As number of students rises, HCM City hurries to recruit teachers

Last update 08:06 | 22/06/2017
VietNamNet Bridge – The number of students in the 2017-2018 academic year will reach a record high, especially at preschool and primary education, raising concerns about the lack of teachers and classrooms.vietnam economy, business news, vn news, vietnamnet bridge, english news, Vietnam news, news Vietnam, vietnamnet news, vn news, Vietnam net news, Vietnam latest news, Vietnam breaking news, MOET, high school students, school violence

According to the HCM Education Department, HCMC will have 19,833 more students at preschools, 20,199 at primary schools, 12,741 at secondary schools and 6,319 at high schools. Go Vap, Binh Tan and 12 are the districts with the sharpest increases in the number of students. Tiếp tục đọc “As number of students rises, HCM City hurries to recruit teachers”

40,000 school teachers told to work for preschools

Last update 07:20 | 08/03/2017

VietNamNet Bridge – The Ministry of Education and Training (MOET) plans to transfer 40,000 redundant teachers from general schools to preschools, which need 30,000 more teachers. 

vietnamnet bridge, english news, Vietnam news, news Vietnam, vietnamnet news, Vietnam net news, Vietnam latest news, Vietnam breaking news, vn news, preschool, MOET, pedagogical schools

However, MOET has been warned that big problems would arise once school teachers are asked to undertake jobs not in their majors.

Nguyen Thi Van, who was a math teacher at Bao Thanh Secondary School in Nghe An province, and 75 teachers, will have to become preschool teachers. Tiếp tục đọc “40,000 school teachers told to work for preschools”

Learning curve: video of children sliding into mud at pre-school goes viral

Footage of children happily playing in rain has inspired ‘longing for simple childhoods’, says childcare manager in New Zealand

A still from the video showing children gleefully leaping down the slide into a muddy puddle in the middle of a rainstorm.
A still from the video showing children gleefully leaping down the slide into a muddy puddle in the middle of a rainstorm. Photograph: Pukekos Educare/Facebook

Gian nan dạy – học tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số – 2 bài

  • Bài 1 – Rào cản trong dạy và học tiếng Việt
  • Bài 2 – Giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS

***

Gian nan dạy – học tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số

11:17 – 28/01/2016

BPBình Phước là tỉnh trung du miền núi, với 41 thành phần dân tộc, trong đó có khoảng 20% là đồng bào dân tộc thiểu số. Dân cư không tập trung, nhất là ở vùng sâu, xa, biên giới, ảnh hưởng nhiều đến việc dạy và học tiếng Việt. Vì trò phải học tiếng Việt, thầy phải học tiếng dân tộc thiểu số từ các em để lên lớp… Từ đó, có biết bao câu chuyện “cười ra nước mắt” và đặt ra những vấn đề rất căn bản nhưng lại vô cùng quan trọng đối với ngành giáo dục.

Các cháu tại điểm lẻ thôn 2, Trường mầm non Hoa Lan trong lớp học

Tiếp tục đọc “Gian nan dạy – học tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số – 2 bài”

Việt kiều “hồi hộp” đến trường

LỤC TÙNG 9:34 AM, 08/09/2016

Dù trước lúc lên đường đã hình dung “tất tần tật” những khó khăn, thiếu thốn mà học sinh Việt kiều phải đối mặt trên hành trình vượt biên học tiếng mẹ đẻ, nhưng lòng tôi vẫn nghèn nghẹn khi tận mắt chứng kiến cảnh Việt kiều “hồi hộp” đến trường. Hồi hộp không chỉ vì các gia đình phải tận dụng xuồng, ghe dùng để giăng câu, bắt ốc để chở các em qua con sông cuồn cuộn sóng nước đầu nguồn mùa lũ, mà còn vì các em phải đi trong sự lén lút trước lệnh cấm của cơ quan chức năng bên kia biên giới.

Tiếp tục đọc “Việt kiều “hồi hộp” đến trường”

Trẻ em dân tộc thiểu số hào hứng tới lớp học mầm non

WB – 5 Tháng 9 Năm 2016

tre em dan toc Dao

Những con đường xa, gập ghềnh, trơn trượt không thể ngăn bước các em nhỏ người Dao ở Lào Cai đến trường mầm non. Ở lớp, các bé được chơi với bạn, được học nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống và được tìm hiểu môi trường xung quanh. Tiếp tục đọc “Trẻ em dân tộc thiểu số hào hứng tới lớp học mầm non”

Con thứ ba không được đến trường mầm non

19/08/2016 16:29 GMT+7

TTO – Câu chuyện xảy ra tại xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Theo chủ tịch UBND xã Quỳnh Tân Hồ Minh Mậu, đây là giải pháp trước mắt bởi điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn.

