Nô lệ thời hiện đại được xếp hạng là ngành công nghiệp tội phạm lớn nhất thế giới

English: Modern Day Slavery Rated World’s Largest Single Crime Industry

Slavery is still prevalent in a variety of disguises—including human trafficking, child soldiers, forced and early child marriages, domestic servitude and migrant labour—both in the global South (read: developing nations) and the global North (read: Western industrialized nations)

Liên Hiệp Quốc, ngày 25 tháng 2 năm 2019 (IPS) – Sau một nghiên cứu toàn diện về vấn đề nô lệ thời hiện đại, tổ chức lao động quốc tế ILO có trụ sở tại Geneva, Thụy sĩ kết luận rằng có hơn 40 triệu người đang là nạn nhân của chế độ nô lệ, bao gồm 25 triệu người bị cưỡng bức lao động và 15 triệu người là nạn nhận của hôn nhân cưỡng bức – với ít nhất 71% số đó phụ nữ và các bé gái.

Số liệu báo cáo hiện tại thậm chí còn cao hơn con số được đưa ra trong nghiên cứu bước ngoặt năm 2017 có tiêu đề “Ước tính toàn cầu về chế độ nô lệ hiện đại – Global Estimates of Modern Slavery”, là một nỗ lực hợp tác của Walk Free Foundation, với tổ chức di trú Quốc tế (the International Organization for Migration- IOM).

Mạng lưới Safe Haven có trụ sở ở Chicago đã miêu tả nạn buôn người là một “ngành công nghiệp tội phạm quốc tế lớn nhất – vượt qua cả buôn bán ma túy và vũ khí trái phép.”

Hoa Kỳ nghiêm cấm nhập khẩu nô lệ châu Phi bằng đạo luật của Quốc Hội vào năm 1807. Nhưng phải mất thêm 58 năm trước khi có một lệnh cấm hoàn toàn chế độ nô lệ năm 1865 sau khi kết thúc cuộc nội chiến.

Ở Hoa Kỳ, chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc hiện đại là hai mặt của một đồng xu, và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã nổi lên dưới khẩu hiệu chủ nghĩa dân tộc “Quyền tối cao của người da trắng” dưới chính quyền lừa đảo mị dân của tổng thống Trump hiện nay.

Bất chấp những cột mốc lịch sử, chế độ nô lệ vẫn còn phổ biến trong một loạt cải trang, bao gồm nạn buôn người, trẻ em làm binh lính, hôn nhân ép buộc và tảo hôn, người giúp việc và lao động di cư – Ở cả miền Nam bán cầu (các nước đang phát triển) và miền Bắc bán cầu ( các nước công nghiệp hóa phương Tây).

Trang nhất của tờ New York Times đăng tải câu chuyện ngày 23 tháng 2 về một chủ sở hữu tỷ phú của một đội bóng chày Mỹ nổi tiếng bị buộc tội với hai tội danh là gạ tình trong một phần của cuộc diều tra diện rộng về mại dâm và tình nghi buôn bán người ở tiểu bang Florida của Hoa Kỳ.

Điểm mấu chốt là chế độ nô lệ hiện đại vẫn còn tồn tại và phát triển mạnh ở cả những quốc gia giàu có và nghèo đói nhất của thế giới.

Karolin Seitz, cán bộ chương trình về trách nhiệm doanh nghiệp, kinh doanh và nhân quyền tại Diễn đàn chính sách toàn cầu có trụ sở tại Bonn, nói với IPS rằng chế độ nô lệ hiện đại vẫn tồn tại ở những quốc gia thuộc miền Nam bán cầu và cả ở những quốc gia thuộc miền Bắc bán cầu.

Đặc biệt những lao động nhập cư, có thể là ở trên các đồn điền trồng cam ở Ý hoặc lĩnh vực xây dựng ở Qatar, có nguy cơ bị ép buộc và cưỡng bức lao động.

Cô Karolin cho biết kinh nghiệm đã chỉ ra những cam kết tự nguyện của các công ty đa quốc gia là không đủ.

Một vài quốc gia như Vương quốc Anh với Đạo luật chống chế độ nô lệ, Úc với đạo luật chế độ nô lệ hiện tại hay Pháp với luật cảnh giác, đã đi đến kết luận rằng chỉ có các quy tắc ràng buộc là phù hợp, Seitz nói thêm.

Theo báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới về sức khỏe của người tị nạn và người di cư ở khu vực Châu Âu đã chỉ ra những người lao động nhập cư có nhiều khả năng làm việc nhiều giờ, ở các công việc có rủi ro cao và không có các biện pháp an toàn cần thiết và bị né tránh phàn nàn về những điều kiện nguy hiểm.

