Hoa quả rẻ bèo thế này, nông dân làm sao sống nổi?! 

PT – 14:43 | 08/01/2019

Gần tết, các chợ ở TP HCM xuất hiện nhiều xe đẩy, xe ba gác chở đầy hoa quả, rau củ: Xoài, ổi, vú sữa, khoai lang, củ cải, bầu bí… bán với giá như cho không. Người mua hồ hởi bấy nhiêu thì nông dân khóc ròng bấy nhiêu.
hoa qua re beo the nay nong dan chet chu lam sao song noi
Mận An Phước bán như cho không trên đường phố

Quanh năm dãi nắng dầm sương, gieo hạt, chăm sóc, người nông dân cũng muốn thành quả lao động của mình được bù đắp nhưng lại phải sống trong thấp thỏm, chịu nhiều rủi ro.

Làm cái nghề phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, ông Trời, họ hoàn toàn không biết những thành quả mình làm ra đang nằm trên ruộng, vườn, ngày mai có còn hay không. Một cơn lũ, cơn bão thổi qua, có thể cuốn trôi, mất trắng. Tiếp tục đọc “Hoa quả rẻ bèo thế này, nông dân làm sao sống nổi?! “

Thay đổi chính sách giá điện mặt trời

(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Trong đó, Quyết định sửa đổi quy định về giá điện đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà.

Theo quy định mới, các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều. Bên bán điện thực hiện thanh toán lượng điện năng nhận từ lưới điện theo quy định hiện hành. Bên mua điện thực hiện thanh toán lượng điện năng từ dự án trên mái nhà phát lên lưới điện với giá mua bán điện quy định như đối với dự án điện mặt trời nối lưới. Các bên có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về thuế và phí.

Giá mua bán điện đối với dự án trên mái nhà cho năm tiếp theo được xác định trên cơ sở tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày công bố tỷ giá cuối cùng của năm trước.

Tiếp tục đọc “Thay đổi chính sách giá điện mặt trời”

Chuyện cậu nhóc đi “giang hồ” gần nhà rồi xa hơn nữa

Thời niên thiếu, vừa vào lớp đệ thất ở tuổi 11 là thật may mắn, ba mẹ tôi cho đi hướng đạo, còn gọi là chơi xì-cút (scout). Phong trào hướng đạo có những hoạt động rất thú vị, gần gũi với thế giới tự nhiên, như thám du, tập quan sát thiên nhiên, học mưu sinh thoát hiểm – như trong tình huống lạc vào rừng sâu thì phải làm sao cho an toàn và sống sót…, thật hợp với tính tò mò, thích khám phá ngoại cảnh của lứa tuổi mới lớn. Tiếp tục đọc “Chuyện cậu nhóc đi “giang hồ” gần nhà rồi xa hơn nữa”

Tản mạn về tiếng Việt “hiện tượng đồng hoá âm thanh” (phần 4) – phong phanh hay phong thanh?

Nguyễn Cung Thông[1]

Bài này là phần 4 trong loạt bài viết về hiện tượng đồng hóa âm thanh trong ngôn ngữ với tâm điểm là tiếng Việt. Phần 1 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) qua các cách dùng ròng rọc < rọc rọc, phưng phức < phức phức, nơm nớp < nớp nớp, phấp phất/phất phới/phân phất < phất phấtkhám bệnh < khán bệnh. Phần 2 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (thanh điệu) qua các cách dùng Huyền Trang < Huyền Tảng/Tráng, Tịnh Độ < Tịnh Thổ. Phần 3 chú trọng vào cách dùng tẩm liệm so với tấn/ tẫn/tẩn liệm qua khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) như khán bệnh > khám bệnh. Bài này (phần 4) bàn về các dạng phong thanh (phong thinh), phong phanhphong văn. Tiếp tục đọc “Tản mạn về tiếng Việt “hiện tượng đồng hoá âm thanh” (phần 4) – phong phanh hay phong thanh?”