FAO – Organic Agriculture
CÂU HỎI
Loạt bài Nông nghiệp Hữu cơ của FAO 5. Nông nghiệp hữu cơ có thể sản xuất đủ lương thực cho tất cả mọi người? |
Conversations on Vietnam Development
FAO – Organic Agriculture
CÂU HỎI
Loạt bài Nông nghiệp Hữu cơ của FAO 5. Nông nghiệp hữu cơ có thể sản xuất đủ lương thực cho tất cả mọi người? |
TUOI TRE NEWS
Updated : 04/06/2016 15:33 GMT + 7
FAO – Organic Agriculture
CÂU HỎI
Loạt bài Nông nghiệp Hữu cơ của FAO 6. Lợi ích về môi trường của nông nghiệp hữu cơ là gì? Tính bền vững dài hạn. Những thay đổi môi trường chỉ có thể quan sát trong thời gian dài, xảy ra chậm theo thời gian. Nông nghiệp hữu cơ tính đến các tác động trung và dài hạn của các can thiệp của nông nghiệp lên hệ sinh thái nông nghiệp. Nông nghiệp hữu cơ nhằm sản xuất lương thực trong khi thiết lập một sự cân bằng sinh thái để bảo toàn độ phì nhiêu của đất và ngăn chặn dịch hại. Nông nghiệp hữu cơ tiếp cận một cách chủ động chứ không phải chỉ xử lý các vấn đề sau khi đã phát sinh. Tiếp tục đọc “Nông nghiệp hữu cơ – Câu hỏi thường gặp – Hướng dẫn của Tổ chức Lương Thực Thế Giới (P2)” |
Thứ Bảy, 23/04/2016, 23:13 [GMT+7].
THNA – Trước thực trạng mất ATVSTP do lạm dụng kháng sinh, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích và tăng trưởng, nhiều hộ nông dân trồng bí tại xã Tào Sơn – huyện Anh Sơn đã sử dụng công thức tự chế thuốc trừ sâu bằng thảo mộc cho các loại cây trồng. Đây thực sự là một giải pháp hữu hiệu để tiến tới một nền NN sạch, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thực sự cần được nhân rộng.
Tiếp tục đọc “Dùng thuốc trừ sâu bằng thảo mộc hướng đi mới của nông dân Tào Sơn”
Hai nông dân được hỗ trợ áp dụng các Phương pháp Chăn nuôi Tốt trong dự án Năng lực Cạnh tranh Ngành Chăn nuôi và An toàn Thực phẩm
Từ năm 2010 đến năm 2015 Dự án Năng lực Cạnh tranh Ngành Chăn nuôi và An toàn Thực phẩm đã thực hiện áp dụng các Phương pháp Chăn nuôi Tốt (GAHP) cho các hộ sản xuất chăn nuôi nhỏ. Dự án đã giúp tăng cường an ninh sinh học, nâng cấp các lò giết mổ nhỏ và tăng cường vệ sinh tại các khu chợ ẩm thấp, qua đó góp phần đáng kể vào hiệu quả sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị chăn nuôi lợn và gà.
LĐ – 85+86+87 12:0 PM, 15/04/2016
GS.TS Võ Tòng Xuân trong chuyến đi thực địa tại huyện U Minh (Cà Mau).
Rừng ngập mặn Cà Mau vốn đã được xếp vào danh sách rừng bảo tồn sinh quyển quốc tế, có diện tích lớn thứ hai thế giới, chỉ sau rừng ngập mặn Amazon.
LTS: Năm 1998, khi được lãnh đạo tỉnh Cà Mau đặt hàng bài viết cho ấn phẩm giới thiệu vùng Đất Mũi, GS-TS Võ Tòng Xuân đã có bài viết nói về lợi thế của nước mặn bằng tiếng Anh “SALINE ATTRACTION”. Tuy nhiên do ngại chạm lại chủ trương “ngọt hóa” của T.Ư nên bài viết chưa được công bố. Nhân sự kiện mặn xâm nhập kỷ lục thế kỷ, GS Võ Tòng Xuân tự dịch sang tiếng Việt với tựa đề “Sự quyến rũ của nước mặn” và gởi riêng cho Báo Lao Động. Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc… Tiếp tục đọc “Sự quyến rũ của nước mặn”
05:42 AM – 01/12/2015 TN
Đã 3 lần trắng tay, một mình dám tuyên chiến với hàng loạt cơ sở làm bún bẩn, mấy mươi lần gõ cửa các cơ quan chức năng để tìm công bằng cho nghề của mình…
Đó là vài nét phác thảo chân dung của bà chủ thương hiệu bún Thủ Đức Nguyễn Bính.
