Thủy điện nắn dòng, người dân Tây Nguyên lao đao vì hạn hán

Tây Nguyên có nguồn tài nguyên nước dồi dào, phong phú với 4 hệ thống sông chính: Sê San, Sêrêpốk, sông Ba và sông Đồng Nai; khá thuận lợi trong việc phát triển thủy điện, thủy lợi.

Mtđt 16:02pm, 31/03/2020Chính vì vậy, những năm qua, hàng trăm nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đã được xây dựng tại khu vực này. Không thể phủ nhận cái được của các dự án thủy điện ở Tây Nguyên thời gian qua đã cung ứng điện năng, điều tiết nguồn nước giữa mùa lũ và mùa cạn, phục vụ thủy lợi; phát triển cơ sở hạ tầng góp phần đổi thay bộ mặt dân cư vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, việc ồ ạt xây dựng thủy điện trên các sông lớn của Tây Nguyên đã gây ra nhiều hệ lụy đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên; được điện thì mất rừng; hạn hán, lụt lội, lũ quét, sạt lở sông, suối luôn đe dọa…

Một công trình thủy điện tại Tây Nguyên. Ảnh: Internet.

Tiếp tục đọc “Thủy điện nắn dòng, người dân Tây Nguyên lao đao vì hạn hán”

Bên dòng Sêrêpốk: Đánh đu với tử thần

Quang Viên  13 THANH NIÊN

Nằm trên cao nguyên sâu thẳm, Sêrêpốk là dòng sông chảy ngược duy nhất của Việt Nam. Bên dòng Sêrêpốk hùng vĩ hãy còn nhiều điều thú vị…

Người dân qua dòng sông hung dữ bằng cáp treo tự chế /// Quang Viên
Người dân qua dòng sông hung dữ bằng cáp treo tự chế QUANG VIÊN

Nhảy đá, đi cáp “tử thần”, qua sông dữ bằng xuồng bé tẻo teo là chuyện thường ngày của những người lớn, thậm chí trẻ con 4 – 5 tuổi ở TT.Ea T’ling (H.Cư Jút, tỉnh Đắk Nông). Tiếp tục đọc “Bên dòng Sêrêpốk: Đánh đu với tử thần”

Krông Nô – tiếng kêu cứu từ dòng sông chảy ngược

14-10-2019

TTO – Hơn 10 năm trước, Krông Nô (sông Bố – một trong hai nhánh của dòng sông chảy ngược Sêrêpốk) còn uốn lượn êm đềm, cấp nước cho các ruộng đồng, làng xóm. Từ ngày có thủy điện, “cát tặc” lộng hành, dòng sông bị đục khoét, phình to hàng trăm mét, ruộng đất của dân theo đó lở ầm ầm xuống sông…

Hiện tại, dù tỉnh Đắk Nông đã có chủ trương nghiêm cấm khai thác, tác động tại 19 khu vực sạt lở nghiêm trọng trên chiều dài gần 10km dọc sông Krông Nô. Nhưng xuôi dòng, phóng viên Tuổi Trẻ vẫn chứng kiến hàng trăm điểm bị đục khoét, xói lở, phình to.

Nhiều người dân đã phải chấp nhận bán đi mảnh ruộng của mình vì không ngăn nổi lòng tham của “cát tặc”. Tiếp tục đọc “Krông Nô – tiếng kêu cứu từ dòng sông chảy ngược”

Báo động thú ăn chơi hủy hoại môi trường: Ăn tới… tuyệt chủng!

TPLoài người đang không ngừng gây tổn thương nghiêm trọng môi trường sống của chính mình với tốc độ ngày càng nhanh hơn. Trái đất mất dần thế cân bằng sinh thái không chỉ vì con người buộc phải mưu sinh và phát triển, mà còn vì những lối hưởng thụ, những niềm tin vô căn cứ và nhiều kiểu vui chơi thiếu ý thức của nhân loại.

