Đắk Lắk “Tổng tấn công” rác thải nhựa

Phong trào “chống rác thải nhựa” ngày càng nở rộ khắp tỉnh Đắk Lắk  bằng rất nhiều sáng kiến khác nhau. 

Tại trường tiểu học Hoàng Việt (TP Buôn Ma Thuột), với video clip dự án rất sinh động đáng yêu mang tên “Phân loại rác thải-hành động nhỏ, ý nghĩa lớn”, đội “Voi rừng” gồm 4 học sinh nhỏ đã vinh dự được Ban tổ chức Phong trào trẻ em toàn thế giới Design for change gửi giấy mời sang Roma-Ý dự sự kiện “Kiến tạo để thay đổi” vào cuối tháng 11/2019.

Học sinh trường Hoàng Việt tái chế rác thải nhựa thành vật dụng có ích

Tiếp tục đọc “Đắk Lắk “Tổng tấn công” rác thải nhựa”

Chúng ta sẽ sớm biết được chính xác ô nhiễm không khí phát ra từ bất kì nhà máy điện nào trên thế giới. Thực sự là một điều khổng lồ!

English: We’ll soon know the exact air pollution from every power plant in the world. That’s huge.

Dữ liệu từ Vệ tinh cộng với trí tuệ nhân tạo đồng nghĩa với chẳng còn chỗ nào để lẩn trốn

Bởi David Roberts @ drvoxdavid @ vox.com ngày 7 tháng 5 năm 2019

satelliteVệ tinh Đang theo dõi những nhân tố gây ô nhiễm.

Một ngày mang đến một thông báo có phần gây chấn động cho thế giới của các nhà máy điện gây ô nhiễm.

Tóm lược: Công ty trí tuệ nhân tạo phi lợi nhuận có tên là WattTime sẽ sử dụng hình ảnh vệ tinh để theo dõi chính xác ô nhiễm không khí (bao gồm cả lượng khí thải carbon) phát ra từ mọi nhà máy điện trên thế giới, trong thời gian thực. Và họ sẽ công khai những dữ liệu đó.

Đây là một thay đổi rất lớn. Yếu kém trong giám sát và theo dõi dữ liệu khí thải đã gây khó khăn cho việc thực thi các biện pháp hạn chế ô nhiễm đối với các nhà máy điện. Hệ thống này hứa hẹn sẽ loại bỏ yếu kém về giám sát và theo dõi dữ liệu khí thải.

Và sẽ không chỉ nhà quản lý và chính trị gia xem được dữ liệu này; công chúng cũng sẽ xem được. Khi nói đến thực thi môi trường, công chúng có thể đáng sợ và là sự trừng phạt mạnh hơn bất kỳ cơ quan quản lý nào. Nếu tất cả nhóm công dân trên thế giới đều có thể lên mạng và tìm ra danh sách các nhà máy điện gây ô nhiễm nhất trong khu vực của họ, thì việc này sẽ loại bỏ một trong những rào cản thông tin lớn đối với hành động của công dân.

Và công dân có lý do để hành động. Theo báo cáo mới nhất về tình trạng không khí toàn cầu, ô nhiễm không khí là nguy cơ gây tử vong lớn thứ năm trên toàn cầu. Nó gây ra 5 triệu cái chết sớm và làm mất 147 triệu năm cho cuộc sống lành mạnh; hàng năm, các quốc gia xây dựng nhiều nhà máy điện nhất đang gặp phải tình trạng ô nhiễm không khí nhiều nhất. Công dân của họ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Và bây giờ họ sẽ được trang bị thông tin về các nhà máy gây nguy hiểm cho họ.

Mọi thứ sắp trở nên thú vị. Hãy cùng xem các chi tiết.

The Navajo Generating StationTrạm phát Navajo, một nhà máy điện than khổng lồ ở Arizona, ảnh chụp từ không gian.
Tiếp tục đọc “Chúng ta sẽ sớm biết được chính xác ô nhiễm không khí phát ra từ bất kì nhà máy điện nào trên thế giới. Thực sự là một điều khổng lồ!”

Kết nối khách hàng châu Âu với các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng bằng mô hình chia sẻ chi phí

vietnam.panda.orgKhoảng 80% sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam đến từ các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng nghĩa với việc khu vực này đang phải chịu một sức ép rất lớn về tác động môi trường như ô nhiễm, suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, mất rừng ngập mặn… Để cải thiện vấn đề này, mới đây, WWF-Việt Nam đã đạt được cam kết từ phía doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nhằm thúc đẩy những hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng nuôi tôm bền vững.

