Xung đột nguồn nước: Đi tìm lời giải?

tiasang  – Thanh An

Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu khiến cơn khát “giọt nước, giọt vàng” xuất hiện thường xuyên ở nhiều vùng đất, qua đó châm ngòi cho những xung đột nguồn nước.

Dòng Vu Gia – Thu Bồn là khởi nguồn của xung đột nguồn nước diễn ra trong nhiều năm. Nguồn: Báo Đà nẵng.

Một tương lai ngày càng khát

Chảy qua hai xã cạnh nhau là Đại Đồng và Đại Quang, huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam), suối Mơ và suối Thơ không chỉ có vẻ đẹp nguyên sơ thu hút nhiều du khách mà còn là nguồn cấp nước quan trọng cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, cuộc sống xoay quanh hai con suối không thơ mộng như cái tên của nó: “Hầu như năm nào ở đây cũng xảy ra xung đột nghiêm trọng vào mùa khô do khan hiếm nước. Cả hai xã đều cho rằng nguồn nước không được quản lý và phân bổ công bằng. Xung đột vẫn diễn ra hằng năm và vẫn chưa tìm được biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề”, PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế, kể lại sau chuyến khảo sát về tình trạng tranh chấp nước ở khu vực này vào năm 2019.

Tiếp tục đọc “Xung đột nguồn nước: Đi tìm lời giải?”

Thổn thức bản nghèo (3 kỳ)

Thổn thức bản nghèo-Kỳ 1: Bóng tối dưới chân đèn

02/08/2022 | 10:32

TP Trong chiều dài một km nhưng sông Nậm Mộ đã phải gánh 3 nhà máy thủy điện. Hệ lụy nhãn tiền, người dân oằn mình chịu đựng. Lợi đâu chưa thấy nhưng khó khổ đã thấy nhiều.

Những hộ dân ở bến thượng lưu lòng hồ thủy điện Bản Vẽ

Ngược dòng Nậm Mộ

Giữa tháng 7, chúng tôi trở lại xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Con đường xưa cũ nay được mở rộng, thảm nhựa giúp chúng tôi đến với Tà Cạ nhanh hơn. Những bản làng nằm vắt vẻo bên sườn núi, bờ sông là nơi sinh tồn bao đời nay của cộng đồng dân tộc Thái, Khơ Mú…. Giao thông đã thuận lợi hơn những năm về trước nhưng Tà Cạ vẫn thế, như một đóa hoa rừng chưa đến thì bung nở. “Thủy điện lần lượt chắn dòng, sông Nậm Mộ bị chia cắt thành nhiều đoạn, chỉ 1km đã có 3 nhà máy, nếu tính mật độ và số lượng nhà máy thủy điện thì không địa phương nào nhiều hơn Tà Cạ. Thế nhưng, 3 bản của xã vẫn chưa có điện lưới. Ánh sáng từ điện còn chưa có, nói gì đến phát triển kinh tế”, ông Vi Văn Mằn – Chủ tịch xã Tà Cạ trầm buồn lí giải.

Tiếp tục đọc “Thổn thức bản nghèo (3 kỳ)”

Opinion: Energy importers must consider true ‘sustainability’ of Laos hydropower

Proponents describe regional power grids as a way to promote economic growth, energy security and renewables in Southeast Asia, but this might come at a heavy cost

Lat Tha Hae temple in Luang Prabang province, Laos, half submerged by the Nam Ou 1 hydropower dam (Image: Ton Ka/China Dialogue)

Ming Li Yong

the third pole – August 23, 2022

On 23 June 2022, the import of 100 megawatts (MW) of hydropower from Laos to Singapore through Thailand and Malaysia was hailed as a historic milestone. Part of a pilot project known as the Lao PDR-Thailand-Malaysia-Singapore Power Integration Project (LTMS-PIP), this event represented Singapore’s first ever import of renewable energy, and also the first instance of cross-border electricity trade involving four countries from the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN).

However, this development takes place amid rising concerns for the ecological future of the transboundary Mekong River and the millions of people who depend on it. A 2018 study by the Mekong River Commission concluded that further hydropower development on the river would negatively affect ecosystems, and would reduce soil fertility, rice production, fish yields and food security, while increasing poverty in the river basin.

Tiếp tục đọc “Opinion: Energy importers must consider true ‘sustainability’ of Laos hydropower”

In the Mekong Basin, an ‘unnecessary’ dam poses an outsized threat

  • A dam being built in Laos near the border with Cambodia imperils downstream communities and the Mekong ecosystem as a whole, experts and affected community members say.
  • The Sekong A dam will close off the Sekong River by the end of this year, restricting its water flow, blocking vital sediment from reaching the Mekong Delta in Vietnam, and cutting off migration routes for a range of fish species.
  • Experts say the energy to be generated by the dam — 86 megawatts — doesn’t justify the negative impacts, calling it “an absolutely unnecessary project.”
  • This story was supported by the Pulitzer Center’s Rainforest Investigations Network where Gerald Flynn is a fellow.