Seitz nói, những người bị ảnh hưởng bởi nạn buôn bán và cưỡng bức lao động thường không được chính quyền công nhận và do đó không có quyền đòi công lý. Các cá nhân bị ảnh hưởng hiếm khi có thể thi hành yêu cầu của họ để trả tiền và bồi thường.

Để loại bỏ những lợi ích cạnh tranh dựa vào chế độ nô lệ hiện đại, những thực thi pháp lý theo luật về nạn buôn người và ô nhiễm môi trường, quyền con người phải vượt ra khỏi biên giới quốc gia, Seitz tuyên bố.

Sharan Burrow, Tổng thư ký của Tổng liên đoàn Lao động Quốc tế (International Trade Union Confederation – ITUC) nói rằng sự bất bình đẳng và chế độ nô lệ hiện đại luôn song hành với hàng triệu người.

“Chế độ nô lệ hiện đại ở khắp nơi, từ hệ thống kafala (một hệ thống dùng để giám sát người lao động nhập cư) ở Saudi Arabia (Ả rập xê út) và the United Arab Emirates (các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất); từ các trại chăn nuôi gia súc ở Paraguay, các ngư trường ở Thái Lan và Philipines đến nông nghiệp ở Ý”.

“Các chuỗi cung ứng quần áo, thức ăn và dịch vụ được tiêu thụ trên toàn cầu được đào tạo bằng lao động cưỡng bức, với những lao động nhập cư và người dân bản địa dễ bị bóc lột” Burrow, cựu Chủ tịch của Hội đồng Công đoàn Úc (Australian Council of Trade Unions – ACTU) (2000-2010) chia sẻ. Bà nói rằng việc chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại là có thể.

“Đây là một quyết tâm chính trị để thực hiện những thay đổi lập pháp và sự tự do của hiệp hội, điều mà sẽ được thúc đẩy bởi những phơi bày bê bối và chiến dịch vận động từ người lao động, người tiêu dùng và nghiệp đoàn công nhân. Chính phủ cần đối mặt với áp lực của doanh nghiệp, dân chúng yêu cầu điều đó”

Dima Dabbous, giám đốc của văn phòng Equality Now khu vực Trung Đông, nói rằng ILO – Tổ chức lao động quốc tế ước tính có 1.6 triệu phụ nữ nhập cư ở Trung Đông sống bằng tài trợ bởi chế độ Kafala.

Nằm ở các quốc gia vùng vịnh, Jordan và Lebanon, những lao động này đặc biệt dễ tổn thương bởi họ ở trong các nhà riêng làm các công việc gia đình như dọn dẹp, trông nhà hay trông trẻ, và bị loại trừ khỏi quy định lao động địa phương.

Họ bị ràng buộc với người chủ và không thể thôi việc, chuyển việc hoặc rời khỏi đất nước mà không có sự đồng ý từ người tài trợ của họ, người mà có thể đe dọa trục xuất nếu nhân viên đặt câu hỏi về các điều khoản trong hợp đồng, bà nói thêm.

Kết quả là sự ngược đãi như hạn chế di chuyển, từ chối không trả lương, bạo lực thể chất và lạm dụng tình dục trở nên phổ biến. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng là phụ nữ bị giết hại, Dabbous, cựu giám đốc của học viện nghiên cứu của phụ nữ ở Thế giới Ả rập.

Ở Lebanon, bà chia sẻ, vận động hành lang trước đây của các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế đã dẫn đến một số cải thiện trong loại hợp đồng lao động điều chỉnh công việc của phụ nữ nhập cư trong nước, như áp đặt thời gian nghỉ hằng tuần, người chủ phải trả lương thường xuyên, những người giúp việc bị lạm dụng báo lên chính quyền.

Tuy nhiên, không có “cải thiện” nào tạo ra bất kỳ sự khác biệt bởi hợp đồng mới không được dịch ra ngôn ngữ được nói bởi những người giúp việc gia đình và không được thi hành bởi chính phủ Li băng.

“Phụ nữ tiếp tục bị tịch thu hộ chiếu bởi người chủ của họ, bị từ chối có một ngày nghỉ một tuần, và có ít khả năng phàn nàn hoặc báo cáo khi bị lạm dụng”. Bà chia sẻ rằng ILO và các tổ chức phi chính phủ quốc tế khác nên tiếp tục chiến dịch vận động của xung quanh hệ thống kafala trói buộc những người phụ nữ nhập cư với người chủ của họ như là những nô lệ.

Cộng đồng quốc tế cũng nên ủng hộ các tổ chức phi chính phủ địa phương làm công tác bãi bỏ và thay thế hệ thống kafala.

