Nâng cao an toàn thực phẩm và hiệu quả sản xuất bằng phương pháp chăn nuôi tốt
Hai nông dân được hỗ trợ áp dụng các Phương pháp Chăn nuôi Tốt trong dự án Năng lực Cạnh tranh Ngành Chăn nuôi và An toàn Thực phẩm
Từ năm 2010 đến năm 2015 Dự án Năng lực Cạnh tranh Ngành Chăn nuôi và An toàn Thực phẩm đã thực hiện áp dụng các Phương pháp Chăn nuôi Tốt (GAHP) cho các hộ sản xuất chăn nuôi nhỏ. Dự án đã giúp tăng cường an ninh sinh học, nâng cấp các lò giết mổ nhỏ và tăng cường vệ sinh tại các khu chợ ẩm thấp, qua đó góp phần đáng kể vào hiệu quả sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị chăn nuôi lợn và gà.
Thách thức
Chăn nuôi lợn và gà tại các hộ gia đình Việt Nam còn một số tồn tại. Vấn đề chính ở đây là mức đầu tư thấp, quy mô đàn nhỏ, vật tư đầu vào ít, chất lượng con giống thấp và mức độ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong cao. Các vấn đề trên cùng với thị trường nhỏ và rủi ro cao đã dẫn đến tốc độ quay vòng sản xuất thấp và lợi nhuận thấp.
Trong khi đó thì các cơ sở giết mổ có quy mô nhỏ, không được đầu tư thích đáng, không quan tâm đến quản lý chất thải, điều kiện vệ sinh an toàn kém, công suất và năng suất đều thấp.
Thịt sống bán ngoài chợ thường có chất lượng thấp, và cơ sở vật chất ở chợ thường yếu kém. Các chợ trong khu vực đô thị thường chật hẹp, điều kiện thông gió kém, dịch vụ vệ sinh kém (tủ bày hàng, cấp nước, cấp điện), hệ thống xử lý chất thải kém và lối ra vào cho khách cũng chật hẹp.
Giải pháp
Dự án đã áp dụng cách tiếp cận tổng thể và đồng bộ chuỗi thực phẩm “từ nông trại tới bàn ăn” hoặc “từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng” để giải quyết các vấn đề liên quan lẫn nhau như năng lực cạnh tranh chăn nuôi, an toàn thực phẩm và bền vững môi trường.
Dự án thúc đẩy áp dụng các Phương pháp Chăn nuôi Tốt tại các khu chăn nuôi sẵn có thông qua tập huấn nông dân, cán bộ khuyến nông, cán bộ chăn nuôi, cán bộ thú y về áp dụng Phương pháp Chăn nuôi Tốt, ví dụ về công nghệ chế biến thức ăn gia súc, chủ động phòng tránh dịch bệnh. Dự án cũng giúp các nhóm sản xuất củng cố vị thế đàm phán nhằm giảm chi phí thức ăn và tăng cường tiếp cận thị trường; cung cấp dụng cụ giúp tăng cường dịch vụ chăn nuôi cấp tỉnh và cấp huyện, ví dụ phòng tránh và theo dõi dịch bệnh, hỗ trợ quản lý chất thải và đầu tư vào an ninh sinh học tại trang trại.
Dự án đã thực hiện thí điểm Qui hoạch vùng chăn nuôi nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và an toàn, nâng cấp cơ sở giết mổ và chợ bán thịt nhằm tăng cường công đoạn giết mổ và tăng cường mối liên kết giữa thị trường với hộ sản xuất.
Dự án cũng hỗ trợ nâng cao năng lực cho Cục Chăn nuôi trong quá trình lập chính sách, tăng cường hỗ trợ cho các tỉnh trong công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát dịch bệnh.

Trong dự án, 100% lợn và gà đã được tiêm chủng và các hoạt động phòng chống bệnh thường xuyên được triển khai tại các trang trại và vùng dự án.