Tiếp tục đọc “In the Mekong Basin, an ‘unnecessary’ dam poses an outsized threat”

Hợp tác cấp vùng về thương mại điện năng

IUCN – 06 Th12, 2022

Trong lúc việc phát triển và mở rộng năng lượng mặt trời và gió sẽ là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam giảm tiêu thụ than và đáp ứng yêu cầu trong lộ trình thực hiện các cam kết tại COP26, thì việc tăng cường nhập khẩu điện từ các nước láng giềng là một giải pháp bổ sung. Trong Kế hoạch Phát triển Điện lực 8 của Việt Nam (PDP 8) ban hành tháng 4 năm 2022 đã đưa ra dự đoán lượng điện nhập khẩu sẽ tăng từ 572 MW vào năm 2020 lên khoảng 4.000 MW vào năm 2025.

content hero image

Photo: A solar project invested by Trung Nam Group © Trung Nam Group

Tương lai thì nguồn điện nhập khẩu vào Việt Nam phần lớn sẽ đến từ CHDCND Lào và có thể từ Campuchia. Tuy nhiên, cách thức Việt Nam tham gia thương mại điện năng với các nước láng giềng này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển các dự án phát điện ở các quốc gia này. Phần lớn nguồn điện năng mà Việt Nam nhập khẩu từ CHDCND Lào đến từ các đập thủy điện và các đập này có thể có tác động tiêu cực đáng kể cho Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Hợp tác cấp vùng về thương mại điện năng”

Phỏng vấn Ngô Thế Vinh – người đi dọc 4.800km sông Mekong

NĐT –  10:05 | Chủ nhật, 15/05/2016 0

LTS. Gần 20 năm tâm huyết với các vấn đề trên dòng Mekong cũng như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), bác sĩ Ngô Thế Vinh không chỉ là một nhà văn với hai tác phẩm Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng và Mekong – dòng sông nghẽn mạch, ông còn là một nhà hoạt động môi trường bền bỉ. Ông đã có những chuyến đi dọc dòng Mekong dài 4.800km, từ Tây Tạng đổ xuống Biển Đông. Người Đô Thị có cuộc phỏng vấn ông Ngô Thế Vinh về các vấn đề nóng bỏng hiện nay trên dòng Mekong và ĐBSCL.

Thưa, dù đã 17 năm trôi qua, từ những chuyến đi dọc dòng sông Mekong dài 4.800km, bức tranh sống động mà ông “phác họa” về những tác hại khủng khiếp do các con đập thủy điện gây ra cho đời sống người dân lưu vực sông Mekong đến nay vẫn nóng hổi tính thời sự. Từ những dự cảm rất sớm về những hậu quả do các đập thủy điện gây ra trên dòng Mekong và cho ĐBSCL nói riêng, ông nhận định gì về thực trạng hiện nay?

Năm 2000, khi nói “Cửu Long cạn dòng”, nhiều người xem đó là phát biểu “nghịch lý” bởi đó là năm có lụt lớn ở miền Tây. Một vị tu sĩ đang tất bật lo việc cứu trợ, mới nghe tên cuốn sách đã phát biểu: “Đang lũ lụt ngập trời với nhà trôi người chết mà lại nói “Cửu Long cạn dòng” là thế nào?” Nhưng cần hiểu rằng lũ và hạn tương ứng với mùa mưa và mùa khô là chu kỳ tự nhiên đã có hàng ngàn năm trên dòng Mekong và các vùng châu thổ, và đến nay thì mức độ càng trầm trọng và gay gắt.

Chúng ta không thể đổ lỗi hết cho “thiên tai”, mà cần can đảm gọi cho đúng tên những yếu tố “nhân tai” bởi do chính con người gây ra qua suốt quá trình phát triển không bền vững và có tính tự hủy từ nhiều thập niên qua, đã làm gãy đổ sự cân bằng của cả một hệ sinh thái vốn phức tạp nhưng cũng hết sức mong manh của dòng Mekong.

Băng qua Biển Hồ đến khu Bảo tồn sinh thái Tonle Sap (nguồn: tư liệu Ngô Thế Vinh)

Tiếp tục đọc “Phỏng vấn Ngô Thế Vinh – người đi dọc 4.800km sông Mekong”

Cambodian mega dam’s resurrection on the Mekong ‘the beginning of the end’

mongabay – by Gerald FlynnNehru Pry on 15 September 2022

  • Cambodian authorities have greenlit studies for a major hydropower dam on the Mekong River in Stung Treng province, despite a ban on dam building on the river that’s been in place since 2020.
  • Plans for the 1,400-megawatt Stung Treng dam have been around since 2007, but the project, under various would-be developers, has repeatedly been shelved over criticism of its impacts.
  • This time around, the project is being championed by Royal Group, a politically connected conglomerate that was also behind the hugely controversial Lower Sesan 2 dam on a tributary of the Mekong, prompting fears among local communities and experts alike.
  • This story was supported by the Pulitzer Center’s Rainforest Investigations Network where Gerald Flynn is a fellow.