Kết quả hình ảnh cho Kết nối khách hàng châu Âu với các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng bằng mô hình chia sẻ chi phí Tiếp tục đọc “Kết nối khách hàng châu Âu với các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng bằng mô hình chia sẻ chi phí”

Nghệ An quyết tâm bảo vệ voi rừng – Niềm tự hào của tỉnh

vietnam.panda.org – Posted on 22 July 2019

© Vim van Passel / WWF

Nghệ An – ngày 22 tháng 7 năm 2019 – Một kế hoạch bảo tồn khẩn cấp đàn voi rừng Nghệ An đã được xây dựng trong đó huy động sự vào cuộc của chính quyền các cấp từ xã, huyện, tỉnh và đặc biệt của các chủ rừng gồm các công ty lâm nghiệp, ban quản lý các rừng phòng hộ, người dân địa phương và Vườn Quốc gia Pù Mát. Kế hoạch, được xây dựng bởi Vườn Quốc gia Pù Mát và WWF-Việt Nam với sự chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An, đã hoàn tất và được trình bày tại hội thảo tham vấn các nhà khoa học, các nhà quản lý của tỉnh diễn ra ngày hôm nay tại thành phố Vinh. Những hoạt động chiến lược trong kế hoạch, sau khi được tỉnh phê duyệt, sẽ được đưa vào Dự án Quốc gia về Bảo tồn voi, giai đoạn II do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì. Tiếp tục đọc “Nghệ An quyết tâm bảo vệ voi rừng – Niềm tự hào của tỉnh”

Chọn gỗ “có trách nhiệm” để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta

vietnam.panda.orgTừ xa xưa, gỗ đã là một vật liệu tuyệt vời nhất trong đời sống tiện ích và tinh thần của con người. Ban đầu, gỗ được dùng để sưởi ấm và xua đuổi thú rừng. Những chiếc tàu ngầm và máy bay đầu tiên cũng được làm bằng gỗ. Ngày nay, xung quanh chúng ta, trong nhà, tại nơi làm việc, nơi nào cũng thấy có mặt gỗ. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: Đồ gỗ và cả giấy mà chúng ta đang dùng có nguồn gốc từ đâu?

© JAMES MORGAN
Đồ gỗ bạn đang dùng có nguồn gốc từ đâu?

Câu trả lời đơn giản là: Tiếp tục đọc “Chọn gỗ “có trách nhiệm” để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta”

Nô lệ thời hiện đại được xếp hạng là ngành công nghiệp tội phạm lớn nhất thế giới

English: Modern Day Slavery Rated World’s Largest Single Crime Industry

Slavery is still prevalent in a variety of disguises—including human trafficking, child soldiers, forced and early child marriages, domestic servitude and migrant labour—both in the global South (read: developing nations) and the global North (read: Western industrialized nations)

Liên Hiệp Quốc, ngày 25 tháng 2 năm 2019 (IPS) – Sau một nghiên cứu toàn diện về vấn đề nô lệ thời hiện đại, tổ chức lao động quốc tế ILO có trụ sở tại Geneva, Thụy sĩ kết luận rằng có hơn 40 triệu người đang là nạn nhân của chế độ nô lệ, bao gồm 25 triệu người bị cưỡng bức lao động và 15 triệu người là nạn nhận của hôn nhân cưỡng bức – với ít nhất 71% số đó phụ nữ và các bé gái.

Số liệu báo cáo hiện tại thậm chí còn cao hơn con số được đưa ra trong nghiên cứu bước ngoặt năm 2017 có tiêu đề “Ước tính toàn cầu về chế độ nô lệ hiện đại – Global Estimates of Modern Slavery”, là một nỗ lực hợp tác của Walk Free Foundation, với tổ chức di trú Quốc tế (the International Organization for Migration- IOM).

Mạng lưới Safe Haven có trụ sở ở Chicago đã miêu tả nạn buôn người là một “ngành công nghiệp tội phạm quốc tế lớn nhất – vượt qua cả buôn bán ma túy và vũ khí trái phép.”

Hoa Kỳ nghiêm cấm nhập khẩu nô lệ châu Phi bằng đạo luật của Quốc Hội vào năm 1807. Nhưng phải mất thêm 58 năm trước khi có một lệnh cấm hoàn toàn chế độ nô lệ năm 1865 sau khi kết thúc cuộc nội chiến.
Tiếp tục đọc “Nô lệ thời hiện đại được xếp hạng là ngành công nghiệp tội phạm lớn nhất thế giới”