Nông nghiệp hữu cơ – Câu hỏi thường gặp – Hướng dẫn của Tổ chức Lương Thực Thế Giới (P2)

FAO – Organic Agriculture

CÂU HỎI

  1. Nông nghiệp hữu cơ là gì?
  2. Tôi có thể nhận được thông tin về tiêu thụ và giá cả của hàng hóa hữu cơ?
  3. Loại hình hỗ trợ kinh tế nào để chuyển sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ?
  4. Tôi có thể nhận được thông tin về các phương pháp nông nghiệp hữu cơ và các hệ thống quản lý ở đâu?
  5. Nông nghiệp hữu cơ có thể sản xuất đủ lương thực cho tất cả mọi người không?
  6. Lợi ích môi trường của nông nghiệp hữu cơ là gì?
  7. Tại sao thực phẩm hữu cơ đắt hơn so với thực phẩm thông thường?
  8. Việc tiêu thụ thực phẩm hữu cơ có tăng tiếp xúc với chất gây ô nhiễm sinh học không?
  9. Ý nghĩa của một nhãn hữu cơ?
  10. Sản phẩm hữu cơ được chứng nhận có ý nghĩa gì?

Loạt bài Nông nghiệp Hữu cơ của FAO

Phần 1

Phần 2

Phần 3

6.    Lợi ích về môi trường của nông nghiệp hữu cơ là gì?

 Tính bền vững dài hạn. Những thay đổi môi trường chỉ có thể quan sát trong thời gian dài, xảy ra chậm theo thời gian. Nông nghiệp hữu cơ tính đến các tác động trung và dài hạn của các can thiệp của nông nghiệp lên hệ sinh thái nông nghiệp. Nông nghiệp hữu cơ nhằm sản xuất lương thực trong khi thiết lập một sự cân bằng sinh thái để bảo toàn độ phì nhiêu của đất và ngăn chặn dịch hại. Nông nghiệp hữu cơ tiếp cận một cách chủ động chứ không phải chỉ xử lý các vấn đề sau khi đã phát sinh.

Đất. Xây dựng thói quen sử dụng đất như luân canh, xen canh, các quần thể cộng sinh, cây che phủ, phân bón hữu cơ và các biện pháp chủ yếu của việc canh tác hữu cơ. Những biện pháp này làm sống lại hệ sinh vật đất và quần thể thực vật, nâng cao sự tạo thành và cấu trúc đất, và tạo ra hệ thống ổn định hơn. Đổi lại, chất dinh dưỡng và chu kỳ năng lượng được tăng lên và khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng và nước của đất được nâng lên, bù cho việc không sử dụng phân bón vô cơ. Như vậy kỹ thuật quản lý cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát xói mòn đất. Thời gian mà đất giảm tiếp xúc với các chất ăn mòn , đa dạng sinh học của đất tăng lên, và tổn thất chất dinh dưỡng giảm, giúp duy trì và nâng cao năng suất của đất. Đất mất chất dinh dưỡng sau vụ mùa thường được bù đắp bằng các các nguồn tài nguyên tái tạo có nguồn gốc từ trang trại nhưng nó đôi khi đất bổ sung cho đất hữu cơ với kali, phốt pho, canxi, magie và các nguyên tố vi lượng từ các nguồn bên ngoài.

Nước. Trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước ngầm bởi phân bón hóa học tổng hợp và thuốc trừ sâu là một vấn đề lớn. Bởi việc sử dụng những chất này bị cấm trong nông nghiệp hữu cơ, những phân bón hóa học được thay thế bằng các loại phân bón hữu cơ (ví dụ phân compost, phân chuồng, phân xanh) và thông qua việc sử dụng đa dạng sinh học lớn hơn (về loại thực vật được trồng mùa vụ hay lâu dài), tăng cường cấu trúc đất và thấm hút nước. Hệ thống hữu cơ được quản lý tốt sẽ có khả năng giữ lại dinh dưỡng tốt hơn, làm giảm đáng kể nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm. Trong một số lĩnh vực mà ô nhiễm là một vấn đề thực sự, chuyển đổi thành nông nghiệp hữu cơ được khuyến khích như một biện pháp phục hồi (ví dụ như Chính phủ Pháp và Đức đang làm).