Con thứ ba không được đến trường mầm non
Học sinh vui chơi tại điểm trường trung tâm Trường mầm non xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An – Ảnh: DOÃN HÒA

Tiếp tục đọc “Con thứ ba không được đến trường mầm non”

Đổi mới sáng tạo giúp trẻ điếc chuẩn bị sẵn sàng để đến trường

WB – 16 Tháng 6 Năm 2016

http://cdnapi.kaltura.com/p/619672/sp/61967200/embedIframeJs/uiconf_id/34338361/partner_id/619672?iframeembed=true&playerId=kaltura_player_1466060118&entry_id=0_8wu1dhpl&flashvars%5BstreamerType%5D=auto

Các em bé Điếc ở Việt Nam chia sẻ mơ ước trở thành giáo viên, bác sỹ, họa sỹ. Học ngôn ngữ ký hiệu từ những năm đầu đời giúp trẻ phát triển khả năng tối đa để theo đuổi ước mơ của mình.

Hà Nội, ngày 16/6/2016 – Gần 50 trẻ Điếc lớp 1 đã được hỗ trợ giáo dục bằng ngôn ngữ ký hiệu (NNKH) từ giáo viên người Điếc và giáo viên người nghe trong năm học 2015/16 thông qua một chương trình thí điểm của Dự án Giáo dục trẻ Điếc trước tuổi đến trường (IDEO). Tiếp tục đọc “Đổi mới sáng tạo giúp trẻ điếc chuẩn bị sẵn sàng để đến trường”

Giáo dục song ngữ – Con đường đi đến phát triển bền vững – Bilingual education is a gateway to Sustainable Development

Với sự hỗ trợ của UNICEF tại Việt Nam từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thành công sáng kiến giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ tại các tỉnh Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh. Báo cáo Đánh giá cuối kỳ của sáng kiến này đã nêu bật những bằng chứng cho thấy giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ là giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập của Việt Nam. Tiếp tục đọc “Giáo dục song ngữ – Con đường đi đến phát triển bền vững – Bilingual education is a gateway to Sustainable Development”

Xưng hô trong trường học ngày nay

  •   NGUYỄN THỊ TỪ HUY
  • Thứ hai, 09 Tháng 9 2013 14:32

Xưng hô trong trường học ngày nay

VHNA –  Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ : xưng hô trong trường học Việt Nam hiện nay. Từ điểm xuất phát rất hẹp này để suy nghĩ về một vài hiện tượng của xã hội đương thời. Và chúng tôi chỉ trình bày một số phương diện hạn hẹp của vấn đề, đồng thời ý thức được rằng câu chuyện xưng hô này rất phức tạp, và để cắt nghĩa các hình thức xưng hô cần có những nghiên cứu sâu và liên ngành : ngôn ngữ học, văn hóa học, chính trị học, xã hội học… Bài này thực chất chỉ là một số ghi nhận và lý giải còn phiến diện, và có thể gây tranh cãi.

Tiếp tục đọc “Xưng hô trong trường học ngày nay”

Hỗ trợ trẻ Điếc giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu

10 Tháng 8 Năm 2015

Một dự án giúp hơn 250 trẻ em Điếc ở Việt Nam sử dụng ngôn ngữ ký kiệu và có sự chuẩn bị tốt hơn cho học tập và cuộc sống.

WB – Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻ Điếc và giúp trẻ Điếc phát triển đầy đủ khả năng nhận thức

Hà Nội, 10/8/2015 – Dự án giáo dục đã giúp cho 255 trẻ Điếc dưới 6 tuổi tại 4 tỉnh/thành phố cua Việt Nam được học ngôn ngữ ký hiệu (NNKH) tại nhà, qua đó, trẻ Điếc được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào môi trường học tập.

