Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: Việt Nam không nên là “tù nhân” của năng lượng than

Dân trí
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt nam 2019 bàn về chủ đề Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và củng cố An ninh năng lượng đảm bảo phát triển bền vững diễn ra sáng nay (17/1) tại Hà Nội, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định: Việt Nam không cần thiết phải là “tù nhân”, lệ thuộc vào năng lượng than.

Ông John Kerry, người đang là Chủ tịch danh dự Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie nhấn mạnh: Tôi luôn ấn tượng với nguồn năng lượng của người dân Việt Nam, đa số dân trẻ hướng tới tương lai và có mối quan hệ tốt hơn với thế giới.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: Việt Nam không nên là tù nhân của năng lượng than - Ảnh 1.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ ngài John Kerry tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2019.

Ông Kerry cho rằng, hiện thách thức của mỗi quốc gia là khác nhau nhưng nhu cầu đều giống nhau đó là năng lượng. “Lựa chọn của chúng ta về năng lượng là phải chú ý đến biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang diễn ra rồi. Nhu cầu về than của Đông Nam Á hiện nay vẫn tăng và tăng cao nhất ở Đông Nam Á với mức 5% so với thế giới”, ông Kerry nói. Tiếp tục đọc “Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: Việt Nam không nên là “tù nhân” của năng lượng than”

Phân tích các yếu tố đảm bảo công bằng trong chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam

Báo cáo nghiên cứu của GreenID (Bản thảo – Draft version)

Bản chính thức được công bố sau hội thảo:

Nghiên cứu phân tích yếu tố đảm bảo công bằng trong chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam” được tổ chức vào  8:30 – 12:30 ngày 22-1-2019 tại Hội trường 2, Tầng 1, Nhà J, Khách sạn La Thành, 226 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

TÓM TẮT
Chuyển dịch sang năng lượng tái tạo đã trở thành xu hướng phát triển ở quy mô toàn cầu. Quá trình chuyển dịch đang diễn ra ở nhiều quốc gia đã đưa lại những kinh nghiệm quý báu cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tương lai năng lượng Việt Nam đang đứng trước nhiều ngã rẽ. Và giờ đây, câu hỏi lớn với Việt Nam là làm như thế nào để có thể chuyển dịch từ mô hình năng lượng của thế kỷ 20 dựa vào nhiệt điện than và thủy điện lớn sang phát huy lợi thế của nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, chi phí ngày càng thấp hơn để đảm bảo một tương lai năng lượng tự chủ, độc lập, đồng thời giữ gìn môi trường không khí, nguồn nước sạch, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ Trái đất mà vẫn phát triển kinh tế, tạo ra các công ăn việc làm có chất lượng. Năm 2020 là một thời điểm quan trọng với ngành năng lượng Việt Nam vì đây là thời điểm quyết định hình hài của ngành điện quốc gia cho giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn cho mấy thập kỷ kế tiếp. Tiếp tục đọc “Phân tích các yếu tố đảm bảo công bằng trong chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam”

Các quốc gia sông Mê Kông đối mặt với các chi phí ẩn nấp từ các con đập của Trung Quốc – Mekong River nations face the hidden costs of China’s dams

Châu Trần 28/12/2018 mekong-cuulong blog

MKR-( nikkei – 09/05/2018 ) Hàng chục dự án thủy điện đe dọa ngành nông nghiệp và đánh bắt thủy sản ở Đông Nam Á. Bởi YUKAKO ONO, phóng viên báo Nikkei, Nhật bản.

Cuộc sống người dân khu vực ven sông Mekong

Sam In, một nông dân trồng lúa 48 tuổi ở tỉnh Stung Treng, phía đông bắc Campuchia, không bao giờ biết rằng người dân phải trả tiền nước cho đến khi anh ta bị buộc phải rời khỏi nhà của mình trên bờ sông Mê Kông hai năm trước. Tiếp tục đọc “Các quốc gia sông Mê Kông đối mặt với các chi phí ẩn nấp từ các con đập của Trung Quốc – Mekong River nations face the hidden costs of China’s dams”

SÔNG MEKONG CÓ TRỞ THÀNH MỘT BIỂN ĐÔNG MỚI CHO NHỮNG TRANH CHẤP TRONG KHU VỰC?

(Is Mekong River set to become the new South China Sea for regional disputes?)

Catherine Wong – Bình Yên Đông lược dịch mekong-cuulong blog

The South China Morning Post – January 2, 2018

Cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong do Bắc Kinh đề xướng nhằm làm dịu bớt sự căng thẳng do các dự án phát triển, nhưng nó chưa thuyết phục được các nhóm môi trường.

Tháng qua, ngoại trưởng của sáu quốc gia duyên hà sông Mekong đã hội họp ở miền tây nam Trung Hoa để phê chuẩn bản dự thảo kế hoạch phát triển 5 năm cho dòng sông.  Nhưng khi lãnh đạo các quốc gia chuẩn bị để hoàn tất kế hoạch tại cuộc họp sẽ được tổ chức ở Cambodia vào cuối tháng nầy, các nhóm môi trường đã bày tỏ lo ngại cho thủy lộ dài nhất Đông Nam Á. Tiếp tục đọc “SÔNG MEKONG CÓ TRỞ THÀNH MỘT BIỂN ĐÔNG MỚI CHO NHỮNG TRANH CHẤP TRONG KHU VỰC?”