Bài báo này mô tả những xu hướng và phát triển hiện nay trong nền giáo dục ở Việt Nam, sự di chuyển của sinh viên và cung cấp một cái nhìn tổng quát về hệ thống giáo dục Việt Nam.
NỀN KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG
Việt Nam là một quốc gia bùng nổ chứng kiến những cải cách thị trường rộng lớn từ những năm 1980, khi chính phủ cộng sản chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế tư bản cởi mở hơn mà không mất đi kiểm soát về chính trị.
Ở Trung Quốc, thành công của chiến lược này đầy ấn tượng: Trong 30 năm qua, Việt Nam, đất nước với 92.7 triệu người ( 2016, số liệu Ngân hàng thế giới), đã chuyển từ một quốc gia nghèo khó, bị chiến tranh tàn phá thành một “con hổ con” công nghiệp mới với một trong những nền kinh tế sôi động nhất thế giới. Từ năm 1990 đến 2016, GDP của Việt Nam tăng trưởng 3.303%, tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam không được bảo đảm và vẫn sự phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm mức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, ổn định chính trị, phát triển cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa một hệ thống luật lệ khó thở tràn ngập tham nhũng.
Điều quan trọng, Việt Nam cần tăng lực lượng lao động vốn đang nhanh chóng thay đổi từ gần 1 triệu lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ mỗi năm.
Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục và đào tạo nghề là mục tiêu tối quan trọng của chính phủ. Số lượng sinh viên đại học tăng từ khoảng 133,000 năm 1987 đến 2,12 triệu học sinh vào năm 2015.
Mặc dù có sự tăng trưởng kinh tế tốc độ sao chổi, Việt Nam vẫn còn là một đất nước tương đối nghèo với GDP bình quân đầu người là 2,186$ – ít hơn một nửa GDP bình quân đầu người ví dụ như Thái Lan, (2016, số liệu Ngân hàng thế giới)
Tuy nhiên, triển vọng kinh tế Việt Nam rất tươi sáng. Các công ty dịch vụ chuyên nghiệp, ví dụ Pricewaterhouse Coopers, gần đây đã dự đoán rằng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển ở một tốc độ nhanh trong vài thập kỉ tới và đến năm 2050 sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 trên thế giới.
Dù vẫn là một nước Cộng hòa xã hội dưới sự cai trị của một đảng cộng sản, Việt Nam được rất nhiều người kỳ vọng sẽ đi theo quỹ đạo phát triển của “những nền kinh tế hổ” Châu Á (Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hong Kong).
CẢI CÁCH GIÁO DỤC
Một trong những chiến lược của Việt Nam để đạt được sự tăng trưởng kinh tế hơn nữa là hiện đại hóa hệ thống giáo dục trong nước, vốn được các nhà quan sát đánh giá là đang tụt hậu so với các nước khác ở Đông Nam Á.
Đặc điểm nổi bật của nền giáo dục trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam từ 2011-2020 đã tìm cách thúc đẩy phát triển nhân lực, đẩy mạnh tuyển sinh ở bậc giáo dục đại học và hiện đại hóa giáo dục đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa của đất nước trong môi trường toàn cầu. Mục tiêu của một số cải cách giáo dục hiện nay đã được đặt ra trong chỉ thị của chính phủ năm 2005 về “Cải cách toàn diện giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2006-2020”
Trong số những cải cách táo bạo hiện nay đã được ban hành là sự thiết lập các tổ chức kiểm định, đảm bảo và công nhận chất lượng, tạo ra các khung chất lượng quốc gia và tăng mạnh tuyển sinh giáo dục đại học lên 125% từ 200 sinh viên trên 10,000 người dân năm 2010 đến 450 sinh viên trên 10,000 người dân năm 2020.
- Chất lượng giảng dạy sẽ được cải thiện bằng cách yêu cầu hầu hết các giảng viên đại học phải có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ vào năm 2020.
- Việc phát triển lực lượng lao động đang được ưu tiên với các khoản đầu tư lớn vào đào tạo ứng dụng, đào tạo hướng nghiệp.
- 70-80% số sinh viên nên được đăng ký tham gia chương trình đào tào ưngs dụng vào năm 2020.
- Hệ thống giáo dục trung học cũng đang trải qua những cuộc cải cách lớn, đáng chú ý nhất liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp trung học và tuyển sinh vào đại học.
Một mục tiêu khác của cải cách hiện nay là việc quốc tế hóa của Việt Nam vẫn còn phần nào cho hệ thống giáo dục đại học.