Đang ngồi trò chuyện với chúng tôi, có cuộc gọi từ Tiền Giang đề nghị bà cung cấp bún tươi thương hiệu bún Thủ Đức Nguyễn Bính số lượng 1 tấn với yêu cầu bún tươi giữ được 3 – 4 ngày. Bà Bính từ chối thẳng thừng: “Bún tươi không bỏ chất bảo quản, khó để quá một ngày”. Tiếp tục đọc “Nữ doanh nhân tuyên chiến với bún bẩn”
Võ Văn Tiếng: “Lúa của ba em không phải là lương thực”
Chàng nông dân “điên”
Năm 2010, Võ Văn Tiếng hoàn thành khóa nghĩa vụ quân sự và trở về quê hương Đồng Tháp. Chàng trai trẻ tiếp quản vài héc-ta lúa từ tay cha mẹ, và lựa chọn tưởng như rất đơn giản: tiếp tục cấy trồng trên đó như ngàn đời nay vẫn vậy. Mỗi năm, gia đình Tiếng thu hoạch khỏi 200 tấn lúa – tạo ra một mức thu nhập hoàn toàn ổn định. Nhưng Tiếng phủ nhận thành quả của gia đình: “Lúa của ba không phải lương thực!” – cậu tuyên bố. Tiếp tục đọc “Chàng nông dân loay hoay làm “nông nghiệp sạch””
Ngọc Hùng – Thứ Tư, 4/11/2015, 16:27 (GMT+7)
Ông Hồ Văn Đông, đại diện công ty Control Union, trao chứng nhận trang trại đạt tiêu chuẩn hữu cơ cho đại diện Organica – Ảnh: Quang Huy
(TBKTSG Online) – Ngày 4-11, tại TPHCM, hệ thống phát triển và phân phối thực phẩm hữu cơ ORGANICA có trụ sở tại TPHCM tổ chức lễ đón nhận chứng nhận canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA Organic) và Liên minh châu Âu (EU Organic Farming) cho trang trại rau tại Long Thành, Đồng Nai.
Đây là trang trại trồng rau quả nhiệt đới đầu tiên tại Việt Nam được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ của hai tổ chức trên.
Trang trại rộng 1,8 héc ta, trồng gần 100 loại rau củ quả nhiệt đới gồm rau ăn lá, rau ăn hoa, rau ăn trái, rau ăn củ, rau thơm, thảo dược và các loại cây ăn trái. Tiếp tục đọc “Đã có trang trại được quốc tế chứng nhận rau hữu cơ”
Trà Vinh:
DT – Bà Võ Thị Cúc, SN 1952 (ở xã Long Trị, Long Đức, TP Trà Vinh) đã mày mò nghiên cứu để biến trái bần hoang dã thành đặc sản bán trong và ngoài nước. Sản phẩm bột bần, mứt bần của bà được người tiêu dùng ưa thích nhất là ở thành thị.
Bột bành phẩm của bà Cúc được xuất ngoại
Bà Cúc cùng chồng suốt mấy chục năm liền ở nhờ đất khu nông trường thuộc cù lao Long Trị nằm giữa sông Hậu. Xung quanh cù lao là đất bãi bồi, cây bần mọc thành rừng nên người dân nơi đây tận dụng lấy gỗ, rễ làm nút chai, trái bần thì nấu canh chua. Tuy nhiên để biến trái bần hoang dã thành món đặc sản là cả một chặng đường dài. Tiếp tục đọc “Trái bần hoang dã trở thành đặc sản xuất ngoại”
Sơn nữ gùi sim về làng
Phố vắng trong sương
Ai bõ công vượt đèo, dù từ Kon Tum lên qua đèo Măng Đen quanh co, hay từ Quảng Ngãi lên qua đèo Violắc gấp khúc cũng đều nhận được một phần thưởng xứng đáng, là đặt chân lên xứ lạnh Kon Plông. Tiếp tục đọc “Gặp “kỳ nữ” sim Măng Đen”
usaid – Kỹ thuật canh tác mới giúp tăng 25% năng suất lúa
“Giờ tôi biết là nhiều phân bón quá không làm tăng năng suất mà có thể gây sâu bệnh. Tôi không còn so sánh ruộng nhà mình với ruộng hàng xóm nữa. Tôi chỉ làm theo những gì học được từ khóa tập huấn.”