LIFSAP
Kết quả
Phương pháp Chăn nuôi Tốt đã chứng tỏ hiệu quả giúp nâng cao năng suất chăn nuôi, sản lượng và thu nhập hộ gia đình. Kết quả cụ thể là:
– Tỉ lệ tử vong lợn và gà đã giảm lần lượt từ 15% xuống còn 11,8% và từ 41% xuống còn 33%, qua đó đã làm tăng sản lượng và thu nhập của cơ sở sản xuất.
– Thời gian vỗ béo lợn và gà đã giảm lần lượt từ 136 ngày xuống còn 118 ngày và từ 66 ngày xuống còn 58 ngày, qua đó giúp giảm chi phí thức ăn và tăng cường quay vòng sản xuất.
– Qui mô đàn lợn tăng 25% và gà tăng 46% qua đó giúp tăng sản lượng và lợi nhuận.
Dự án cũng giải quyết thành công các vấn đề môi trường trong chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn và gà. Sau 5 năm hoạt động, dự án đem lại lợi ích cho 105.000 người, trong đó có nông dân ở 43 khu chăn nuôi sử dụng Phương pháp Chăn nuôi Tốt, có cán bộ khuyên nông và thú y địa phương, hộ kinh doanh thịt và các chủ lò mổ, trong đó hơn 47% là phụ nữ. Dự án đã hỗ trợ:
– 10.791 hộ gia đình cải tiến hệ thống xử lý chất thải và áp dụng các phương pháp chăn nuôi tốt.
– 43 cơ sở giết mổ cỡ trung bình và lớn lắp đặt hệ thống xử lý chất thải và phương pháp quản lý đạt chuẩn quốc gia.
– 197 cơ sở giết mổ loại nhỏ cải tiến hệ thống xử lý và phương pháp quản lý chất thải.
– 381 khu chợ ẩm thấp nâng cấp cơ sở vật chất quản lý chất thải đạt chuẩn môi trường quốc gia.
Dự án cũng đóng góp nhiều vào nâng cao an toàn thực phẩm vì quyền lợi người tiêu dùng, ví dụ giúp 197 cơ sở giết mổ loại nhỏ nâng cao an toàn sản phẩm thịt. Kết quả đã thể hiện tốt qua các lầm kiểm nghiệm và kiểm tra vi trùng. 43 cơ sở giết mổ cỡ vừa và lớn cũng được nâng cấp cơ sở xử lý và bán thịt đạt chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia.
Anh Nguyễn Chí Lộc và chị Phạm Thị Lệ

Anh Nguyễn Chí Lộc chăm sóc đàn gà trong trang trại của mình.
LIFSAP
Đóng góp của Nhóm Ngân hàng Thế giới
Dự án được Ban Giám đốc Ngân hàng Thế giới phê chuẩn tháng 9/2009 với thời hạn kết thúc là ngày 31/12/2015 và tổng kinh phí là 79,03 triệu USD, trong đó IDA cấp 65,26 triệu USD và chính phủ Việt Nam đóng góp 13,77 triệu USD.
Đối tác
Dự án thực hiện thành công nhờ sự hợp tác tác với Cục Thú y và Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT và các sở NNPTNT tại 12 tỉnh, thành.
Hướng tới tương lai
Kết quả to lớn đạt được và tác động ban đầu đã chứng tỏ sự phù hợp và hiệu quả trong cách tiếp cận dự án. Có thể đạt kết quả to lớn hơn nữa nếu nhân rộng phương pháp GAHP tới các hộ gia đình, khu chợ và cơ sở giết mổ quy mô nhỏ ngoài phạm vi 12 tỉnh tham gia dự án hiện tại.
Vietnam: Better Food Safety and Production Efficiency with Good Animal Husbandry Practices
Two farmers received training and support on Good Animal Husbandry Practices under the Livestock Competitiveness and Food Safety Project.
LIFSAP
Challenge
Pig and poultry farming at household level in Vietnam has faced a number of challenges. Key issues include low investments, small herds/ flocks, low inputs, poor quality animals, and high levels of disease and mortality. These issues, combined with limited access to markets and high risks, have led to low turnover and returns.
