Hệ lụy kéo dài của một dự án thủy điện

Hoàng Thanh/nld.com.vn – 22/04/2022

Sau 9 năm thu hồi đất để làm thủy điện Đắk Đrinh là tình trạng dân làng đánh nhau vì tranh giành đất, là khu tái định cư bỏ hoang, mục nát vì dân không ở.

Những ngôi nhà tái định cư bỏ hoang, không có người ở

Thủy điện Đắk Đrinh nằm trên địa bàn 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi với công suất 125 MW. Năm 2013, để thực hiện dự án này, hàng trăm hộ dân của xã Đắk Nên, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum đã phải nhường toàn bộ nhà cửa, đất đai của mình. Đến nay, sau 8 năm kể từ khi thủy điện hoàn thành, chi phí bồi thường vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Theo ông Trần Thanh Minh, Chủ tịch UBND xã Đắk Nên, huyện Kon Plông, chỉ riêng ở xã này thì chủ đầu tư vẫn còn nợ hơn 33 tỉ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ các hộ bị ảnh hưởng.

Tiếp tục đọc “Hệ lụy kéo dài của một dự án thủy điện”

Phải có chính sách cho người hi sinh vì phát triển đô thị

TTCTQUỲNH TRUNG 12/5/2018 4:05 GMT+7

Tác giả Erik Harms đã chia sẻ thêm với TTCT về quyển sách Luxury and Rubble của anh.

Erik Harms khi đang tìm hiểu về hoàn cảnh của nhiều gia đình ở Thủ Thiêm bị di dời qua bên kia sông Đồng Nai, ở một khu tái định cư thuộc huyện Nhơn Trạch vào tháng 7- 2012 (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Erik Harms khi đang tìm hiểu về hoàn cảnh của nhiều gia đình ở Thủ Thiêm bị di dời qua bên kia sông Đồng Nai, ở một khu tái định cư thuộc huyện Nhơn Trạch vào tháng 7- 2012 (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Vì sao anh viết quyển sách này?

– Trước khi thực hiện dự án này, tôi nghiên cứu về sự phát triển đô thị và đã viết cuốn sách Saigon’s Edge: On the Margins of Ho Chi Minh City (tạm dịch: Bên lề Sài Gòn: Câu chuyện của những vùng ven) nói về sự phát triển của các khu vực vùng ven Sài Gòn như Hóc Môn.

Sau đó, tôi trở lại Việt Nam tìm hiểu thêm về những vấn đề quan trọng của đất nước các bạn. Tôi phát hiện sự phát triển đô thị mới ở Việt Nam rất quan trọng và tất cả mọi người đều quan tâm. Ngoài ra, giới trí thức và kiến trúc sư chưa phân tích đủ những ảnh hưởng xã hội của mô hình này.

Tiếp tục đọc “Phải có chính sách cho người hi sinh vì phát triển đô thị”

Sống bấp bênh bên mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á

zingnewsPhạm Trường, Thứ hai, 19/4/2021 05:30 (GMT+7) –

Gần 15 năm qua, hàng nghìn hộ dân ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) sống trong cảnh “ở không được, đi không xong” khi mỏ sắt Thạch Khê bất động.

“Cả nghìn hộ dân phải bỏ nhà, bỏ đất canh tác để nhường đất cho dự án mỏ sắt Thạch Khê. Ai cũng nghĩ cuộc sống sẽ tốt hơn tại nơi ở mới nhưng mọi điều ngược lại. Thiếu nước sạch, thiếu đất, thiếu việc làm đã khiến không ít người quay về bên moong mỏ, giữa lúc mỏ sắt đang nằm im lìm”, bà Nguyễn Thị Phú (75 tuổi, thôn Văn Sơn, xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), tâm sự.

