Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười

TT – 04/03/2023 13:47 GMT+7

TIẾN TRÌNH – SƠN LÂM

Mấy năm nay, đi dọc các tuyến đường về các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường (Long An) thường xuyên bắt gặp những chiếc quạt tạo oxy tung trắng nước dưới nhiều ao nuôi tôm mọc lên giữa đất lúa.

Dân xã Tân Lập (Mộc Hóa, Long An) rải vôi bột cải tạo nước nuôi tôm – Ảnh TIẾN TRÌNH

Những ao nuôi tôm này loang lổ như các “đám da beo” ngày càng lan rộng trên đồng lúa Đồng Tháp Mười.

Nghỉ làm trưởng ấp để… nuôi tôm

“Những “đám da beo” này lan rộng nhanh, đất trồng lúa bị thu hẹp lại… Tới giờ thì nhiều nơi diện tích nuôi tôm muốn lấn át diện tích trồng lúa rồi” – ông Bảy Nhâm, một nông dân ở Mộc Hóa, nói.

Không chỉ lo nước mặn từ các ao nuôi tôm ảnh hưởng trồng lúa, ông Bảy Nhâm và những nông dân trong vùng còn “sốt ruột” khi thấy các hộ dân lân cận nuôi tôm có thu nhập gấp nhiều lần trồng lúa. “Gần nhà tôi có nhiều người đào ao thả tôm. Chính quyền địa phương không cho, nhưng họ làm lén, làm đại tới đâu hay tới đó. Chứ trồng lúa không khá nổi”, ông Bảy Nhâm nói thêm.

Tiếp tục đọc “Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười”

Nước và người đồng bằng sông Cửu Long: 25 câu chuyện từ những con số


DV – Thiên nhiên ưu đãi cho đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đất đai màu mỡ, nước ngọt dồi dào, là những thế mạnh để phát triển nông nghiệp và thủy sản. Nơi đây trở thành khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh lương thực và an ninh kinh tế của nước ta. Nhưng trong những năm vừa qua, do nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường sống, người dân vùng ĐBSCL phải thay đổi tập quán canh tác lúa và hoa màu, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, thậm chí chuyển đổi nghề nghiệp và nơi ở.

Trong bài báo sau đây, chúng tôi phân tích dữ liệu về nông nghiệp, thủy điện, xâm nhập mặn, lượng mưa, thu nhập, tỷ lệ việc làm và tỷ lệ người di cư ở ĐBSCL trong hơn 20 năm qua, nhằm mang lại bức tranh toàn cảnh về những thay đổi trong điều kiện canh tác nông, ngư nghiệp ở vùng ĐBSCL, giải thích vì sao có sự sụt giảm trong diện tích trồng lúa và sản lượng thủy sản, và phải làm gì để thích ứng với sự thay đổi này, mang lại cuộc sống ổn định cho người dân.

Tiếp tục đọc “Nước và người đồng bằng sông Cửu Long: 25 câu chuyện từ những con số”

Gỡ “Thẻ vàng” với thủy sản: Vì sao 4 năm vẫn loay hoay?

Thứ Ba, 11:56, 13/07/2021

VOV.VNNếu không giải quyết được các vấn đề về khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể sẽ bị áp dụng biện pháp “Thẻ đỏ”.

Khai thác thủy sản (ảnh TTXVN)
Khai thác thủy sản (ảnh TTXVN)

Tiếp tục đọc “Gỡ “Thẻ vàng” với thủy sản: Vì sao 4 năm vẫn loay hoay?”

Cà Mau mở rộng diện tích nuôi tôm sinh thái lên 20.000 ha

NN – Nuôi tôm sinh thái kết hợp với bảo vệ rừng được tỉnh Cà Mau phấn đấu mở rộng diện tích lên đến 20 ngàn ha trong năm 2020.

Nuôi tôm sinh thái đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho các hộ dân tại Cà Mau. Ảnh Trọng Linh. 
Nuôi tôm sinh thái đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho các hộ dân tại Cà Mau. Ảnh Trọng Linh.

Rừng và tôm

ĐBSCL, tháng 5 nắng nóng oi bức, chúng tôi lặn lội về vùng nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ở huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) được chứng kiến cuộc chuyển đổi tư duy ở đây. Đến nơi đây, cái nắng nóng đã dịu hẳn đi khi chúng tôi ẩn mình vào trong những cánh rừng đang nuôi tôm sinh thái và được nghe những câu chuyện thành công trong cuộc chuyển đổi này.