“Giai đoạn 6 năm đầu đời có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ” – theo bà Vũ Lan Anh, Chuyên gia về Phát triển Con người, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. “Việc hỗ trợ trẻ em Điếc phát triển khả năng nhận thức một cách hoàn chỉnh trong những năm đầu đời là rất quan trọng.” Tiếp tục đọc “Hỗ trợ trẻ Điếc giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu”

Đường mòn mang tên cô giáo

TPNhờ sự kỳ công vận động từ thiện, tự mình làm cửu vạn băng rừng, “chai mặt” nài nỉ người dân giúp ngày công…, cô giáo Trần Thị Bích Thoa đã đem lại 4 trường học kiên cố, để học sinh không phải vạ vật trong các lớp học chuồng bò, khai mở con đường mòn giờ mang tên cô.
Điểm trường gần nhất mất hai giờ đi bộ, điểm xa nhất mất nửa ngày, nhiều năm qua, cô Thoa vẫn cần mẫn băng rừng gieo chữ. Ảnh: Thanh Trần
Điểm trường gần nhất mất hai giờ đi bộ, điểm xa nhất mất nửa ngày, nhiều năm qua, cô Thoa vẫn cần mẫn băng rừng gieo chữ. Ảnh: Thanh Trần

Bốn ngôi trường bóng sáng màu sơn, nền gạch, tường gỗ kiên cố lần lượt mọc lên giữa rừng già. Đó là thành quả đi “xin” của cô Thoa (25 tuổi, giáo viên Trường Mẫu giáo xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam). Tiếp tục đọc “Đường mòn mang tên cô giáo”

ĐBSCL vẫn là vùng trũng về giáo dục 

25/09/2015 14:34 GMT+7

TTOPhó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định như vậy tại hội nghị tổng kết phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015 theo quyết định 1033 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng dù đã thoát khỏi “trũng sâu” nhưng ĐBSCL vẫn còn là vùng trũng về giáo dục - Ảnh: Chí Quốc
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng dù đã thoát khỏi “trũng sâu” nhưng ĐBSCL vẫn còn là vùng trũng về giáo dục – Ảnh: Chí Quốc

Hội nghị do Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động – thương binh và xã hội phối hợp Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức tại Cần Thơ ngày 25-9.

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trong vùng trũng giáo dục này thì cấp học mầm non là “trũng” nhất, vì vậy “cái gì trũng nhất thì phải ưu tiên” giải quyết. Tiếp tục đọc “ĐBSCL vẫn là vùng trũng về giáo dục “

Nỗi sợ hãi mang tên “nhà vệ sinh’’

DT – Trước ngày khai giảng bé Lê Na mong ước được vào lớp 1 nhưng ngay buổi học đầu tiên cô bé đã đòi ở nhà vì “con sợ nhà vệ sinh của trường lắm”.

“Con sợ nhà vệ sinh lắm!”

Vừa mới tan học về nhà, bé Lê Na (6 tuổi) nhanh chóng chạy thẳng vào nhà vệ sinh (NVS) và ở lì trong đó gần 30 phút. Mẹ bé Lê Na lo lắng kể: Trước ngày khai giảng (5/9), bé Lê Na mong ước được vào lớp 1 nhưng ngay buổi học đầu tiên bé đã đòi ở nhà vì “con sợ NVS của trường lắm”. Bé Lê Na thấy NVS trường học bẩn thỉu nên vô cùng sợ hãi, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh. Vì thế, “dù buồn đi nặng sắp ra quần nhưng con không dám đi vệ sinh nên đành cố nhịn về nhà” – bé Lê Na mếu máo, nói. Theo một cô giáo thì tình trạng học sinh sợ NVS mà không nhịn được, bĩnh ra quần là chuyện bình thường. Hầu như năm học mới nào, cô giáo này cũng giải quyết “sự cố” này cho vài em học sinh, nhất là những trẻ nhỏ mới vào lớp 1, lớp 2.


Nhà vệ sinh tại nhiều trường học bốc mùi không đạt yêu cầu vệ sinh. (Ảnh: KVT) Tiếp tục đọc “Nỗi sợ hãi mang tên “nhà vệ sinh’’”

Chỉ lỗi học trò không cần phải chê

Thực hiện đánh giá học sinh bằng nhận xét, nhiều giáo viên tiểu học cho rằng mình phải “tâng bốc” học trò, chứ không được chê. Đây là cách hiểu hạn hẹp bởi hoàn toàn có thể chỉ ra cái chưa được của các em mà không phải chê.

Một số giáo viên (GV) than thở khi cho rằng khi thực hiện Thông tư 30 họ chỉ được dùng những lời nhận xét để khen, khích lệ học trò. Hay còn được hiểu, bây giờ thầy cô phải “tâng bốc” học sinh (HS) cho dù các em có giỏi hay kém, chăm hay lười.

Khi không còn áp lực bởi điểm số và chỉ còn những lời nhận xét khen ngợi – cũng chính là một trong những lý do dẫn đến lo lắng của nhiều GV và cả phụ huynh là trẻ sẽ giảm đi động lực học tập. Tiếp tục đọc “Chỉ lỗi học trò không cần phải chê”