Tóm tắt chính sách – Tiếp cận An sinh xã hội của người lao động nhập cư – Policy brief – Access to social protection of migrant workers

Nghiên cứu Tiếp cận An sinh xã hội (ASXH) của người lao động nhập cư tại một số khu vực đô thị do ActionAid Việt Nam (AAV) thực hiện năm (2012) đã chỉ ra nhu cầu cần thiết phải đổi mới các chính sách hiện nay về ASXH nhằm đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người nhập cư tại các khu đô thị


Date published Thursday, April 24, 2014

Download full publication

***

[Trích]

KẾT LUẬN 

Bản báo cáo đánh giá về ASXH chỉ ra những thiếu hụt, tồn tại liên quan đến người lao động nhập cư. Mặc dù nhiều hợp phần của các chương trình ASXH ưu tiên nhóm đối tượng nghèo, những bằng chứng thu thập được lại không cho thấy các chương trình này có tác động có lợi lớn đến đời sống của người lao động nhập cư và con em họ.

Người lao động nhập cư không chính thức là một bộ phận lớn của lực lượng lao động Việt Nam và đóng đóng góp đáng kể vào sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, các quyền cơ bản về chăm sóc y tế, đạo tạo nghề, giáo dục dành cho người lao động nhập cư và con cái họ vẫn chưa được chú ý đúng mức.

Các kiến nghị về chính sách:

(i) Di cư từ nông thôn ra đô thị cần được coi là một khía cạnh tự nhiên của quá trình phát triển. Hạn chế nhập cư thông qua các biện pháp hành chính sẽ không làm giảm nhập cư, mà sẽ chỉ làm tăng thêm mức độ yếu thế của những người nhập cư. Phương pháp quản lý tiếp cận ASXH cho người dân thông qua Hộ khẩu như hiện nay không hiệu quả.

Nếu vẫn tiếp tục duy trì hệ thống Hộ khẩu, chính quyền của các thành phố nơi có làn sóng nhập cư mạnh mẽ cần phân bổ một nguồn ngân sách nhất định để hỗ trợ những người nhập cư nghèo như trợ cấp BHYT và hỗ trợ giáo dục.

(ii) Việt Nam cần bắt đầu thí điểm và triển khai thực hiện các chính sách ASXH phổ quát, không tập trung như hiện nay. Nguồn ngân sách nhỏ ban đầu phục vụ cho việc triển khai các chính sách ASXH sẽ giúp Chính phủ và người dân tiết kiệm được các chi phí sau này. Tiết kiệm chi phí và thời gian của người dân vào các dịch vụ y tế và giáo dục cũng chính là tăng cường khả năng huy động các nguồn lực của họ vào nền kinh tế.

(iii) Xu hướng nữ hóa trong lực lượng lao động và nhập cư cần được chú trọng xem xét trong quá trình xây dựng chính sách. Chăm sóc sức khỏe và đào tạo (nghề) cho người lao động nhập cư nữ cần được đưa vào các chương trình ASXH. Nếu người lao động nữ nhập cư có con trong độ tuổi đi học, họ cần được nhận hỗ trợ từ các nhà tuyển dụng và chính quyền trong việc đảm bảo con cái của họ được hưởng một nền giáo dục miễn phí, bình đẳng và chất lượng ở nơi nhập cư.

(iv) Để đạt được mục tiêu phổ cập BHYT vào năm 2014, việc tiếp cận bảo hiểm y tế và giáo dục cần phải đơn giản, nhanh chóng và linh hoạt hơn. Cụ thể, cần xác định các địa phương thuộc diện ưu tiên đầu tư, đặc biệt là các quận có lượng người nhập cư lớn ở các khu đô thị đang phát triển. Các doanh nghiệp, công ty sử dụng nhiều lao động (trên 30%) là người nhập cư cần được khuyến khích, hỗ trợ bằng các ưu đãi về thuế nếu họ cung cấp các lợi ích chăm sóc sức khỏe bổ sung cho người lao động.

(v) Công tác kiểm tra và giám sát thực thi Luật Lao Động đối các doanh nghiệp, công ty cần được tăng cường nhằm đảm bảo tất cả người lao động được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

(vi) Cần xây dựng các cơ sở và trung tâm cung cấp thông tin cho người lao động nhập cư ở địa phương và nơi cư trú mới. Đối với những người lao động nhập cư làm việc trong khu vực chính thức, cần xây dựng các chính sách hỗ trợ thúc đẩy quá trình hợp thức hóa quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho họ.

(vii) Người dân cần phải biết các quyền của mình và tham gia vào quá trình giám sát các chính sách ASXH. Điều này đòi hỏi sự tham gia phối hợp của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả Nhà nước và khu vực tư nhân, các nhà tài trợ và các tổ chức xã hội, giới học thuật cũng như truyền thông. Có như vậy mới đảm bảo được tính hiệu quả của các chương trình, chính sách ASXH.

Hà Nội, 2014

[/Hết trích]

***

POLICY BRIEF – ACCESS TO SOCIAL PROTECTION OF MIGRANT WORKERS 

ActionAid Vietnam (AAV) report on Access to Social Protection of Migrant Workers in Selected Urban Areas (2012) highlights the need to improve current Social Protection (SP) policies so that migrant workers in urban areas have their fundamental rights fulfilled.

Date published Thursday, April 24, 2014
***

 

Bình luận về bài viết này