Các công ty khởi nghiệp về công nghệ cho giáo dục tại Đông Nam Á có thể thay đổi ngành giáo dục ra sao?

English: How Southeast Asia’s EdTech Startups Could Reinvent Education

Điều nghe sáo rỗng nhưng là sự thật: Giáo dục rất được coi trọng tại những nước Châu Á phát triển nhanh. Vấn đề là làm thế nào để cung cấp giáo dục có chất lượng cho hàng triệu người có nhu cầu, trong các bối cảnh khác nhau, từ các thành phố lớn như Bangkok hay Hà Nội, đến những vùng nông thôn xa xôi. Trong khi nhiều nước đã thúc đẩy việc cải thiện hệ thống giáo dục, làn sóng thành lập các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục dựa trên nền tảng công nghệ (Edtech) tạo nên một phần của bối cảnh mới – và họ bắt đầu cung cấp các giải pháp có thể thay đổi cách thức học tập.

Edtech là một lĩnh vực tăng trưởng nhanh tại các nước đang phát triển nhanh. Nhiều công ty có những sản phẩm và dịch vụ mà thoạt nhìn có vẻ khá tiêu chuẩn. Đó là ứng dụng điện thoại cho trẻ em để học những kỹ năng căn bản thông qua trò chơi và đố vui; đó là những nền tảng liên kết học sinh ở nhiều độ tuổi khác với các gia sư trực tuyến.

Tuy nhiên khi nhìn sâu hơn, những sản phẩm và dịch vụ này hé lộ những bước ngoặt mới chứa tiềm năng rộng lớn hơn. Nếu có một ứng dụng điện thoại với video và bài kiểm tra với nhiều chủ đề khác nhau – cộng thêm chức năng trò chuyện để tiếp cận với một gia sư dự phòng, trong trường hợp bạn gặp khó khăn, và gợi ý những trợ giúp dài hạn hơn (cả trực tuyến và trực tiếp) nếu cần? Đó là Ruangguru, một công ty cung cấp dịch vụ “học tại một địa điểm” do hai người trẻ tuổi từ Indonesia, người đã lọt vào danh sách 30 nhân vật nổi bật dưới 30 tuổi của Forbes (Forbes 30 Under 30) vào năm 2018 trong danh mục Công nghệ tiêu dùng khu vực Châu Á.

Tiếp tục đọc “Các công ty khởi nghiệp về công nghệ cho giáo dục tại Đông Nam Á có thể thay đổi ngành giáo dục ra sao?”

Trộm hành lý, tiếng xấu đồn xa

  • Trộm hành lý, tiếng xấu đồn xa
  • ‘Giám sát chặt’ mà hành lý vẫn bị rạch?

***

Trộm hành lý, tiếng xấu đồn xa

31/01/2019 09:26 GMT+7

TTOHàng trăm camera giám sát toàn bộ quy trình vận chuyển hành lý ở sân bay, người có trách nhiệm cam kết giám sát chặt chẽ nhưng vẫn xảy ra nạn rạch hành lý lấy trộm tài sản của hành khách (báo Tuổi Trẻ ngày 30-1 đã phản ánh).

Thùng hành lý ký gửi (bị thủng một lỗ) của cô M.A.T. đi chuyến bay SQ184 từ Singapore về đến sân bay Tân Sơn Nhất chiều 27-1 – Ảnh: MINH ANH

Tệ mất hành lý theo kiểu ăn cắp vặt này đã để lại những tiếng xấu lan từ năm này qua năm khác, không chỉ ở trong nước mà cả nước ngoài. Tiếp tục đọc “Trộm hành lý, tiếng xấu đồn xa”