Meanwhile, slaughterhouses have suffered from inadequate investment, and in their management, there has been little concern for waste management, hygiene, and safety. Slaughterhouses have also been characterized by low throughput and productivity.
Fresh meat markets are often of low quality, with inadequate facilities. Meanwhile, urban food markets possess little space, limited ventilation, poor hygiene services (such as display tables, water and electricity supplies), inadequate waste disposal, and poor access for buyers.
Approach
The Project adopted a comprehensive food chain approach spanning “farm to table” or “producer to consumer” and addressed interrelated issues of livestock competitiveness, food safety, and environmental sustainability in an integrated way.
The Project promoted the use of Good Animal Husbandry Practices (GAHPs) in existing livestock production areas, through training of farmers, extension officers, and animal production and veterinary staff in the application of GAHPs, including feed conversion technology and proactive disease control measurements. It also helped form producer groups that would have better negotiation power to reduce the feed cost and improve access to markets; provided equipment and goods to strengthen provincial and district level livestock services delivery, including animal disease control and surveillance; and supported waste management and bio-security investments at the farm level.
Under the Project, Livestock Planning Zones were piloted, aiming to increase competitiveness and safety, while slaughterhouses and meat markets were upgraded to support the establishment of processing and markets linkages with household producers.
The project also supported the capacity building to the technical departments of Animal Husbandry and Livestock Development in MARD for improved policy making processes, strengthened assistance to provinces in inspection, surveillance and monitoring for animal diseases and epidemic.

Under the project, 100 percent of pigs and hens were vaccinated and disease prevention activities were regularly taken at farm and livestock production area.
LIFSAP
Results
The adoption of Good Animal Husbandry Practices (GAHPs) has proven effective in improving livestock productivity, production, and household income. As a result:
– Mortality rates for pigs and poultry have fallen from 15 to 11.8 percent and from 41 to 33 percent respectively, thus raising farm output and income.
– Fattening times for pigs and poultry have been shortened from 136 to 118 days and 66 to 58 days respectively, thereby lowering costs of animal feeding and allowing farmers to increase production intensity.
– The herd and flock size of pigs and poultry has expanded by 25 percent and 46 percent respectively, thus raising output and increasing returns.
The Project has also successfully addressed issues relating to environmental management in production, slaughtering, and marketing of pigs and poultry. After 5 years of operation, over 105,000 people have directly benefited from the project activities. They included farmers in the 46 GAPH zones, extension workers and local veterinarians, meat vendors, and slaughterhouse owners. 47% of the direct beneficiaries are women. Specifically:
– 10,791 households have improved waste disposal systems and applied improved production practices.
– 43 medium and large slaughterhouses have installed waste disposal systems and management practices that meet national standards.
– 197 small slaughterhouses have improved their waste management facilities and practices.
– 381 wet markets have been improved their waste management facilities and meet national environmental standards.
The Project has also contributed to improving food safety for the benefit of consumers:
– Assisting 197 small slaughterhouses improve the safety of meat, evidenced by inspection and testing for bacteria;
– Assisting 43 medium and large slaughterhouses improve their meat handling and selling facilities and practices–to satisfy national food safety standards.
Mr. Nguyen Chi Loc and Mrs. Pham Thi Le

Mr. Nguyen Chi Loc takes care of the hens in his farm.
LIFSAP
Bank Group Contribution
The Project was approved by the WBG Board in September 2009, with a closing date of December 31, 2015. Project cost totaled US$79.03 million, with US$65.26 million financed from IDA and US$13.77 million from the Government of Vietnam.
Partners
The Project was successful as a result of strong partnerships with technical departments of the Animal Health and Livestock Production, Ministry of Agriculture and Rural Development, as well as departments of agriculture and rural development in 12 participating provinces.
Moving Forward
Positive and significant results proved the relevancy and efficiency of the Project approach. Further impact can be achieved through scaling-up and leveraging interventions for GAHP household producers, wet markets and small slaughterhouses, to reach beyond the original geographic coverage of 12 provinces.