STUNG TRENG, Cambodia — A long-dormant plan to build a mega dam on the mainstream of the Mekong River in Cambodia’s northeastern Stung Treng province appears to have been revived this year, leaving locals immediately downstream of the potential sites worried and experts confounded.

Tiếp tục đọc “Cambodian mega dam’s resurrection on the Mekong ‘the beginning of the end’”

Hệ lụy kéo dài của một dự án thủy điện

Hoàng Thanh/nld.com.vn – 22/04/2022

Sau 9 năm thu hồi đất để làm thủy điện Đắk Đrinh là tình trạng dân làng đánh nhau vì tranh giành đất, là khu tái định cư bỏ hoang, mục nát vì dân không ở.

Những ngôi nhà tái định cư bỏ hoang, không có người ở

Thủy điện Đắk Đrinh nằm trên địa bàn 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi với công suất 125 MW. Năm 2013, để thực hiện dự án này, hàng trăm hộ dân của xã Đắk Nên, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum đã phải nhường toàn bộ nhà cửa, đất đai của mình. Đến nay, sau 8 năm kể từ khi thủy điện hoàn thành, chi phí bồi thường vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Theo ông Trần Thanh Minh, Chủ tịch UBND xã Đắk Nên, huyện Kon Plông, chỉ riêng ở xã này thì chủ đầu tư vẫn còn nợ hơn 33 tỉ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ các hộ bị ảnh hưởng.

Tiếp tục đọc “Hệ lụy kéo dài của một dự án thủy điện”

Laos allows private firms to study building power line to Vietnam

The Lao Government has given the green light for two private companies to carry out a feasibility study on the construction of a 220kV transmission line which would carry electricity from five dams in northern Laos to Vietnam.

VNA Tuesday, February 08, 2022 14:55 

Laos allows private firms to study building power line to Vietnam hinh anh 1
Illustrative image (Photo: VNA)

If the study is approved, the line will transmit electricity from Nam Ou dams No.3, 4, 5, 6 and 7 through Luang Prabang and Phongsaly provinces to Vietnam.

Tiếp tục đọc “Laos allows private firms to study building power line to Vietnam”

Bao giờ người dân tái định cư thủy điện Hồi Xuân hết khổ?

NN – Thứ Tư 14/04/2021 , 08:04

Nhà máy thủy điện Hồi Xuân có tổng mức đầu tư trên 3,3 nghìn tỷ đồng “đắp chiếu” nhiều năm do thiếu vốn. Nhiều công trình dân sinh không thực hiện đúng cam kết.

Chủ đầu tư nhà máy thủy điện Hồi Xuân bội tín

Nghe chúng tôi hỏi đường đến cầu bản Pan bắc qua sông Mã thuộc xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), một người đàn ông chạy theo hỏi: “Khi nào thì tiếp tục xây cây cầu này vậy các chú?”.

Cầu bản Pan chỉ mới thi công được hai mố cầu thì dừng lại nhiều năm nay. Ảnh: Võ Dũng.
Cầu bản Pan chỉ mới thi công được hai mố cầu thì dừng lại nhiều năm nay. Ảnh: Võ Dũng.

Tiếp tục đọc “Bao giờ người dân tái định cư thủy điện Hồi Xuân hết khổ?”

Hãy cứu lấy những di chỉ văn hoá sắp ngập dưới lòng hồ Thuỷ điện Sơn La

cand – 08:54 08/11/2005

PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử đã từng đứng bên sông Đà rơi nước mắt chứng kiến các di chỉ khảo cổ nổi tiếng Đông Nam Á như Bản Phố, Cụm Đồn, Sập Việt, Thọc Kim… của huyện Phù Yên và Bắc Yên mới được nghiên cứu sơ bộ đã vĩnh viễn nằm dưới cốt nước của hồ thủy điện Hòa Bình. Ông xúc động: “Dẫu sau này khảo cổ học dưới nước phát triển cũng không dễ tìm lại vị trí di tích chứ chưa nói đến việc khai quật dưới đáy hồ”.

Du lịch, GO!: Những hòn đá bí ẩn bên thủy điện Sơn La
Hòn đá cổ có vết khắc ở di chỉ khảo cổ Pá Màng.