Không khí và biến đổi khí hậu. Nông nghiệp hữu cơ giảm việc sử dụng năng lượng không tái tạo bằng cách giảm nhu cầu sử dụng hóa chất nông nghiệp (những thứ yêu cầu số lượng lớn các nhiên liệu hóa thạch để sản xuất ra). Nông nghiệp hữu cơ góp phần vào việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu thông qua khả năng hấp thụ carbon trong đất. Nhiều biện pháp quản lý sử dụng bởi nông nghiệp hữu cơ (ví dụ như canh tác đất tối thiếu, trả lại phần còn lại của cây trồng cho đất, sử dụng cây che phủ và cây luân canh, và kết hợp lượng lớn hơn với các cây họ đậu để cố định đạm), tăng việc hấp thụ carbon trở lại đất, nâng cao năng suất và tăng lưu trữ carbon. Một số nghiên cứu cho thấy rằng trong đất hữu cơ carbon chứa bên trong tăng cao đáng kể dưới việc canh tác hữu cơ. Carbon hữu cơ được giữ lại trong đất, tiềm năng giảm nhẹ biến đổi khí hậu của nông nghiệp hữu cơ là cao hơn. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cần thiết trong lĩnh vực này. Đó là thiếu dữ liệu về carbon trong đất hữu cơ ở các nước đang phát triển, không có dữ liệu hệ thống trang trại so sánh Châu Phi với Châu Mỹ Latin, và chỉ giới hạn được dữ liệu về trữ lượng carbon trong đất, trong khi điều chủ yếu là xác định tỷ lệ hấp thụ carbon do tập quán canh tác.

Đa dạng sinh học. Nông dân hữu cơ là người chăm sóc cũng như là người sử dụng đa dạng sinh học ở tất cả các cấp. Ở mức độ gen, hạt giống và vật nuôi truyền thống và thích nghi được ưa thích bởi khả năng chống chịu với sâu bệnh và khả năng phục hồi của chúng trong môi trường khắc nghiệt. Ở cấp độ loài, sự kết hợp đa dạng của các loại động thực vật sẽ tối ưu hóa chu kỳ dinh dưỡng và năng lượng cho sản xuất nông nghiệp. Ở cấp độ hệ sinh thái, bảo tồn các khu vực tự nhiên bên trong và xung quanh các cánh đồng hữu cơ, cùng với việc không có các thành phần hóa học đầu vào tạo ra môi trường sống thích hợp cho động vật hoang dã. Việc thường xuyên dùng các loài đang được khai thác (thường là các cây trồng luân canh để làm màu mỡ đất) làm giảm sự suy giảm của đa dạng sinh học nông nghiệp, tạo ra một gen khỏe mạnh – cơ sở cho sự thích nghi trong tương lai. Việc cung cấp các công trình cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn, và việc không sự dụng thuốc trừ sâu, thu hút loài mới hoặc loài tái định cư của vùng hữu cơ (cả cố định lẫn di cư), bao gồm cả thực vật và động vật hoang dã (như các loài chim) và sinh vật có ích cho hệ thống hữu cơ như các loài thụ phấn và ăn sâu bọ. Số lượng các nghiên cứu về nông nghiệp hữu cơ và đa dạng sinh học đã tăng lên đáng kể trong những năm qua. Một nghiên cứu gần đây đưa tin về một phân tích tổng hợp của 766 báo cáo khoa học kết luận rằng canh tác hữu cơ tạo ra sự đa dạng sinh học hơn các hệ thống canh tác khác.

 Sinh vật biến đổi gen. Việc sử dụng GMOs trong hệ thống hữu cơ không được cho phép trong bất cứ giai đoạn nào của sản xuất, chế biến hay quản lý của thực phẩm hữu cơ. Những tác động tiềm tàng của GMOs cho môi trường và sức khỏe không được hiểu rõ, nông nghiệp hữu cơ dùng biện pháp phòng ngừa và lựa chọn giống để khuyến khích đa dạng sinh học tự nhiên. Do đó các nhãn hữu cơ cung cấp một sự đảm bảo rằng GMOs không được cố tình sử dụng trong việc sản xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ.  Điều này không thể được đảm bảo trong các sản phẩm thông thường khi mà việc dán nhãn GMOs trong các sản phẩm thực phẩm chưa có hiệu lực trong hầu hết các nước. Tuy nhiên, với việc gia tăng sử dụng GMO trong nông nghiệp thông thường và do sự phát tán của GMO trong môi trường (ví dụ thông qua phấn hoa), trong tương lai nông nghiệp hữu cơ sẽ không thể đảm bảo các sản phẩm hữu cơ sẽ không có GMO. Thảo luận chi tiết về GMOs có thể được tìm thấy trong ấn phẩm của FAO tiêu đề: “Biến đổi gen, Người tiêu dùng, An toàn thực phẩm và Môi trường”.  – Genetically Modified Organisms, Consumers, Food Safety and the Environment“.

 Dịch vụ hệ sinh thái. Tác động của nông nghiệp hữu cơ với tài nguyên thiên nhiên hỗ trợ tương tác trong sinh thái nông nghiệp mang tính sống còn đối với việc sản xuất nông nghiệp và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn gốc dịch vụ hệ sinh thái bao gồm hình thành, biến đổi, và ổn định đất, tái chế chất thải, hấp thụ carbon, tuần hoàn chất dinh dưỡng, lối sống ăn thịt của động vật, sự thụ phấn của thực vật và môi trường sống. Bằng việc lựa chọn các sản phẩm hữu cơ, người tiêu dùng thông qua sức mua của mình thúc đẩy một hệ thống nông nghiệp ít gây ô nhiễm. Các chi phí ẩn của nông nghiệp tới môi trường đang giảm trong điều kiện suy thoái tài nguyên thiên nhiên.

