FAO – Organic Agriculture
CÂU HỎI
Loạt bài Nông nghiệp Hữu cơ của FAO 5. Nông nghiệp hữu cơ có thể sản xuất đủ lương thực cho tất cả mọi người? An ninh lương thực. An ninh lương thực không chỉ là một câu hỏi về khả năng sản xuất lương thực, mà còn về khả năng tiếp cận lương thực. Sản xuất lương thực quá đủ để nuôi sống toàn bộ dân số toàn cầu, vấn đề là đưa cho những người cần thức ăn. Tại các khu vực bị cách ly thị trường, những người nông dân nuôi trồng hữu cơ có thể tăng sản lượng lương thực bằng cách quản lý các nguồn lực địa phương mà không cần phải dựa vào các yếu tố đầu vào bên ngoài, hoặc các hệ thống phân phối thực phẩm mà họ có ít quyền kiểm soát và/hoặc tiếp cận. Có lưu ý rằng mặc dù đầu vào nông nghiệp hữu cơ có thể được thay thế bằng quản lý hữu cơ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sở hữu đất đai vẫn còn là một trở ngại chính đối với các khoản đầu tư lao động cần thiết cho nông nghiệp hữu cơ. Trang trại hữu cơ phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi nhằm tối ưu hóa cạnh tranh các chất dinh dưỡng và không gian giữa các loài: kết quả sẽ ít có việc sản phẩm kém chất lượng hoặc sản lượng suy giảm tất cả cùng một lúc. Điều này có thể có một tác động quan trọng về an ninh và khả năng phục hồi lương thực của địa phương. Trong hệ thống nước mưa, nông nghiệp hữu cơ đã được chứng minh tốt hơn các hệ thống nông nghiệp thông thường trong điều kiện môi trường nhiều áp lực. Trong nhiều trường hợp, lợi nhuận từ nông nghiệp hữu cơ có thể góp phần vào an ninh lương thực địa phương bằng cách tăng thu nhập gia đình. Nông nghiệp hữu cơ và năng suất. Hiệu suất của sản xuất nông nghiệp hữu cơ phụ thuộc vào hệ thống quản lý nông nghiệp trước đây. Đơn giản hóa các tác động của chuyển đổi nông nghiệp hữu cơ tính trên sản lượng chỉ ra rằng: Ở các nước công nghiệp, hệ thống hưu cơ giảm sản lượng; phạm vi phụ thuộc vào cường độ sử dụng đầu vào nhập khẩu trước khi chuyển đổi. Trong các khu vực được gọi là Cuộc cách mạng Xanh (những vùng đất được cấp nước), chuyển đổi nông nghiệp hữu cơ thường dẫn đến sản lượng gần như giống hệt nhau Trong nông nghiệp dựa vào nước mưa truyền thống (với lượng đầu vào thấp), nông nghiệp hữu cơ có tiềm năng để tăng sản lượng. 8. Việc tiêu thụ thực phẩm hữu cơ có tăng tiếp xúc với chất gây ô nhiễm sinh học không? Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Đã có nhiều tuyên bố rằng việc ăn thực phẩm hữu cơ làm tăng phơi nhiễm với chất gây ô nhiễm vi sinh. Tuy nhiên các nghiên cứu đã điều tra ra rằng các phản ánh này không có cơ sở và không tìm được bằng chứng xác đáng. Điều quan trọng cần biết là tất cả các thực phẩm hữu cơ đã đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn như thực phẩm thông thường. Tiêu chuẩn bao gồm các Nguyên tắc chung CODEX về Vệ sinh thực phẩm và các Chương trình An toàn Thực phẩm dựa trên Hệ thống Phân tích Mối nguy và Kiểm soát tới hạn (HACCP), theo các yêu cầu quốc gia. Tuy nhiên, thông thường các tiêu chuẩn của cơ quan chứng nhận hữu cơ tư nhân thường nghiêm ngặt hơn. Phân chuồng. Một trong những nguồn nguy cơ của ô nhiễm vi sinh là phân chuồng. Việc sử dụng phân hữu cơ phổ biến cả hai hệ thống thông thường và hữu cơ, khả năng ô nhiễm là như nhau. Phân bón được biết đến là một trung gian lây các mầm bệnh của con người, nhưng đồng thời khi được xử lý đúng cách (như ủ), phân chuồng cũng sẽ là phân bón hữu cơ an toàn và nguồn dinh dưỡng hiệu quả hơn đối với cây trồng. Hơn nữa, nông dân của những trang trại hữu cơ có chứng nhận bị hạn chế sử dụng phân bón chưa qua xử lý ít nhất 60 ngày