Ông Võ Văn Dũng, một trong những người nuôi tôm sinh thái dày dặn kinh nghiệm, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi tôm sinh thái ở ấp Ô Rô, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển cho biết: Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ít tốn chi phí do nuôi không sử dụng thức ăn. Mật độ thả tôm giống thấp không quá 3 con/m2 mặt nước. Tiếp tục đọc “Cà Mau mở rộng diện tích nuôi tôm sinh thái lên 20.000 ha”

Kết nối khách hàng châu Âu với các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng bằng mô hình chia sẻ chi phí

vietnam.panda.orgKhoảng 80% sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam đến từ các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng nghĩa với việc khu vực này đang phải chịu một sức ép rất lớn về tác động môi trường như ô nhiễm, suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, mất rừng ngập mặn… Để cải thiện vấn đề này, mới đây, WWF-Việt Nam đã đạt được cam kết từ phía doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nhằm thúc đẩy những hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng nuôi tôm bền vững.

Kết quả hình ảnh cho Kết nối khách hàng châu Âu với các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng bằng mô hình chia sẻ chi phí Tiếp tục đọc “Kết nối khách hàng châu Âu với các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ở Sóc Trăng bằng mô hình chia sẻ chi phí”

“Canh bạc” khắc nghiệt bên dòng sông Đà mắc cạn

NZ – Mực nước sông Đà đoạn chảy qua địa phận xã Xuân Lộc (Thanh Thủy, Phú Thọ) thấp kỷ lục trong 4 năm trở lại đây khiến người nuôi cá lồng lao đao, nhiều hộ có nguy cơ mất trắng.

'Canh bac' khac nghiet ben dong song Da mua nuoc can hinh anh 1

Chiếc lồng cá mắc cạn

Những chiếc lồng trơ trọi vươn mình nghễu nghện trên bãi cát. Không giọt nước, không con cá. Những chiếc thùng phao vốn dùng để giữ nổi những chiếc lồng giờ được “nhấc bổng” trên không gắn với các khung sắt hoen gỉ cùng những mảnh lưới rách tươm. Đây là bãi của những chiếc lồng mắc cạn – khung cảnh mới xuất hiện dọc sông Đà thuộc xã Xuân Lộc (Thanh Thủy, Phú Thọ). Tiếp tục đọc ““Canh bạc” khắc nghiệt bên dòng sông Đà mắc cạn”

Dân vẫn ‘lắc đầu’ với dự án điện mặt trời Trà Ổ

NN – 04/04/2019, 15:35 (GMT+7) Để tìm sự đồng thuận của người dân nhằm triển khai Dự án điện mặt trời đầm Trà Ổ, lần thứ tư UBND tỉnh Bình Định lại tổ chức buổi đối thoại với người dân.

Nhiều ý kiến không đồng tình được nêu ra tại cuộc đối thoại

Thế nhưng 1 lần nữa người dân xã Mỹ Lợi (huyện Phù Mỹ) vẫn “lắc đầu”. Tiếp tục đọc “Dân vẫn ‘lắc đầu’ với dự án điện mặt trời Trà Ổ”

Kon Tum: Tết của làng chài miền Tây trên dòng Sê San

Chủ Nhật 03/02/2019 – 09:24

Dân trí Sau hơn 10 năm lênh đênh trên dòng Sê San, bà con miền Tây vùng đất đỏ bazan đã được chính quyền lập làng, cấp đất, cấp nhà đón tết. Vui mừng hơn khi những đứa trẻ “tha hương” nay được đến trường học cái chữ, nuôi hy vọng thoát nghèo cho cả làng chài.

Không còn cảnh lênh đênh, trôi nổi

Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu xuân, chúng tôi xuôi thuyền theo dòng Sê San để về thăm làng chài của những người miền Tây di cư sinh sống trên vùng biên giới Kon Tum.

Xóm làng chài miền Tây lênh đênh trên dòng Sê San mưu sinh kiếm sống Tiếp tục đọc “Kon Tum: Tết của làng chài miền Tây trên dòng Sê San”

Những mùa cá đồng miền lũ – 4 kỳ

***
Những mùa cá đồng miền lũ – kỳ 1: Hiện tại và ký ức
03/11/2018 16:23 GMT+7

TTO – Chuyện con cá đồng nhiều ăn không hết đã lùi vào ký ức. Có cách nào để bảo tồn mỏ cá đồng châu thổ miền Tây?

Những mùa cá đồng miền lũ - kỳ 1: Hiện tại và ký ức - Ảnh 1.