Một đánh giá quan trọng của mối quan hệ giữa nông nghiệp hữu cơ với môi trường cũng như các khía cạnh khác được cung cấp bởi IFOAM và được trình bày dưới dạng danh sách chỉ trich và các quan niệm sai lầm thường gặp về nông nghiệp hữu cơ tương ứng với lý lẽ phản đối – criticisms and frequent misconceptions about organic agriculture with corresponding counter-arguments

7 Tại sao thực phẩm hữu cơ đắt hơn so với thực phẩm thông thường

Thực phẩm hữu cơ được chứng nhận. Các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận thường đắt hơn so với các sản phẩm truyền thống tương tự (mà giá đã giảm) bởi một số lý do sau:

·         Thực phẩm hữu cơ cung cấp với số lượng giới hạn so với nhu cầu

·         Chi phí sản xuất cho thực phẩm hữu cơ thường cao hơn vì lao động đầu vào lớn hơn trên một đơn vị đầu ra, và vì sự đa dạng hơn của các doanh nghiệp, nghĩa là hiệu quả kinh tế quy mô lớn không thể đạt được

·         Xử lý sau thu hoạch với số lượng tương đối nhỏ các loại thực phẩm hữu cơ cho kết quả chi phí cao hơn vì sự phân biệt bắt buộc các sản phẩm hữu cơ và thông thường, đặc biệt là khâu chế biến và vận chuyển

·         Tiếp thị và chuỗi phân phối các sản phẩm hữu cơ khá là không hiệu quả và chi phí cao hơn do sản lượng tương đối nhỏ.

·         Nhu cầu về thực phẩm và sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng, đổi mới công nghệ và kinh tế quy mô lớn nên sẽ giảm chi phí sản xuất, chế biến, phân phối và tiếp thị cho sản phẩm hữu cơ

·         Giá của các thực phẩm hữu cơ không chỉ bao gồm các chi phí của việc sản xuất thực phẩm, mà còn một loạt các yếu tố khác mà trong giá thực phẩm thông thường không bị bắt, chẳng hạn như:

 

·         Nâng cao và bảo vệ môi trường (và tránh chi phí trong tương lai để giảm thiểu ô nhiễm). Ví dụ, cây hữu cơ giá cao hơn để bù đắp cho lợi nhuận tài chính thấp của giai đoạn luân canh cần thiết để bù lại sự màu mỡ của đất

·         Tiêu chuẩn cao hơn cho bảo vệ động vật

·         Tránh những rủi ro sức khỏe cho nông dân do phải xử lý không đúng cách thuốc trừ sâu (và tránh các chi phí y tế trong tương lai);

·         Phát triển nông thôn bằng cách tạo thêm lao động nông nghiệp và đảm bảo thu nhập công bằng và đủ cho sản xuất

Thực phẩm hữu cơ không được chứng nhận. Ở nhiều nước đang phát triển, có hệ thống nông nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nông nghiệp hữu cơ nhưng không được xác nhận. Nông nghiệp hữu cơ không được chứng nhận là hoạt động nông nghiệp hữu cơ có mục đích chứ không phải ngẫu nhiên; điều này không bao gồm hệ thống nông nghiệp không bền vững, không sử dụng nguồn cấp nhân tạo và làm thoái hóa đất do thiếu thực tiễn tái tạo đất. Khó để định lượng mức độ của những hệ thống nông nghiệp khi mà chúng tồn tại bên ngoài chứng nhận và hệ thống thị trường chính thức. Các sản phẩm của các hệ thống này thường được tiêu thụ bởi các hộ gia đình hoặc bán tại địa phương (ví dụ những phiên chợ quê và thành phố) bán với giá giống các sản phẩm thông thường của họ. Mặc dù các sản phẩm không có chứng nhận, không được hưởng lợi từ phí bảo hiểm giá, một số trường hợp được ghi nhận rằng nông nghiệp hữu cơ không được chứng nhận làm tăng năng suất của hệ sinh thái nông nghiệp toàn trang trại, và tiết kiệm tiền nhập nguyên liệu đầu vào. Ở các nước phát triển, thực phẩm hữu cơ không được chứng nhận thường được bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các chương trình hỗ trợ cộng đồng địa phương như giỏ nông sản, chợ nông dân và ngay tại nông trại. Điều này cho phép những người sản xuất biết chính xác người tiêu dùng muốn gì, trong khi người tiêu dùng biết rõ nơi sản xuất, và trong trường hợp của giỏ nông sản sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất về nhà. Ở các nước phát triển, sản phẩm hữu cơ không chứng nhận thường có giá cao hơn so với các sản phẩm thông thường, phù hợp với việc các khách hàng đặc biệt sẵn lòng trả tiền.

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s