Chính phủ đang cố gắng mở rộng mô hình giáo dục bằng tiếng Anh ở Việt Nam và thúc đẩy việc hợp tác xuyên quốc gia và trao đổi với các nước như Úc, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức. Việt Nam cũng gia nhập các thỏa thuận giáo dục quốc tế như Hiệp ước Châu Á-Thái Bình Dương về công nhận trình độ chuyên môn trong giáo dục đại học. Du học nước ngoài của học sinh, sinh viên Việt Nam được thúc đẩy rõ rệt trong khi chính phủ đồng thời tìm cách tăng số lượng sinh viên và nghiên cứu sinh nước ngoài ở Việt Nam.
Những phát triển nhanh chóng có ý nghĩa đối với việc đánh giá uy tín và tuyển dụng sinh viên ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn những thay đổi, bài báo này mô tả những xu hướng và phát triển hiện nay trong nền giáo dục ở Việt Nam, sự di chuyển của sinh viên và cung cấp một cái nhìn tổng quát về hệ thống giáo dục Việt Nam.
SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA SINH VIÊN RA NƯỚC NGOÀI
Hiện nay Việt Nam là một trong những thị trường sinh viên nước ngoài năng động nhất trên thế giới, chỉ đi sau các nước có lượng sinh viên học nước ngoài lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Từ 1999-2016, số lượng sinh viên Việt Nam học ở nước ngoài bùng nổ với tỷ lệ 680%, từ 8,169 đến 63,703 sinh viên ( Viện thống kê UNESCO). Bằng cấp ở nước ngoài ở Trung Quốc, theo so sánh, tăng 549% trong cùng kỳ, trong khi số lượng sinh viên ra nước ngoài ở Ấn Độ chỉ tăng 360%.
Sự gia tăng mạnh mẽ trong sự dịch chuyển của sinh viên ở Việt Nam phản ánh sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cũng như sự điểm yếu của hệ thống giáo dục.
Các nhân tố phổ biến khiến sinh viên ra nước ngoài phổ là các tầng lớp trung mới nổi có thể chi trả cho việc du học nước ngoài và việc nhanh chóng đại trà hoá giáo dục đi đôi với tiếp cận hạn chế nền giáo dục cao hơn đang là vấn đề nổi bật trong nước.
Việt Nam có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, dự kiến tăng từ 33 đến 44 triệu người vào năm 2020. Trong khi đó tuyển sinh vào đại học đã tăng 3 lần từ năm 1999 đến 2015. Số lượng thanh niên tìm kiếm giáo dục đại học ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể, làm tăng lượng sinh viên di chuyển . Với dự đoán kinh tế của Việt Nam được đưa ra, số lượng sinh viên di chuyển chắc chắn sẽ tăng lên trong vài năm tới, đặc biệt khi đất nước này đang tìm cách quốc tế hóa nền kinh tế và hệ thống giáo dục.
TIẾP CẬN VÀ MỐI QUAN NGẠI VỀ CHẤT LƯỢNG
Hạn chế tiếp cận và các vấn đề chất lượng ở Việt Nam cũng là những yếu tố tạo điều kiện cho việc di chuyển ra nước ngoài. Mặc dù số lượng của các cơ sở giáo dục đại học ngày càng tăng nhưng hệ thống giáo dục ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ cho dân số thanh niên đang phát triển trong đó 37% dân số dưới 25 tuổi. Báo cáo cho thấy các trường đại học ở Việt Nam chỉ có khả năng đáp ứng cho một phần ba số ứng viên trong những năm vừa qua. Chỉ 6,7% người Việt Nam trên 25 tuổi có bằng đại học năm 2009, tỷ lệ thấp hơn đáng kể ở các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thailand và Philipines.
Trong vài thập kỉ qua, nhịp độ phát triển nhanh chóng của hệ thống giáo dục đã tăng các vấn đề chất lượng ở các trường đại học đông đúc và dẫn đến mọc ra như nám các nhà cung cấp giáo dục tư nhân có chất lượng thấp. Năm 2008, các nhà nghiên cứu của đại học Harvard, Vallely và Wilkinson đã mô tả hệ thống giáo dục Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng, đặc trưng bởi sự cô lập quốc tế, thiếu các trường đại học chất lượng cao, ít đào tạo tiếng nước ngoài, trở ngại về quan liêu , chương trình giảng dạy không giúp sinh viên chuẩn bị cho việc gia nhập vào lực lượng lao động. Theo các báo cáo của truyền thông Việt Nam, số lượng các sinh viên mới tốt nghiệp đại học không thể tìm được việc, thường do thiếu kỹ năng.