Tháng 7/2015 – Chị Lê Thị Mỹ Dung có một thửa ruộng chưa đầy 1 hecta – gần bằng một sân bóng đá – để nuôi sống gia đình. Trước đây, dù chị và các con đều ra đồng làm việc hàng ngày, thu nhập từ cây lúa hầu như không đủ để trang trải cuộc sống. Mảnh ruộng của gia đình chị chỉ cho sản lượng khoảng 4 tấn/hecta, ít hơn so với diện tích ruộng tương tự của các gia đình khác có năng suất khoảng 7 đến 8 tấn. Tiếp tục đọc “Canh tác lúa thông minh với biến đổi khí hậu giúp tăng năng suất và lợi nhuận tại Việt Nam”
Là một vùng chuyên canh nông nghiệp rộng lớn, mỗi năm các tỉnh Tây Nguyên tiêu thụ tới nhiều triệu tấn phân bón cùng các loại thuốc trừ sâu, chế phẩm sinh học. Thực trạng hỗn tạp về việc các mặt hàng chất lượng kém, hàng giả trong lĩnh vực này tràn ra thị trường không chỉ làm khổ nông dân, mà còn gây khó cho các doanh nghiệp chân chính.
Chờ kiểm nghiệm xong thì hàng dỏm đã bán hết !
Với hơn 180.000 ha cà phê, cùng hàng chục vạn ha tiêu, điều, cao su, ngô khoai, cây trồng khác, Đắk Nông là thị trường tiêu thụ màu mỡ cho vô số loại vật tư nông nghiệp, phân bón. Tiếp tục đọc “Tây Nguyên: Hậu quả của vật tư nông nghiệp dỏm, giả”
(LĐO) – 4:27 PM, 08/10/2015
Trụ sở của Viễn Phú tạo lạc tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
Năm 2012, Tổ chức Control Union Vietnam (Cơ quan đánh giá và chứng nhận Hà Lan tại VN) trao chứng nhận gạo Hoa Sữa của Cty CP Thượng mại và sản xuất Viễn Phú (xã Khánh An – U Minh- Cà Mau) là “Gạo hữu cơ” (organic rice). Đây là chứng nhận “gạo đen hữu cơ duy nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Loại “gạo đen hữu cơ” được sản xuất từ giống lúa được lai tạo riêng biệt với nhiều màu sắc đẹp – lạ, nhất là màu đen, nên vừa tạo ra sự hấp dẫn ở người tiêu dùng. Hiện diện tích trồng lúa sản xuất ra “gạo đen hữu cơ” đã tăng tốc trên diện tích 320ha.
Sản xuất lúa theo phương pháp canh tác hữu cơ Tiếp tục đọc “Lạ lẫm với loại “gạo đen hữu cơ” độc nhất vô nhị của Việt Nam”
19/03/2015 09:20 GMT+7
TT – Có người gọi Mai Thị Thúy Hằng là kẻ “đi tìm trời dưới đất” vì những ý tưởng khác biệt mà Hằng luôn thực hiện khiến mọi người bất ngờ.
![]() |
Hằng (giữa) cùng các nhân viên chuẩn bị rau để giao cho khách – Ảnh: Hữu Khoa |
Trong đó khái niệm “nông nghiệp thuận tự nhiên” là một ví dụ.
Đi ngược
Nhiều người e ngại rằng những gì Hằng đang làm là đi ngược lại với xu hướng chung của thị trường.
“Khách hàng không phải là thượng đế, thiên nhiên mới là thượng đế. Bạn đòi ăn thực phẩm trái mùa thì sẽ có người sản xuất chúng cho bạn, nhưng chất lượng của chúng thế nào? Cẩn thận với những gì bạn muốn!” là chia sẻ của Hằng trong buổi nói chuyện chủ đề “Khởi nghiệp để hạnh phúc”. Tiếp tục đọc “Nông nghiệp “thuận tự nhiên””