Bà Phú lo lắng với cuộc sống cạnh mỏ sắt. (Ảnh: Phạm Trường)

Tiếp tục đọc “Sống bấp bênh bên mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á”

Cơn bão ma túy, HIV-AIDS tràn về các khu tái định cư cùng với tiền đền bù

NN 28/11/2017, 14:30 (GMT+7) Năm 2010, công trình Nhà máy thủy điện Hủa Na (huyện Quế Phong, Nghệ An) chính thức khởi công. Đó cũng là thời điểm đánh dấu cơn bão ma túy, HIV-AIDS tràn về các khu  tái định cư (TĐC)…

09-07-48_d_chi_mong_duoc_n_no_v_bo_me_ve_voi_minhEm D. chỉ mong được ăn no và bố mẹ trở về

Hệ lụy không chỉ riêng người dân TĐC mà cả người dân bản địa cũng phải gánh chịu. Tiếp tục đọc “Cơn bão ma túy, HIV-AIDS tràn về các khu tái định cư cùng với tiền đền bù”

Họp Ban Chỉ đạo tỉnh về công tác tái định cư các công trình thủy điện Sơn La

Tin Thủy điện Sơn La Tue, 19/09/2017 14:00 | GMT +7

Dự cuộc họp có các đồng chí: Cầm Ngọc Minh, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Minh Sơn, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Thái Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Bí thư thành ủy Sơn La; cùng các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các huyện, thành phố. Tiếp tục đọc “Họp Ban Chỉ đạo tỉnh về công tác tái định cư các công trình thủy điện Sơn La”

Di dân tự do vẫn nóng ở Tây Nguyên – 4 kỳ

***

Di dân tự do vẫn nóng ở Tây Nguyên – Kỳ 1: Làng lập, rừng mất

25/09/2017 13:39 GMT+7

TTO – Đến thời điểm này, vấn đề người di cư tự do vẫn đè nặng lên các tỉnh Tây Nguyên với nhiều áp lực từ nạn phá rừng và các vấn đề xã hội.

Di dân tự do vẫn nóng ở Tây Nguyên - Kỳ 1: Làng lập, rừng mất - Ảnh 1.

Loại thuốc diệt cây cỏ cực độc được người di cư tự do dùng để “diệt rừng” – Ảnh: THÁI LỘC

Tiếp tục đọc “Di dân tự do vẫn nóng ở Tây Nguyên – 4 kỳ”

Son La Dam

Villagers from Chiang Yen village move their houses piece by piece to make way for the Son La Dam.

internationalrivers – The Son La Hydropower Project is the largest and most complex dam project ever built in Vietnam. The project will displace more than 91,000 ethnic minority people, requiring the largest resettlement in Vietnam’s history. Most of these people will be moved between 50 to 100 kilometers away from their current homes and without access to the Da River—a source of livelihood for most of them.

The affected people include ten different ethnic groups, of which the Thai people comprise the majority. These people live mainly by the river and practice wet rice cultivation. One of the major concerns is a shortage of arable land for resettling the tens of thousands of displaced people. Tiếp tục đọc “Son La Dam”

Nông dân đổi nghề vì năng lượng trên sông Srepok

Ngày 23/6/2017, trong hội thảo “Nơi dòng sông chảy ngược: Nước, giới và phát triển” tổng kết dự án “Đánh giá tác động giới từ các công trình thủy điện trên sông Srepok” do Oxfam tài trợ, tổ chức tại TP Buôn Ma Thuột, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD) trao giải Ảnh đẹp cho nhiều tác giả nông dân đã được dự án tặng máy ảnh, hướng dẫn cách chụp để tự kể về câu chuyện của cộng đồng qua ảnh, góp hơn 100 ảnh để triển lãm, in sách.

Các nhóm nông dân được dự án tài trợ chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu

Tiếp tục đọc “Nông dân đổi nghề vì năng lượng trên sông Srepok”

Ẩn giấu gì đằng sau những “đạo lạ”? – 5 bài

  • Bài 1: “Đạo” ra đời từ giấc chiêm bao
  • Bài 2: Fulro – bóng ma quá khứ
  • Bài 3: Nỗi buồn mang tên “Vàng Chứ”
  • Bài 4: Hoạt động tôn giáo cũng trang bị vũ khí
  • Bài 5: Hiểu đúng luật pháp về quyền tự do tôn giáo

Người dân TPHCM đón chào năm mới. Ảnh: VIỆT DŨNG

***

Bài 1: “Đạo” ra đời từ giấc chiêm bao

SGGP – Chủ nhật, 16/09/2012, 23:46 (GMT+7)

LTS: Năm 2009 – 2011, ở nước ta xuất hiện một vài “đạo lạ”, như “đạo Hà Mòn”, “đạo Vàng Chứ” với lời tuyên truyền hoang đường: vay nợ ngân hàng chỉ cần đọc kinh nhiều là tự nhiên được xóa nợ, bệnh không cần uống thuốc đọc kinh sẽ khỏi… (?!). Tiếp tục đọc “Ẩn giấu gì đằng sau những “đạo lạ”? – 5 bài”

Làng chỉ có trẻ em

06/12/2015 08:15 GMT+7

TTỞ khu tái định cư thôn Giang Đông, xã Ea Đăh, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) có hơn 100 trẻ em người Mông (6-18 tuổi) sinh sống, học tập và tự chăm sóc lẫn nhau.

