Nông dân đổi nghề vì năng lượng trên sông Srepok

Ngày 23/6/2017, trong hội thảo “Nơi dòng sông chảy ngược: Nước, giới và phát triển” tổng kết dự án “Đánh giá tác động giới từ các công trình thủy điện trên sông Srepok” do Oxfam tài trợ, tổ chức tại TP Buôn Ma Thuột, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD) trao giải Ảnh đẹp cho nhiều tác giả nông dân đã được dự án tặng máy ảnh, hướng dẫn cách chụp để tự kể về câu chuyện của cộng đồng qua ảnh, góp hơn 100 ảnh để triển lãm, in sách.

Các nhóm nông dân được dự án tài trợ chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu

Dự hội thảo có gần 90 nông dân đến từ Thừa thiên- Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, và Đắk Lắk. Được dự án hỗ trợ để chuyển đổi ngành nghề, tăng nguồn thu nhập sau khi chuyển chỗ ở, tái định cư, các nhóm nông dân đã chia sẻ kinh nghiệm về một số mô hình có triển vọng như nuôi heo rừng, làm rượu cần, thâm canh tiêu và cà phê theo tiêu chí xanh sạch. Giải nhất ảnh đẹp thuộc về nhóm nông dân góp vốn nuôi heo rừng ở thôn Ea Tung (xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) với blog ảnh “Người bạn mới”.

Blog ảnh Người Bạn Mới của nông dân thôn Ea Tung đoạt giải nhất ảnh tự chụp
Nhóm nông dân thôn Ea Tung đồng tác giả ảnh Người Bạn Mới
Tác giả bộ sách Nghịch lý trên dòng sông chảy ngược trao giải cho các tác giả ảnh

Mời trưởng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên chia sẻ câu chuyện về sự đánh đổi và trả giá cho các bậc thang thủy điện tạo năng lượng trên sông Srepok, Ts. Nguyễn Quý Hạnh chuyên gia chương trình cho biết: Chủ đề hội thảo được nuôi bền bỉ từ cảm hứng sau khi đọc bộ sách ký sự báo chí “Nghịch lý trên dòng sông chảy ngược” của nhà báo Hoàng Thiên Nga, mà nhóm chuyên gia tình cờ mua được hơn 4 năm trước đây, tại Huế.

Thiên Phương

2 bình luận về “Nông dân đổi nghề vì năng lượng trên sông Srepok

  1. “Chủ đề hội thảo được nuôi bền bỉ từ cảm hứng sau khi đọc bộ sách ký sự báo chí “Nghịch lý trên dòng sông chảy ngược” của nhà báo Hoàng Thiên Nga, mà nhóm chuyên gia tình cờ mua được hơn 4 năm trước đây, tại Huế.”

    – Em chúc mừng chị nhận được quả ngọt từ hạt giống đã gieo cũng lâu lâu.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s