trước khi thu hoạch và được kiểm tra để đảm bảo các tiêu chuẩn và hạn chế được đáp ứng. E. coli. Nguồn đáng lo khác là về vi khuẩn E.coli, chủng đặc biệt nguy hiểm chẳng hạn như 0157:H7. Các nguồn chính lây truyền đã được xác định bởi Trung tâm kiểm soát dịch bệnh US (CDC), qua thịt bị nhiễm bẩn khi giết mổ. Bằng chứng cho thấy chủng độc lực cao phát triển trong đường tiêu hóa của gia súc được nuôi chủ yếu bằng ngũ cốc giàu tinh bột. Gia súc được nuôi bằng cỏ khô có vi khuẩn E.coli được tìm thấy trong phân ít hơn 1% so với những gia súc nuôi bằng ngũ cốc. Khi gia súc hữu cơ được cho ăn với khẩu phần chứa tỉ lệ cao cỏ khô, cỏ và thức ăn ủ chua, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn gia súc phi nông nghiệp, vì thế nông nghiệp hữu cơ luôn làm giảm nguy cơ phơi nhiễm tiềm năng. Độc tố nấm. Thuốc diệt nấm không được phép xuất hiện bất cứ nơi nào trong sản xuất và chế biến các loại thực phẩm hữu cơ, mối quan tâm được nâng lên về sự lây nhiễm với độc tố nấm do nấm mốc. Nếu nuốt phải liều lượng thấp trong thời gian dài, aflatoxins, là độc nhất trong các chất này, có thể gây ung thư gan. Do đó, quan trọng là phải có quá trình xử lý và chế biến nông sản tốt, theo yêu cầu của nông nghiệp hữu cơ lẫn nông nghiệp thông thường, để hạn chế tối đa các khả năng nấm mốc phát triển. Các nghiên cứu không chỉ ra được việc tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ dẫn đến nguy cơ nhiễm độc tố nấm. Xử lý sau thu hoạch. Nhiễm bẩn có thể xảy ra trong quy trình đóng gói, chế biến, vận chuyển và lưu trữ, tuy nhiên, cả thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thông thường đều đối mặt với các nguy cơ này. Mục đích chính của bao bì là để đảm bảo thực phẩm ổn định về mặt vi sinh trong một thời gian xác định, và thực phẩm hữu cơ làm được điều này. Các thành phần có nguồn gốc phi nông nghiệp được hạn chế trong quá trình chế biến và sử dụng chiếu xạ để kiểm soát sâu bệnh hay những thay đổi có hại không được phép, nhưng điều này không có nghĩa là chúng kém an toàn. Điều quan trọng cần lưu ý là chiếu xạ là một công nghệ không được chấp nhận bởi một số nhóm người tiêu dùng và trong các thực phẩm hữu cơ, vì vậy cần cung cấp công nghệ thay thế. Mặc dù nhãn hữu cơ không phải là một tuyên bố về sức khỏe hoặc an toàn, cách thực phẩm được sản xuất có ảnh hưởng đến chất lượng của nó. Để biết thêm thông tin, bài báo “An toàn và Chất lượng của Canh tác hữu cơ” của FAO bao gồm nội dung thảo luận chi tiết về chủ đề này Một đánh giá đúng mực về sự an toàn của thực phẩm hữu cơ bao gồm cả việc đánh giá về độ phơi nhiễm chất ô nhiễm sinh học được cung cấp bởi IFOAM và được liệt kê trong danh sách những đánh giá và quan niệm sai lầm phổ biến về nông nghiệp hữu cơ và những tranh luận liên quan. 9. Ý nghĩa đằng sau một nhãn hữu cơ? Nhãn. Một nhãn hữu cơ cho biết rằng sản phẩm đã được chứng nhận theo các tiêu chuẩn hữu cơ cụ thể. Nhãn bao gồm tên tổ chức cấp chứng nhận và các tiêu chuẩn mà nó tuân thủ (ví dụ EU 2092/91). Nhãn có chức năng như một hướng dẫn để cung cấp hiểu biết cho người tiêu dùng. Tổ chức chứng nhận đánh giá theo các tiêu chuẩn hữu cơ khác nhau và có thể được công nhận chính thức bởi nhiều cơ quan có thẩm quyển. Nhãn của một tổ chức chứng nhận cung cấp cho người tiêu dùng các loại tiêu chuẩn được tuân thủ trong quá trình sản xuất và chế biến, cũng như các tiêu chuẩn được công nhận của tổ chức chứng nhận. Nhiều tổ chức chứng nhận hoạt động trên toàn thế giới, hầu hết trong số đó là tư nhân ở các nước phát triển. Tiêu chuẩn tự nguyện quốc tế. Ủy ban Tiêu chuẩn Thực