Các em nhỏ ở khu tái định cư Giang Đông chơi trò kéo co - Ảnh: Tiến Thành
Các em nhỏ ở khu tái định cư Giang Đông chơi trò kéo co – Ảnh: Tiến Thành

Cha mẹ các em bỏ khu tái định cư quay lại thôn cũ cách đó 12km, nằm sâu trong rừng để kiếm sống và khoảng một tháng họ mới ra thăm, tiếp tế lương thực cho các em học hành.

Ông Giàng A Nụ – trưởng thôn Giang Đông – cho biết khu tái định cư được xây dựng từ năm 2004 với 87 căn nhà. Tiếp tục đọc “Làng chỉ có trẻ em”

Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959

Posted on by The Observer – NCQT

Nguồn: Peter Hansen (2009). “Bac Di Cu: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959”, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 4, No. 3, pp. 173 -211.

Biên dịch và Hiệu đính: Đỗ Hải Yến

Gia Kiệm, một thị trấn khoảng tám mươi ngàn dân, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh chừng năm mươi kilômét về phía Bắc, trên đường đến Đà Lạt. Thị trấn nổi bật bởi sự phồn thịnh và quy củ, nhưng điểm đặc biệt nhất là sự phong phú của các nhà thờ Công giáo vốn nằm rải rác trên trục đường chính, chỉ cách nhau vài trăm mét. Gia Kiệm không phải là một cộng đồng lâu đời. Trên thực tế, trước năm 1954, đó còn chưa phải là một ngôi làng. Nhưng vào năm đó, Giám mục Thaddeus Lê Hữu Từ đã chọn Gia Kiệm làm nơi tái định cư cho hàng ngàn dân Công giáo bỏ chạy vào Nam từ Giáo khu Phát Diệm của ông ở miền Bắc. Dân Công giáo từ các giáo khu khác ở miền Bắc như Bùi Chu và Thanh Hóa nhanh chóng gia nhập đoàn giáo dân của Lê Hữu Từ tại Gia Kiệm. Tên của các giáo xứ mới thành lập tại Gia Kiệm gợi nhắc gốc gác miền Bắc của họ: Phát Hải, Thanh Sơn, Phúc Nhạc, Ninh Phát, Kim Thượng, v.v…[1] Tiếp tục đọc “Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959”

Sân bay Long Thành: Ba điều ước của người dân vùng dự án

() – Số 251 HÀ ANH CHIẾN – 3:44 PM, 30/10/2015

Không được sửa nhà, ông Phạm Văn Thay (57 tuổi) dùng cửa sổ bằng ni-lông để tránh mưa nắng

Hơn 4.700 hộ dân vùng dự án đã và đang mòn mỏi chờ đợi sân bay Long Thành được triển khai. Nhà cửa của họ sau mười lăm năm nằm trong quy hoạch đã mục nát và “dọa” sập nên họ mong sớm được “khai tử” để chuyển tới nơi tái định cư. Mong dự án sân bay Long Thành sớm triển khai; Có chỗ tái định cư ổn định; Có công việc mới nuôi sống gia đình – 3 điều ước của người dân vùng dự án  trong những ngày này…

Mười lăm năm chờ đợi…

Năm 2005, khi dự án quy hoạch sân bay Long Thành công bố thì mọi hoạt động xây dựng, sang nhượng đất đai tại 6 xã Long An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bàu Cạn, Long Phước của huyện Long Thành đều bị đình lại. Nhiều ngôi nhà vì thế xuống cấp nghiêm trọng, mục nát và có nguy cơ sụp đổ. Các trường học cũng không được sửa sang vì lý do “sắp di dời”, còn công việc người dân cũng chỉ làm cầm chừng cho qua ngày đợi dự án triển khai. Tiếp tục đọc “Sân bay Long Thành: Ba điều ước của người dân vùng dự án”