Văn hóa trí thức

 

Chào các bạn,

Trong cả đời mình cho đến lúc này, mình thấy có một hiện tượng trong giới trí thức, đó là: Trí thức thì phải đối lập với chính quyền. Đi ngược lại lịch sử một chút, các phong trào chống Pháp như Cần Vương, Văn Thân, rồi Đông Du, đều là của giới trí thức chống lại chính quyền cai trị. Nối tiếp là Việt Minh và sau này là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cũng do trí thức lãnh đạo, chống chính quyền thực dân (rồi chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Mỹ). Trong khi đó thì ở miền Nam, trí thức thành lập Mặt trận Giải phóng Miền Nam (MTGPMN), được miền Bắc hỗ trợ, chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Mỹ. Giới trí thức – giáo sư, chuyên gia, sinh viên – hoặc được MTGPMN hỗ trợ hoặc độc lập, thì đều chống chính quyền. Tiếp tục đọc “Văn hóa trí thức”

Một thập kỉ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008: Điều gì đã thay đổi và chưa hề thay đổi?

English: A decade after the global financial crisis: What has (and hasn’t) changed?

Nền kinh tế thế giới trở lại với tốc độ tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên những nguy cơ quen thuộc đang âm thầm quay lại, và những mối nguy mới nảy ra.

Tất cả đều bắt đầu với những khoản nợ

Đầu những năm 2000, giá bất động sản tăng vọt ở Mỹ, giá cả leo thang khiến người tiêu dùng, ngân hàng và các nhà đầu tư đều phải gánh nợ. Các công cụ tài chính kỳ lạ được thiết kế để khuếch tán rủi ro thay vì phóng to và che khuất chúng khi chúng thu hút các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Các vết nứt xuất hiện vào năm 2007 khi giá nhà ở Mỹ bắt đầu giảm, cuối cùng gây sụp hai quỹ bảo hộ lớn chứa chứng khoán thế chấp. Mặc dù đã có dấu hiệu suy yếu trong mùa hè năm 2008, ít ai tưởng tượng được rằng Lehman Brothers sẽ phá sản, chứ đừng nói là sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản toàn cầu. Thiệt hại cuối cùng là cuộc suy thoái toàn cầu đầu tiên kể từ Thế chiến II và gieo mầm cho cuộc khủng hoảng nợ quốc gia ở khu vực đồng Euro. Hàng triệu hộ gia đình bị mất việc làm, nhà cửa và tiền tiết kiệm.

Hệ thống tài chính đã được đảm bảo thế nào 10 năm sau khủng hoảng? Tiếp tục đọc “Một thập kỉ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008: Điều gì đã thay đổi và chưa hề thay đổi?”