Phẩm quốc tế Coddex FAO/WHO (cơ quan liên chính phủ đặt ra các tiêu chuẩn cho tất cả các loại thực phẩm) đã đưa ra hướng dẫn quốc tế cho Sản xuất, Chế biến, Ghi nhãn và Tiếp thị của Sản xuất Thực phẩm Hữu cơ để hướng dẫn các nhà sản xuất và bảo vệ người tiêu dùng chống lại sự lừa đảo và gian lận. Những hướng dẫn này được thỏa thuận của tất cả các nước thành viên của Ủy ban Codex. Tương đương các nguyên tắc của Ủy ban Codex của Khu vực kinh tế tư nhân là Tiêu chuẩn Quốc tế Cơ bản cho Sản xuất và Chế biến Hữu cơ của Liên đoàn Quốc tế về Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ – IFOAM. Hướng dẫn Codex và IFOAM bao gồm các nguyên tắc quản lý được chấp nhận cho việc sản xuất của cây trồng, gia súc, ong và các sản phẩm của chúng (IFOAM cũng quy định cho sản phẩm bông sợi, nuôi trồng thủy sản và phi lâm sản); xử lý, lưu trữ, chế biến, đóng gói và vận chuyển sản phẩm, và một danh mục các chất được phép dùng trong sản xuất và chế biến thực phẩm hữu cơ. Những hướng dẫn này thường xuyên được rà soát, đặc biệt là các tiêu chuẩn cho các chất được phép và quá trình tiến hành kiểm tra và cấp chứng nhận của tổ chức. Tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc. Tiêu chuẩn Codex và hướng dẫn IFOAM là tiêu chuẩn tối thiểu cho nông nghiệp hữu cơ, nhằm hướng dẫn chính quyền và các tổ chức chứng nhận tư nhân trong việc thiết lập tiêu chuẩn. Như vậy các tiêu chuẩn này có thể coi là tiêu chuẩn cho các tiêu chuẩn. Chính quyền có thể sử dụng các văn bản đó để mở rộng các chương trình nông nghiệp hữu cơ quốc gia và thường chi tiết hơn khi chúng đáp ứng các yêu cầu của quốc gia. Hầu hết các tiêu chuẩn quốc gia (ví dụ các nước EU, Nhật Bản, Argentina, Ấn Độ, Tunisia, Mỹ) được quy định trong các quy định được ràng buộc pháp lý. Tiêu chuẩn tự nguyện tại địa phương. Ở một số nước (ví dụ Đức), tổ chức cấp giấy chứng nhận cá nhân có thể tạo ra các tiêu chuẩn riêng của họ để có thể chặt chẽ hơn so với các quy định có hiệu lực, thường để đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng cụ thể. Mặc dù không có hiệu lực pháp lý, chứng nhận tư nhân có thể hạn chế hơn so với quy định của pháp luật. Việc cấp phép. Cấp phép là một thủ tục mà tổ chức có thẩm quyền thẩm định và cho phép công nhận chính thức một chương trình chứng nhận là phù hợp với các tiêu chuẩn của các tổ chức có thẩm quyển. Đối với nông nghiệp hữu cơ, tổ chức chứng nhận có thể áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện và/hoặc các tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc và được công nhận bởi các “quyền” có lên quan. Ở cấp quốc tế là Dịch vụ Chứng nhận Hữu cơ Quốc tế. (IOAS) cấp quyền cho các tổ chức cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn Chương trình Cấp phép IFOAM bằng việc cung cấp logo (biểu tượng) “Được chứng nhận IFOAM” (Click vào đây để đọc thêm về Chương trình Cấp phép IFOAM). IOAS là một tổ chức phi chính phủ độc lập để đảm bảo tính công bằng toàn cầu của các chương trình cấp phép và cố gắng để làm hài hòa các tiêu chuẩn, đồng thời có tính đến sự khác biết địa phương. Nên lưu ý rằng trở thành thành viên của IFOAM bằng việc cấp quyền cho các tổ chức không tạo nên chứng nhận IOAS. Ở cấp độ quốc gia, các cơ quan cấp phép quốc gia hoặc chính phủ cho phép các tổ chức cấp quyền hoạt động ở đất nước của họ, nếu đất nước của họ có luật nông nghiệp hữu cơ. Cả các tổ chức công và tư nhân đều liên quan tới tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế về việc cấp chứng nhận (ISO 65) cùng với các tiêu chuẩn cụ thể. Để biết thêm chi tiết về các tổ chức chứng nhận của quốc gia, tham khảo chính phủ của nước bạn. Các trang web IFOAM cung cấp thông tin trở thành một cơ quan xác nhận, cùng với các Tiêu chuẩn Cơ bản và Chứng nhận Tiêu chuẩn của IFOAM. 