Số phận thê thảm của một con hoẵng (ảnh lớn). Cặp cá mõm trâu vàng đã lên máy bay (ảnh nhỏ).
Số phận thê thảm của một con hoẵng (ảnh lớn). Cặp cá mõm trâu vàng đã lên máy bay (ảnh nhỏ).
  • Tạm giữ gần 3kg nghi cao động vật quý hiếm ở Nội Bài
  • Phát hiện kho động vật quý hiếm ‘khủng’ trên xe khách
  • Mới nhất vụ phá rừng đặc dụng, săn bắn động vật quý hiếm tại Quảng Nam

Đã qua rồi thời quán nhậu trưng biển mời chào đủ món đặc sản từ các loại động vật quý hiếm. Tuy nhiên, số “thượng đế” có nhu cầu vẫn đông đảo, nên chẳng công khai thì bí mật, người ta vẫn tiếp tục giết thịt những con vật sắp tuyệt chủng bằng cách kết nối xuyên quốc gia cả nhiều mạng lưới săn bắt, mua bán, tiêu thụ tinh vi. Tiếp tục đọc “Báo động thú ăn chơi hủy hoại môi trường: Ăn tới… tuyệt chủng!”

Nông dân đổi nghề vì năng lượng trên sông Srepok

Ngày 23/6/2017, trong hội thảo “Nơi dòng sông chảy ngược: Nước, giới và phát triển” tổng kết dự án “Đánh giá tác động giới từ các công trình thủy điện trên sông Srepok” do Oxfam tài trợ, tổ chức tại TP Buôn Ma Thuột, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD) trao giải Ảnh đẹp cho nhiều tác giả nông dân đã được dự án tặng máy ảnh, hướng dẫn cách chụp để tự kể về câu chuyện của cộng đồng qua ảnh, góp hơn 100 ảnh để triển lãm, in sách.

Các nhóm nông dân được dự án tài trợ chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu

Tiếp tục đọc “Nông dân đổi nghề vì năng lượng trên sông Srepok”

Hạnh phúc nơi tình người vẫy gọi

Hoàng Thiên Nga

          Mắt ông không còn nhìn thấy nữa, nhưng tựa vào cánh tay gầy của bà, đôi tình nhân không tuổi ấy không ngần ngại chọn Việt Nam làm đích trở lại hằng năm cho tới khi nào còn có thể, chỉ để được giúp đỡ và sẻ chia…

Tay trong tay đôi tình nhân không tuổi hạnh phúc đi khắp thế giới
Tay trong tay đôi tình nhân không tuổi hạnh phúc đi khắp thế giới

Tiếp tục đọc “Hạnh phúc nơi tình người vẫy gọi”

Hang động Núi lửa Krông Nô – Từ miền lãng quên đến công viên địa chất

Ghi chép

Hoàng Thiên Nga

          Những lời rủ rê hấp dẫn về việc đột nhập vào hệ thống hang động núi lửa Chư B’luck ở huyện Krông Nô , tỉnh Đắk Nông tràn lan trên mạng đã làm “nóng chân” nhiều cánh phượt. Nhưng ít người biết bao mối hiểm nguy chực chờ trong hang động, và phải vài năm nữa, nơi này mới có thể rộn ràng đón khách, khi chính thức trở thành Công viên Địa chất Núi lửa Krông Nô.  

Những ngách hang kỳ ảo và bất ngờ- Ảnh Hoàng Thiên Nga
Những ngách hang kỳ ảo và bất ngờ- Ảnh Hoàng Thiên Nga

Tiếp tục đọc “Hang động Núi lửa Krông Nô – Từ miền lãng quên đến công viên địa chất”

Đất nước tuyệt vời qua du lịch mạo hiểm

Ký sự của Hoàng Thiên Nga

          Phút giây phấn khích khi đổ đèo, leo dốc, bơi suối, lặn biển, chinh phục độ cao hay vỡ òa kinh ngạc trước cảnh sắc kỳ thú bất ngờ hiện ra trong lòng hang động đủ cho nhà thám hiểm lãng quên hết mọi toan tính buồn lo của đời thường, hào hứng với nguồn cảm xúc lạ lùng tươi mới, khiến du lịch mạo hiểm trở thành thú vui vô cùng hấp dẫn !