Điểm yếu này đã thúc đẩy sinh viên Việt Nam đi tìm kiếm nền giáo dục nước ngoài. Một yếu tố thúc đẩy khác là yêu cầu tăng tốc giáo dục tiếng Anh của đất nước, điều mà hiện tại hệ thống giáo dục Việt Nam chưa giải quyết đầy đủ vì bị quá tải, kể cả khi chính phủ trực tiếp chỉ đạo các trường đại học công lập giới thiệu tiếng Anh như ngôn ngữ giảng dạy thứ hai.
Chính phủ hiện nay ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc thúc đẩy quốc tế hóa, gần đây đã mở rộng một số chương trình học bổng. Cái được goị là dự án 911, ra mắt năm 2013, lấy ví dụ, được dự kiến tài trợ cho 10,000 tiến sĩ ra nước ngoài học tập đến năm 2020 với số tiền lên tới 15,000$/học sinh mỗi năm.
Mặc dù dự kiến tăng thêm quỹ tài trợ cho việc học tập ở nước ngoài , tuy nhiên số lượng học sinh Việt Nam ra nước ngoài đa phần là tự tài trợ. Trong khi hầu hết học bổng được trao bởi Bộ giáo dục Việt Nam năm 2016 chủ yếu dành cho sinh viên đến Nga, các sinh viên tự tài trợ lại có điểm đến yêu thích ở phương Tây. Theo dữ liệu được cung cấp bởi Viện thống kê UNESCO, hơn 60% sinh viên có bằng cấp Việt Nam tìm kiếm cơ hội được học tập ở các nước phương Tây nói tiếng Anh.
ĐIỂM ĐẾN CHO HỌC TẬP
Trong thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã trở thành điểm đến phổ biến nhất của sinh viên Việt Nam khi lựa chọn theo học các chương trình cấp bằng nước ngoài, mặc dù chi phí học tập đắt đỏ và tàn dư chiến tranh Việt Nam. Toàn bộ 30% sinh viên có bằng cấp tại Việt Nam đã học tập ở Hoa Kỳ (19,336) năm 2015(UIS).[1] Nguồn dữ liệu mở
của Viện giáo dục quốc tế, bao gồm cả sinh viên có bằng cấp và không bằng cấp, cho thấy rằng số lượng sinh viên Việt Nam ghi danh tăng lên đáng kể 1.009% từ năm 2000/01 đến 2016/17, khiến Việt Nam hiện nay trở thành nước lớn thứ 6 gửi sinh viên nước ngoài đến Hoa Kỳ.
Hiện nay có 22,438 sinh viên Việt Nam học tập tại các viện và đại học của Hoa Kỳ, chủ yếu ở cấp đại học. Rất nhiều trong số đó theo học tại các trường cao đẳng cộng đồng, nơi người Việt Nam họp thành tổ chức sinh viên nước ngoài lớn thứ 2, chiếm gần 10% của tất cả tuyển sinh quốc tế.
Chuyên ngành kinh doanh là lựa chọn ưu tiên giữa sinh viên Việt Nam (30% số lượng tuyển sinh)
Các cuộc khảo sát chỉ ra rằng sinh viên Việt Nam cân nhắc Hoa Kỳ như một quốc gia tiến bộ về mặt khoa học với một hệ thống giáo dục đại học xuất sắc và một loạt các trường học và chương trình mặc dù chi phí đắt đỏ vẫn là mối quan tâm lớn của nhiều sinh viên. Ngoài ra, việc di chuyển của sinh viên đến Hoa Kỳ cũng bị ảnh hưởng bởi mạng lưới dân cư hiện nay- số lượng sinh viên Việt Nam lớn nhất theo học tại các học viện ở California và Texas, hai tiểu bang Hoa Kỳ có số lượng người nhập cư Việt Nam tập trung cao nhất.
Các điểm đến du học phổ biến tiêp theo trong số các sinh viên Việt Nam có bằng bao gồm Úc (13,147 sinh viên năm 2015 theo UIS), Nhật Bản (6,071 sinh viên năm 2014) và Pháp (5,284 sinh viên năm 2015). Ngoại trừ Pháp, các nơi tuyển sinh vẫn duy trì không thay đổi, số lượng sinh viên đại học Việt Nam ở các nước này đã tăng mạnh trong những năm gần đây, nếu tốc độ tăng trưởng nhỏ hơn ở Hoa Kỳ. Ở Úc, số lượng học sinh tăng lên 75% trong giai đoạn 2009 – 2015 trong khi ở Nhật Bản con số lên đến 110% từ năm 2009 đến năm 2014. Canada cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ – số lượng sinh viên Việt Nam tăng 203% trong giai đoạn 2005-2015 theo ghi nhận của chính phủ Canada.
