuất – kinh doanh, trong bối cảnh tự nhiên “biến đổi khí hậu” và xã hội “cách mạng công nghiệp 4.0” đang trỗi dậy
Vậy nên, để chợ nổi có thể duy trì được sức hấp dẫn về văn hóa và giữ được vai trò kinh tế, cần nhìn nhận được những yếu tố bản địa mang giá trị tài nguyên của nó, “phát hiện lại” những giá trị này trong mối liên hệ mật thiết với kinh tế, công nghệ, văn hóa, du lịch… Tiếp tục đọc “Để chợ nổi bắt đầu một đời sống khác “→
The construction of the Ben Luc-Long Thanh expressway connecting the Mekong Delta province of Long An with the southern province of Dong Nai. Photo: Tuoi Tre
The Vietnamese government has approved the construction of multiple expressways and various other traffic infrastructure projects in the Mekong Delta in a bid to boost local development.
Manon Besset, Edward J. Anthony, Guillaume Brunier et Philippe Dussouillez
Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long (hình 1) được coi là đồng bằng lớn thứ ba trên thế giới với diện tích gần 100.000 km² (Coleman và Huh, 2004). Với 18 triệu dân, ĐBSCL thâm canh nông nghiệp gồm ruộng lúa, cây ăn quả cũng như nuôi tôm và cá, từng loại chiếm 60%, 70% và 60% tổng sản lượng của Việt Nam (Uỷ ban sông Mekong, 2010 ). ĐBSCL được mô tả như vựa lúa của Đông Nam Á, được nối với một con sông với chiều dài 4.750 km và lưu vực thoát nước khoảng 832.000 km² (Milliman và Ren, 1995). Lưu lượng nước trung bình ước tính của sông Mekong khoảng 14.500 m³/s (Uỷ ban Sông Mekong, 2010). Chế độ thuỷ văn hàng năm theo mùa với một mùa lũ (tháng 5 đến tháng 10), trong đó trầm tích của sông được đưa đến đồng bằng và bờ biển. Ước tính tải lượng trầm tích hàng năm của sông Mekong tại Kratie, Campuchia, chỉ ở thượng nguồn đồng bằng (hình 1), dao động từ 50 đến 160 Mt. Gió mùa Ấn Độ cũng tương ứng với sóng năng lượng thấp từ phía tây nam gây suy yếu dòng dọc bờ về phía Đông Bắc. Trong mùa này, lượng bùn cao từ sông Mekong chủ yếu lắng đọng trong khu vực gần bờ biển của các cửa sông phân lưu (Wolanski et al, 1998;.. Unverricht et al, 2013), khác với với mùa khô, lượng bùn mang tới do sóng mạnh bởi gió Đông Bắc Thái Bình Dương (hình 1). Trầm tích vận chuyển dọc theo phía tây nam từ cửa sông bởi những đợt gió tín phong, sức gió và thủy triều. Dải triều giảm từ khoảng 3m vào mùa xuân dọc theo bờ biển Nam Trung Hoa xuống dưới 1m ở Vịnh Thái Lan, cũng như vùng biển được che chắn từ các sóng theo mùa Thái Bình Dương có năng lượng cao hơn.
Vùng ĐBSCL phát triển nhanh để hình thành đường bờ dài 700 km ở Biển Đông từ 5,3 đến 3,5 ngàn năm với tốc độ bồi tụ lên đến 16 m/năm (Tạ et al., 2002). Khi tiếp xúc với sóng biển ngày càng tăng, tỷ lệ này giảm xuống dưới 10 m/năm ở cửa sông. Tuy vậy, tỷ lệ này vẫn ở mức cao lên đến 26 m/năm trong khu vực Cà Mau ở phía tây nam (Ta và cộng sự, 2002). Sự chênh lệch về tỷ lệ này là do hình thái lệch của đồng bằng về phía tây nam (hình 1). Sự khác biệt này cũng phản ánh sự biến đồi kích thước hạt, từ cát ưu thế ở cửa sông, nơi bị chi phối bởi các giồng cát (Tamura et al., 2012), đến bùn ưu thế khu vực phía tây trong quá khứ là rừng ngập mặn.
Sông Cái Lớn và sông Cái Bé là hai con sông lớn nhất ĐBSCL đổ ra biển Tây, nên nước mặn theo đó xâm nhập mạnh vào vùng Bán đảo Cà Mau, nhất là các tháng cuối mùa khô. Ngày 5/4/2017, Bộ NN&PTNT có tờ trình Thủ tướng Chính phủ duyệt chủ trương đầu tư xây cống ngăn mặn sông Cái Lớn và Cái Bé, đến nay, nhiều bộ và địa phương cùng các chuyên gia bày tỏ băn khoăn.
Dự án có tên Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé, nhằm kiểm soát mặn từ biển Tây, tăng lượng nước ngọt từ sông Hậu về vùng U Minh, tây Quản lộ – Phụng Hiệp và Nam Cà Mau. Vùng hưởng lợi, từ sông Hậu phía Đông Bắc tới biển phía Tây, từ kênh Cái Sắn mạn Bắc đến kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp mạn Nam. Có 906.758 ha đất nằm trong dự án, của 6 địa phương: thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Ở ĐBSCL bây giờ đi đâu cũng thấy “Ngân hàng trụ điện” và “Ngân hàng gầm cầu”. Ảnh: H.V.M
Miền Tây Nam Bộ đang nóng hầm hập với chuyện sạt lở, mất đất từ sông đến biển. Nhưng đâu mỗi chuyện mất đất, những mảnh giáp bảo vệ cuối cùng của miền Tây đang vỡ ra từng mảnh, và vùng đất này đang đối diện với những mất mát khác còn lớn hơn về sinh kế, về tình người, về những tan rã từ ngay chính bữa cơm gia đình…
(ĐTTCO) – Nhiều bạn trẻ ở các tỉnh ĐBSCL mạnh dạn đi học ngôn ngữ Khmer Nam bộ ở Trường Đại học Trà Vinh. Mới nghe ai cũng bất ngờ nhưng đây lại là sự thật. Một trong những lý do hết sức thực tế bởi ngoài việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ Khmer, học ngành này sẽ dễ tìm việc làm, bởi nhu cầu thị trường khá rộng.
Các bạn trẻ sinh viên ngành Ngôn ngữ Khmer
Trường Đại học Trà Vinh đang học tập.