Tiếp tục đọc “Hãy cứu lấy những di chỉ văn hoá sắp ngập dưới lòng hồ Thuỷ điện Sơn La”

Việt Nam tiếp tục mua điện từ Lào

SGGPO Thứ Ba, 10/8/2021 10:18

Sáng nay 10-8, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông tin, EVN đã ký kết 3 biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu mua bán điện với các chủ đầu tư thủy điện tại Lào. 

Việt Nam tiếp tục mua điện từ Lào ảnh 1
Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành (đứng bên trái) ký kết biên bản hợp tác dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith. Ảnh: TTXVN

Cụ thể, ngày 9-8, tại nước CHDCND Lào, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dương Quang Thành và các lãnh đạo doanh nghiệp của Lào đã ký kết các biên bản ghi nhớ dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith.

Tiếp tục đọc “Việt Nam tiếp tục mua điện từ Lào”

Kon Tum cần biết nói không với thủy điện

Hệ lụy từ các dự án thủy điện ở miền Trung – Tây Nguyên
[Bài 9] Kon Tum cần biết nói không với thủy điện

NN – 01/06/2021 , 15:28

Từ năm 2013, Quốc hội đã loại gần 500 thủy điện ra khỏi quy hoạch để bảo vệ môi trường. Nhưng tỉnh Kon Tum lại phê duyệt 5 dự án thủy điện trong 1 ngày.

Với nguồn thủy năng phong phú, tỉnh Kon Tum là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư xây dựng thủy điện trong nhiều năm qua.  Hệ quả, các dự án thủy điện ngày càng gia tăng, kéo theo tình trạng hạn hán, lũ lụt ngày một lớn. Quan ngại hơn, cuộc sống người dân đang sinh sống quanh lưu vực các con sông càng trở nên cơ cực.

Đăk Pxi đã thành dòng sông chết

Gánh trên mình hàng chục nhà máy thủy điện, sông Đăk Pxi được ví như “dòng sông chết”. Mùa khô thì dòng sông Đăk Pxi (Kon Tum) khô hạn, mùa mưa thì ngập lụt nặng nề. Chưa bao giờ, người dân đang sinh sống quanh lưu vực sông Đăk Pxi trở nên bất an như bây giờ.

Thủy điện Đăk Pxi bậc 2 (Công ty cổ phần thủy điện Đức Nhân) xây dựng chắn ngang dòng sông Đăk Pxi khiến phía hạ du khô hạn, người dân không có nước phục vụ sản xuất. Ảnh: T.A.
Thủy điện Đăk Pxi bậc 2 (Công ty cổ phần thủy điện Đức Nhân) xây dựng chắn ngang dòng sông Đăk Pxi khiến phía hạ du khô hạn, người dân không có nước phục vụ sản xuất. Ảnh: T.A.

Tiếp tục đọc “Kon Tum cần biết nói không với thủy điện”

Khát vọng ‘ốc đảo’ Phan Thanh

NN Phan Thanh, Tân Lập là hai xã phía Nam của huyện Lục Yên, một vùng đất sầm uất bên dòng sông Chảy, khi thủy điện Thác Bà hoàn thành nơi đây trở thành ‘ốc đảo’…

Con đường Tân Lập - Phan Thanh được người dân góp tiền mở rộng các khúc cua. Ảnh: Thái Sinh.
Con đường Tân Lập – Phan Thanh được người dân góp tiền mở rộng các khúc cua. Ảnh: Thái Sinh.

Trong ký ức của nhiều người trước khi nhà máy thủy điện Thác Bà chưa được xây dựng, dòng sông Chảy trở thành tuyến giao thông huyết mạch nối các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai. Hai anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật đã chọn vùng đất ven sông Chảy lập đại bản doanh chống lại quan lại địa phương hà hiếp dân chúng, sau đó mở rộng sang tận Tuyên Quang, Lào Cai đào thành đắp lũy giúp vua Lê Anh Tông và Lê Trang Tông chống lại nhà Mạc, được phong là Gia quốc công, hay còn gọi là Chúa Bầu. Phần lớn những thành quách đã trở thành phế tích hay chìm dưới lòng hồ Thác Bà.

Tiếp tục đọc “Khát vọng ‘ốc đảo’ Phan Thanh”

Lỗ hổng an ninh năng lượng – 5 bài

Trong 3 năm trở lại đây, đầu tư cho ngành năng lượng, gồm điện – than – dầu khí, suy giảm đã tạo ra khoảng trống, gây áp lực lớn lên an ninh năng lượng của nước ta. Với một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, để thoát “bẫy thu nhập trung bình”, thì an ninh năng lượng phải là trụ cột trong chính sách phát triển, chứ không thể là “gót chân Asin” của nền kinh tế.

Tiếp tục đọc “Lỗ hổng an ninh năng lượng – 5 bài”