Cần lưu ý rằng chính phủ Nhật Bản báo cáo số lượng sinh viên quốc tế cao hơn rất nhiều (53,807 sinh viên Việt Nam năm 2016 so với UIS và có thể coi là điểm đến đầu tiên của sinh viên Việt Nam. Nhưng theo thống kê của Nhật Bản bao gồm nhiều loại sinh viên khác nhau không có bằng cấp, bao gồm cả sinh viên theo học ở các trường đào tạo tiếng và chương trình dự bị đại học. Số lượng sinh viên đại học thì ít hơn, ví dụ: 25,228 sinh viên theo học tại các trường đào tạo tiếng Nhật.
SINH VIÊN ĐẾN HỌC TRONG NƯỚC
Hiện nay Việt Nam không phải là một điểm đến chính cho sinh viên quốc tế. Để thu hút sinh viên và nghiên cứu sinh nước ngoài, chính phủ phải gỡ bỏ một số trở ngại như cho phép các trường đại học đặt ra tiêu chuẩn tuyển sinh của riêng họ cho học sinh nước ngoài, thay vì yêu cầu bài kiểm tra tiếng Việt đầu vào. Điều đó nói lên rằng Việt Nam thiếu các trường đại học chất lượng hàng đầu và một vài chương trình giảng dạy bằng tiếng anh có nghĩa là Việt Nam rõ ràng không phải là một sự lựa chọn trong điểm đến cho sinh viên quốc tế ngoại trừ những sinh viên muốn nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Số lượng sinh viên đại học nước ngoài tại Việt Nam hiện nay đều đến từ các nước láng giềng như Lào (1,772 sinh viên) và Campuchia (318 sinh viên)(2016, UIS). Cả 2 nước đều có dân tộc thiểu số nói tiếng Việt.
GIÁO DỤC XUYÊN QUỐC GIA (TNE)
TNE ở Việt Nam đang phát triển, dù rất ít các tổ chức nước ngoài có uy tín thành lập các cơ sở chi nhánh trong nước cho đến nay. Trường đại học RMIT của Úc là một trong số các trường đại học thuộc sở hữu nước ngoài tại Việt Nam. Các trường đại học khác được nước ngoài hỗ trợ bao gồm trường đại học Việt-Đức, trường đại học Việt-Nhật và Đại học Fulbright Việt Nam một trường đại học phi lợi nhuận được thành lập gần đây bởi trường đại học Harvard.
Ở cấp độ chương trình, số lượng chương trình TNE được chính phủ chấp thuận đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, tăng 45% riêng trong giai đoạn 2010-2011, với các trường đại học đến từ các nước như Pháp, Anh và Úc đã trở thành đối tác chính trong thỏa thuận kết nghĩa và chương trình cấp bằng xuyên quốc gia. Cũng đáng chú ý là cơ quan kiểm định Pháp HCERES năm 2017 đã cấp giấy chứng nhận cho 4 trường đại học công lập ở Việt Nam.
TNE ở Việt Nam tiếp tục đối mặt với các khó khăn, bao gồm các vấn đề chất lượng, thuế cao, quá trình phê duyệt kéo dài và khó khăn trong môi trường pháp lý mà ở đó đảng Cộng sản tìm cách duy trì sự kiểm soát với các tổ chức nước ngoài, đồng thời trong khi đó lại cố gắng thu hút nhiều hơn các nhà cung cấp nước ngoài đến Việt Nam. Trong những năm gần đây, càng nhiều các trường học nước ngoài và các nhà máy sản xuất bằng đáng nghi ngờ bắt đầu sinh sôi nảy nở trong nước.[2] Để phản ứng, chính phủ Việt Nam năm 2012 đã áp đặt các hạn chế đối với các tổ chức nước ngoài, như là khoản đầu tư tối thiểu phải là 15 triệu USD cho các tổ chức giáo dục đại học, học phí tối thiểu là 7500 USD cho một năm và giới hạn tuyển sinh đã hạn chế số lượng học sinh Việt Nam ở các trường nước ngoài đến 20% trong tổng thể học sinh.
Năm 2017, chính phủ Việt Nam thắt chặt hơn nữa các lệnh cấm và yêu cầu các tổ chức nước ngoài phải đầu tư trước tối thiểu là 45 triệu USD. Mặt khác, việc ghi danh vào trường tiểu học và trung học dự kiến sẽ bị xóa bỏ- một sự phát triển mong đợi sẽ đem đến sự tăng trưởng đáng kể số lượng trường trung học quốc tế tại Việt Nam đặc biệt khi nhu cầu học ngoại ngữ bùng nổ.
(còn nữa)
Dịch bởi Khánh Linh, ĐH Hà Nội
Bài này nhiều thông tin hay quá. Em cám ơn chị Hằng đã chọn bài và Khánh Linh dịch bài ạ.
ThíchThích