Với sự hỗ trợ của UNICEF tại Việt Nam từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thành công sáng kiến giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ tại các tỉnh Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh. Báo cáo Đánh giá cuối kỳ của sáng kiến này đã nêu bật những bằng chứng cho thấy giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ là giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập của Việt Nam. Phát huy kết quả của sáng kiến này, tỉnh An Giang đang áp dụng mở rộng giải pháp giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ với tiếng Khmer. Video này cho thấy những trải nghiệm về lợi ích đối với học sinh và gia đình khi học sinh tham gia chương trình giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ. Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong những năm đầu khi học sinh tới trường sẽ khuyến khích học sinh học tốt hơn, đi học chuyên cần hơn và giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ giúp học sinh dân tộc học tốt hơn Tiếng Việt và các ngoại ngữ khác sau này. Giáo viên, học sinh và phụ huynh đều đánh giá cao tác dụng của giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ. Giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ giúp nâng cao năng lực cho học sinh, gia đình và cộng động dân tộc trong việc hội nhập xã hội và thực hiện đầy đủ quyền công dân của họ. Giáo dục song ngữ, do vậy, đã mở ra một con đường dẫn đến phát triển bền vững.
Bilingual education is a gateway to Sustainable Development
The Ministry of Education and Training in Viet Nam has successfully implemented the initiative supported by the United Nations Children’s Fund (UNICEF) that promotes mother tongue-based bilingual education (MTBBE) in Lao Cai, Gia Lai and Tra Vinh provinces since 2008. The findings from the final evaluation showed that MTBBE is relevant for quality and inclusive education in the Viet Nam’s context. As the result, An Giang province is expanding MTBBE namely with Khmer language. This video is showing how a child is experiencing the benefits of the MTBBE in the school and in the family life. The use of mother tongue during first years in school boosts up learning among children from ethnic minority group, allowing them to stay longer in school and to become proficient in the national or international language in the later years. Teachers, children and parents recognize the value of learning in the children’s mother-tongue. The MTBBE programme helps empower ethnic minority children, their family and community to integrate socially and to fulfil their citizenship. Bilingual education is therefore a gateway to Sustainable Development.
Em rất mong tỉnh An Giang thành công trong giáo dục song ngữ tiếng Khmer – tiếng Việt.
Và hy vọng tình hình giáo dục song ngữ tiếng dân tộc thiểu số – tiếng Việt được cải thiện nhiều hơn.
(Em gửi link về tình hình dạy tiếng Chăm ở Nam Bộ hiện nay (bài trong CVD) để cả nhà tiện tham khảo ạ.
[Trích]
Những khoảng trống trách nhiệm…
Có thể nói một cách vắn gọn như vậy về việc dạy tiếng Chăm ở Nam Bộ hiện nay.
Sau 20 năm thực hiện, thời gian đủ để đứa bé lọt lòng trở thành thanh niên “bẻ gãy sừng trâu”, nhưng việc dạy tiếng Chăm Nam Bộ (TCNB) vẫn cứ như đứa bé chập chững trong chiếc nôi tạm bợ và chưa biết đến bao giờ mới có thể xoải những bước đi vững chắc khi những nhân sĩ TCNB cuối cùng đã ở tuổi xế chiều, hoặc ra đi vĩnh viễn …
[/ Hết trích])
ThíchThích