Các tổ chức phi chính phủ này vẫn còn rất ít và còn thiếu thốn. “Vấn đề được kết hợp bởi thái độ phân biệt chủng tộc hiện có ở khu vực Trung Đông liên quan đến lao động nhập cư trong nước, và điều này cũng cần được giải quyết”, Dabbous nói.

Bà Seitz của Diễn đàn chính sách toàn cầu chia sẻ, tuy nhiên trong khi đối mặt với các thiếu sót và khó khăn trong việc thực thi luật, các luật lệ yêu cầu các công ty lớn phải công khai các tuyên bố phác thảo nguy cơ về chế độ nô lệ trong chuỗi cung ứng của họ và những hành động được đưa ra để giải quyết việc này.

Các quốc gia khác vẫn tin vào các biện pháp tự nguyện. Kế hoạch hành động quốc gia của Đức về việc thực hiện các nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về kinh doanh và nhân quyền không có bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào, cũng bởi vận động hành lang hàng loạt của các hiệp hội doanh nghiệp.

Để thu hẹp khoảng cách và thiết lập các tiêu chuẩn chung và mạnh mẽ trên toàn cầu, các quốc gia nên hỗ trợ quy trình hiện tại tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc để thiết lập một hiệp ước ràng buộc quốc tế nhằm điều chỉnh các doanh nghiệp xuyên quốc gia và các doanh nghiệp khác liên quan đến nhân quyền.

Cần yêu cầu các quốc gia thiết lập định kỳ kiểm tra về nhân quyền đối với các công ty, buộc các công ty phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu vi phạm nhân quyền và cần xóa bỏ rào cản tiếp cận công lý đối với nạn nhân của vi phạm nhân quyền tại các tập đoàn xuyên quốc gia, Seitz chia sẻ.

Burrow của Tổng liên đoàn Lao động Quốc tế, công việc trở lên bất ổn hơn với sự chiếm ưu thế của các hợp đồng ngắn hạn, và cả công việc không chính thức trong khi chế độ nô lệ hiện đại đang gia tăng.

Bất bình đẳng về thu nhập và giữa việc có thể tiếp cận công việc đàng hoàng hay không thúc đẩy con người làm việc trong điều kiện bóc lột và sự bất bình đẳng trong mối quan hệ giữa chủ và người lao động khiến không thể thực hiện các quyền của người lao động.

“Nơi nào tiền lương thấp và không có công việc đàng hoàng, nơi đó không có công đoàn đại diện cho người lao động và quyền của họ – chúng ta đang thấy những điều kiện dẫn đến chế độ nô lệ hiện tại” Bà lưu ý.

Liên minh chống bất bình đẳng của các phong trào xã hội, các tổ chức phi chính phủ và các công đoàn quan ngại sâu sắc về tăng bất bình đẳng và chế độ nô lệ hiện đại.

“Số tiền lương tối thiểu mà bạn có thể sống, công việc đàng hoàng, quyền thành lập công đoàn và thương lượng tập thể là chìa khóa để chấm dứt khủng hoảng bất bình đẳng và chấm dứt chế độ nô lệ.

Đối với lao động nhập cư, phí tuyển dụng từ những người thuê lao động vô đạo đức đã gài bẫy người lao động vào việc làm để trả nợ. Lao động nhập cư dễ bị hại trong các điều kiện của chế độ nô lệ có thể đánh giá các cơ quan tuyển dụng và các công ty với nền tảng của tổ chức lao động quốc tế.

Bà chỉ ra rằng báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc có thể giúp vạch trần bê bối của chế độ nô lệ hiện đại, tuyên bố lên án chung của bốn báo cáo viên đặc biệt về mô hình công nhân đánh cá nhập cư của Ireland gây thêm áp lực cho các trường hợp pháp lý được thực hiện bởi công đoàn.

Thay đổi lâu dài sẽ cần có các có quy tắc của luật pháp. Thực thi pháp lý và minh bạch là chìa khóa để chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại trong chuỗi cung ứng.

Khi các công ty chịu trách nhiệm về thực hành pháp lý và làm cho chuỗi cung ứng của họ minh bạch, thì có thể thiết lập thủ tục khiếu nại điều để thúc đẩy khắc phục mọi vi phạm quyền lợi tại nơi làm việc – từ lao động cưỡng bức đến trả lương dưới mức lương tối thiểu.

Bà chỉ ra rằng luật điều tra chi tiết bắt buộc mới đang được áp dụng ở Pháp với các quốc gia khác bao gồm Đức, Hà Lan đang chuẩn bị thực hiện theo.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s