English: Climate change and wildfires – how do we know if there is a link?
Một lần nữa, vào mùa hè và mùa thu năm 2018 ở Bắc bán cầu đã mang đến cho chúng ta một nạn dịch cháy rừng lớn.
Nạn cháy rừng không chỉ đốt rừng, nhà cửa và những công trình khác, mà buộc hàng nghìn người và động vật phải di dời và cháy rừng và là nguyên nhân gây ra gián đoạn lớn nhất trong cuộc sống của con người. Gánh nặng khổng lồ của việc chữa cháy đơn giản đã trở thành một nhiệm vụ quanh năm tốn hàng tỷ đô la, chưa nói tới tổn phí của sự tàn phá. Màn khói có thể kéo dài tới trăm hoặc thậm chí nghìn dặm, ảnh hưởng tới chất lượng không khí và tầm nhìn. Nhiều người cho rằng điều trở nên rất rõ ràng là nguyên nhân từ con người của biến đổi khí hậu có vai trò lớn làm tăng đáng kể nguyên nhân cháy rừng.
Tuy nhiên, dường như vai trò của biến đổi khí hậu hiếm khi được để cập trong nhiều hoặc thậm chí hầu hết các câu chuyện tin tức về vô số đám cháy và bão nhiệt. Một phần là do vấn đề quy vào sự liên quan thường không rõ ràng. Lập luận cho rằng luôn có những vụ cháy rừng và làm thế nào để chúng ta quy kết bất kì vụ cháy rừng cụ thể nào liên quan tới biến đổi khí hậu?
Ở vai trò là một nhà khoa học về khí hậu, tôi có thể nói đây là một cách đặt vấn đề sai. Như là Nóng lên toàn cầu không gây ra cháy rừng. Nguyên nhân gần như thường là sự bất cẩn của con người ( như tàn thuốc, lửa trại không được dập đúng cách, v.v.) hoặc tự nhiên, từ “sét khô” theo đó giông bão tạo ra sét nhưng mưa nhỏ. Hơn là, sự nóng lên toàn cầu làm tăng nguy cơ cháy rừng.
Ngay cả như vậy, có sự phức tạp và biến đổi từ đám cháy này sang đám cháy khác, và do đó, sự quy kết có thể trở nên phức tạp. Thay vào đó, cách nghĩ về điều này là từ quan điểm của khoa học cơ bản – trong trường hợp này là khoa học vật lý.
Nóng lên toàn cầu đang diễn ra Tiếp tục đọc “Biến đổi khí hậu và cháy rừng, làm thế nào chúng ta biết được sự liên quan” →