Ghe ủi điện trên đồng lũ maiền Tây – Ảnh: Q.V.

Giữa đồng lũ cuối mùa bên bờ sông Tiền, sông Hậu mênh mông mà người dân thời nay phải dùng cá nuôi để làm khô, thậm chí ăn trong bữa ăn hằng ngày. Tiếp tục đọc “Những mùa cá đồng miền lũ – 4 kỳ”

Trên vùng đất hạn Ninh Thuận

VNA – 15/05/2018 17:42 GMT+7

Từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm là mùa khô hạn nhất ở tỉnh Ninh Thuận, biến vùng đất này thành một tiểu sa mạc, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong cuộc mưu sinh trên đất đai khô cằn, người dân Ninh Thuận đã ứng phó với biến đổi khí hậu, phủ lên vùng đất khô hạn đầy nắng gió này một màu xanh của sự phát triển.

Trong suốt hai tháng 3 – 4 / 2018, nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như hồ Phước Nhơn (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) đã cạn kiệt nước, khiến cho cây trồng khô héo, đàn gia súc của các hộ dân đang chật vật tìm thức ăn. Ảnh: Trọng Chính

Tiếp tục đọc “Trên vùng đất hạn Ninh Thuận”

Đồng bằng Sông Cửu Long: Những thách thức hiện nay và ngày mai

TS04/04/2016 11:14 Nguyễn Ngọc Trân

Hiện nay và trong thời gian tới, ĐBSCL phải đương đầu với ít nhất hai thách thức toàn cầu, một thách thức khu vực và một thách thức từ chính sự khai thác đồng bằng. Toàn cầu, đó là biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập quốc tế. Các thách thức đó không tác động riêng lẻ mà cùng nhau và liên hoàn tác động, nhân lên hậu quả của các tác hại là thách thức tổng hợp đối với sự phát triển bền vững của đồng bằng.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở ngoài cùng của châu thổ sông Mekong giáp với biển, được hình thành từ khoảng 6000 năm nay, từ trầm tích mà sông Mekong tải ra biển cộng với quá trình biển lùi. Nước và trầm tích là hai yếu tố thuộc về bản chất của đồng bằng.
Tiếp tục đọc “Đồng bằng Sông Cửu Long: Những thách thức hiện nay và ngày mai”

Bất cập đất đai nhìn từ câu chuyện đầm phá ông Đoàn Văn Vươn – 3 bài

***

Bất cập đất đai nhìn từ câu chuyện đầm phá ông Đoàn Văn Vươn

17/01/2018, 14:30 (GMT+7)

Bộ Tài nguyên-Môi trường mới đây đã công bố dự thảo Luật Đất đai sửa đổi để lấy ý kiến nhân dân. NNVN xin trích vài góc nhìn từ những nạn nhân nổi tiếng bất đắc dĩ để thấy được phần nào những bất cập của vấn đề mà nhiều ý kiến của họ còn vượt cả phạm vi của dự thảo lần này.

Dã tràng xe cát biển Đông

Tất tả đuổi theo lũ vịt đang nhốn nháo chạy trong chuồng đến khi bắt được hai con xong thì đầu anh đã trắng xóa toàn lông bám mà miệng vẫn nhệch ra cười: “Vịt biển này đánh tiết canh thì hết ý”!

15-45-56_dsc_0341
Nông dân Đoàn Văn Vươn

Tiếp tục đọc “Bất cập đất đai nhìn từ câu chuyện đầm phá ông Đoàn Văn Vươn – 3 bài”

Nể phục chàng boxing chế ra sông nhân tạo nuôi cá số 1 Việt Nam

NN 22/11/2017, 14:30 (GMT+7)Mới thoạt nghe tưởng như trăm phần trăm hư cấu nhưng thực tế chàng trai ấy đã bán được 20 dòng sông cho những người nông dân thỏa chí nuôi thả cá sạch…

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Trong khi những con sông tự nhiên đang dần cạn khô, đặc quánh rác, tanh hôi mùi tử khí thì lại có một người nghĩ ra ý tưởng đem rao sông nhân tạo để phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản. Chàng trai đó mới chỉ ngoài hai mươi tuổi, là cựu vận động viên boxing chuyên nghiệp của tỉnh Hưng Yên, Vũ Duy Hào.

10-10-30_dsc_9984
Hào đang thu hoạch cá

Tiếp tục đọc “Nể phục chàng boxing chế ra sông nhân tạo nuôi cá số 1 Việt Nam”