10. Sản phẩm hữu cơ được chứng nhận là gì? Các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận là những thứ mà được sản xuất, lưu trữ, chế biến, quản lý và tiếp thị phù hợp với độ chính xác các thông số kỹ thuật (tiêu chuẩn) và chứng nhận là “hữu cơ” bởi một cơ quan chứng nhận. Khi sản phẩm đạt được tiêu chuẩn hữu cơ được xác minh bởi một cơ quan chứng nhận, sản phẩm được cấp một nhãn. Nhãn này sẽ khác nhau tùy thuộc vào các cơ quan chứng nhận nhưng có thể được coi như một sự đảm bảo các yếu tố cần thiết tạo thành một sản phẩm “hữu cơ” đã được đáp ứng từ trang trại đến thị trường. Điều quan trọng nhất cần lưu ý rằng một nhãn hữu cơ áp dụng cho quá trình sản xuất, đảm bảo rằng sản phẩm đã được sản xuất và chế biến thân thiện với hệ sinh thái. Do đó, nhãn hữu cơ là một yêu cầu quy trình sản xuất chứ không phải yêu cầu chất lượng sản phẩm. Trong thực tế, nhiều hệ thống cây trồng đa dạng, chẳng hạn như những khu vực được phát triển bởi nông nghiệp quy mô nhỏ và nông nghiệp tự cung tự cấp cho sản lượng cao hơn về tổng số thu hoạch cho mỗi đơn vị diện tích. Lợi thế sản lượng có được nhờ sử dụng các chất dinh dưỡng, nước, ánh sáng hiệu quả và kết hợp các yếu tố khác như việc đưa vào các yếu tố tái tạo mới vào nông trại (ví dụ như các cây họ đậu) và sản lượng ít bị thất thoát do sâu bệnh và dịch hại. Có thể kết luận rằng việc gia tăng sản lượng ở các trang trại hữu cơ có nhiều khả năng đạt được nếu điểm khởi đầu là một hệ thống truyền thống, ngay cả khi nó bị xấu đi. Kết quả sẽ thay đổi tùy vào kỹ năng quản lý và kiến thức sinh thái, nhưng điều này có thể trông đợi vào việc cải thiện tăng nguồn lực con người. Tuy nhiên, điều quan trọng là để có một hệ thống sở hữu đất tốt bởi vì một các nhân không có khả năng đầu tư vào cải tạo đất nếu tương lai của anh ta hoặc cô ta không được an toàn. Nông nghiệp hữu cơ và an ninh lương thực. Nạn đói dai dẳng trên thế giới đã chứng minh rằng nông nghiệp một mình (theo tập quán hoặc không) không thể một mình giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Tuy nhiên nhiều câu hỏi được hỏi liên quan đến khả năng của nông nghiệp hữu cơ để cung cấp thực phẩm – và nhiều nghiên cứu đã được thực hiện mà không có bất cứ cơ sở dữ liệu toàn diện. FAO tổ chức Hội thảo Quốc tế về Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực tháng Năm năm 2007 để xem xét vấn đề an ninh lương thực trong điều kiện về thực phẩm sẵn có, khả năng tiếp cận lương thực, sự ổn định của hệ thống cung cấp thực phẩm và sử dụng thực phẩm; vật chất và kinh nghiệm thực tế đã cùng chứng minh rằng nông nghiệp hữu cơ có khả năng nuôi sống thế giới, đúng như hoàn cảnh thực tế. Nhận xét về nông nghiệp hữu cơ và an ninh lương thực bao gồm: Giảm thiếu thốn lương thực với Nông nghiệp bền vững: Tóm tắt chứng cứ mới (bởi Pretty và Hine, 2001); Cuộc cách mạng Xanh thực sự: Báo cáo mới về Hữu cơ và Trang trại Nông nghiệp sinh thái trong thế giới đang phát triển (Greenpeace, 2002); Nông nghiệp Hữu cơ và An ninh lương thực (IFOAM, 2002), Giải pháp cho nạn đói ở Châu phi và Trang trại Hữu cơ không GMO; Nông nghiệp hữu cơ và Giảm đói nghèo ở Châu Á (Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp, 2005); Nông nghiệp Hữu cơ và Anh ninh lương thực: Viễn cảnh Toàn cầu và khu vực (DARCOF, 2007); và Nông nghiệp hữu cơ có thể cung cấp lương thực cho Thế giới? (Michigan State University, 2007).
|