Lên núi, xuống biển

          Lần đầu tiên leo lên chiếc xe jeep già lão khai sinh từ thế chiến thứ II đã được độ chế lại máy, lột bỏ khung mui rườm rà trần trụi ngó người khác lái lao lên đồi cao dựng đứng, rồi đổ xuống dốc suối thăm thẳm trong tuor mạo hiểm đổ đèo với xe jeep ở khu du lịch làng Cù Lần (thôn suối Cạn, xã Lát huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng), anh Dương Tuấn (nhà ở huyện Ea Kar, Đắk Lắk) thâm niên ôm vô lăng hơn 20 năm vẫn suýt  đứng tim vì sợ.

Băng rừng lội suối
Băng rừng lội suối

Tiếp tục đọc “Đất nước tuyệt vời qua du lịch mạo hiểm”

Hãy cứu những dòng sông

CSRD – Khi tiếp xúc với chúng tôi, TS Đào Trọng Tứ- một trong những chuyên gia hàng đầu về sông ngòi và đập lớn của Việt Nam đã đưa ra ý kiến đầy quan ngại: “Đã quá muộn để phát triển thủy điện bền vững ở Việt Nam!”. Ý kiến của TS Tứ liên quan đến công bố của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) về kết quả khảo sát, điều tra về hồ chứa, đập và đập thủy điện (ĐTĐ) tại 10 dòng sông lớn của Việt Nam những năm gần đây.

Đập thủy điện Ia Krel bị vỡ ngày 1/08/2014 (Ảnh Đại đoàn kết).

Chi chít đập, hồ chứa và đập thủy điện


Ở Tây Nguyên, sông Sêrêpôk cung cấp nguồn nước mặt cho 4 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai đang trong tình trạng thoi thóp vì ô nhiễm. Do địa hình lưu vực phức tạp, thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc nên dòng sông phải hứng chịu chất thải từ các khu công nghiệp Hòa Phú (Đăk Lăk), Tâm Thắng (Đăk Nông). Nguồn lợi thủy sản của dòng sông không chỉ cạn kiệt mà còn có nguy cơ tuyệt chủng. Sinh kế của cả triệu dân cư bản địa suy giảm nghiêm trọng bởi các CTTĐ.

Tiếp tục đọc “Hãy cứu những dòng sông”

Thủy điện trong mắt các nạn nhân 

25/10/2015 08:03 GMT+7

TTMột số người dân ở bốn tỉnh miền Trung và Tây nguyên đã được phát máy ảnh để ghi lại hình ành cuộc sống của chính mình bị đảo lộn như thế nào từ khi có thủy điện…

Sau hơn bảy năm di dời nhường đất xây dựng thủy điện Đắk Mi 4, cuộc sống của người dân ở thôn Nước Lang, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong ảnh: người dân thôn Nước Lang trồng keo, tràm để cải thiện thu nhập vì đất đai không thể trồng hoa màu - Ảnh: Hồ Văn Tất
Sau hơn bảy năm di dời nhường đất xây dựng thủy điện Đắk Mi 4, cuộc sống của người dân ở thôn Nước Lang, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong ảnh: người dân thôn Nước Lang trồng keo, tràm để cải thiện thu nhập vì đất đai không thể trồng hoa màu – Ảnh: Hồ Văn Tất

Nguồn nước ô nhiễm, cá tôm bị giảm sút, ruộng nương bị ngập úng, nhà ở tái định cư tạm bợ…

Đó là những thông điệp phản ảnh những tác động về môi trường tại khu vực miền Trung – Tây nguyên, do chính những người dân bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng các thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ở Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế ghi lại bằng hình ảnh. Tiếp tục đọc “Thủy điện trong mắt các nạn nhân “