Món vốn nhỏ giúp phụ nữ nghèo tiếp cận tài chính toàn diện và bứt phá

PNVN – 20/10/2022 11:00

Trong chuyến công tác tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi có dịp tham dự một buổi sinh hoạt của nhóm tiết kiệm và cho vay tại thôn/bản – VSLA. Vào mỗi kỳ sinh hoạt, các cô, các chị rộn ràng rủ nhau biểu diễn các tiết mục văn nghệ, tổ chức – tham gia các trò chơi giải trí, trò chuyện với nhau về tin thức, thời sự, những chính sách mới của Đảng, Nhà nước, của địa phương; chia sẻ về công việc, về cuộc sống, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái… 

Món vốn nhỏ giúp phụ nữ nghèo tiếp cận tài chính toàn diện và bứt phá - Ảnh 1.
Một buổi sinh hoạt của nhóm VSLA tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Đặc biệt, quan trọng hơn, từ nguồn tiền tiết kiệm của bản thân và các thành viên khác trong nhóm, các thành viên đã hỗ trợ cho nhau vay để phát triển kinh tế, giải quyết khó khăn, sắm sửa đồ dùng, trang thiết bị gia đình… Các bước xét duyệt cho vay đơn giản có sự đồng ý của tất cả thành viên. Đây là một trong những mô hình VSLA hoạt động dựa trên nguyên tắc ba tự: tự nguyện tham gia, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm. Từ đó, thúc đẩy nguyên tắc công khai, minh bạch và bình đẳng đối với tất cả các thành viên.

Tiếp tục đọc “Món vốn nhỏ giúp phụ nữ nghèo tiếp cận tài chính toàn diện và bứt phá”

Chính sách về giảm nghèo và phát triển nông thôn

vietnam.opendevelopmentmekong.net – 19 October 2021
 

Ảnh:  Phụ nữ ở xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đang xây dựng đường hoa thôn bản. Ảnh do Lò Thị Nhiên chụp.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới – 10 năm nhìn lại và con đường phía trước

Giới thiệu

Tại Việt Nam, phát triển nông thôn luôn song hành với phát triển nông nghiệp. Bản thân nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Việt Nam, là trụ cột của nền kinh tế đất nước. Vì vậy, phát triển nông thôn luôn là trọng tâm hàng đầu của chính phủ Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Chính sách về giảm nghèo và phát triển nông thôn”

Villages get rich but suffer environmental consequences

Coal and waste discharged without treatment in Mẫn Xá Village, Văn Môn Commune in Bắc Ninh Province. — Photo tienphong.vn

VNN July, 19/2019 – 09:00

HÀ NỘI — Villages across the country have benefited from the country’s economic development, however, many do not have measures in place to deal with environmental protection.

The village of Trát Cầu in Hà Nội, which produces blankets, bed sheets and pillows, is a typical example.

Nguyễn Quang Thà, chairman of the Trát Cầu Traditional Villages Association, told Tiền Phong (Vanguard) newspaper that over the past 20 years, more and more foreign enterprises have invested in the village.

Now about 30 enterprises from Japan and South Korea are working there.

“The Trát Cầu Village is like a big workshop which runs all day, every day,” said Thà. Tiếp tục đọc “Villages get rich but suffer environmental consequences”

Tại sao nhân lực trình độ cao ít về nông thôn lập nghiệp?

Hai năm trước, World Bank xuất bản một ấn phẩm mang tên Đổi mới Nông nghiệp Việt Nam: Nhiều giá trị hơn từ đầu tư ít hơn (Transforming Vietnamese Agriculture: Gainning More from Less, 2016). Báo cáo này đã chỉ rõ những khó khăn, thách thức mà nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải và đưa ra những giải pháp cũng như dự đoán những thành tựu tiềm năng từ những giải pháp này. Báo cáo này cũng chỉ ra những thách thức và đòi hỏi đổi mới để tăng tính khả thi của các giải pháp đó.

Báo cáo của World Bank đã chỉ ra Nông nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới theo hướng thân thiện với môi trường hơn, tăng trưởng dựa vào việc tăng hiệu suất sử dụng yếu tố đầu vào, bao gồm tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, năng lượng) và tăng năng suất lao động. Cạnh tranh thông qua chất lượng và thương hiệu sản phẩm hơn là chỉ cạnh tranh dựa vào giá thành. Tiếp tục đọc “Tại sao nhân lực trình độ cao ít về nông thôn lập nghiệp?”

Hoạt động phi nông nghiệp trong phát triển nông thôn: Chiến lược Nông thôn, Ngân Hàng Thế Giới, 2001

Download báo cáo tại đây

 

1.     Lời tựa

Giảm nghèo là một mục tiêu bao trùm của World Bank, và với 75% người nghèo trên toàn thế giới sống ở khu vực nông thôn, phát triển nông thôn là cấu phần quan trọng để tiến tới hoàn thành mục tiêu giảm nghèo. Theo yêu cầu của Giám đốc Ngân hàng Thế giới – WB, Wolfensohn, bộ phận phụ trách vấn đề nông thôn của WB đã soạn thảo chiến lược phát triển nông thôn sửa đổi, Tiếp cận Người nghèo ở nông thôn. Chiến lược này được thiết kế dựa trên liên kết chặt chẽ với các vùng và các cơ quan ban ngành có hoạt động liên quan đến vấn đề nông thôn. Các mục tiêu chủa chiến lược mới này nhằm hồi phục các hoạt động của WB ở nông thôn bằng cách a) Điều chỉnh khung chiến lược; và b) thiết lập các chương trình bao gồm các kế hoạch hành động cụ thể và khả thi. Chiến lược phát triển nông thôn mới đưa ra một tình hình nông thôn khác so với trước đây, và một dân số nông thôn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mới, đặc biệt là các thách thức và cơ hội mà người nghèo phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tầm nhìn và cách thực thi của chiến lược phát triển mới được xây dựng dựa trên bài học thành công trong quá khứ cũng như kết hợp các ý tưởng mới từ các mô hình phát triển khác. Tiếp tục đọc “Hoạt động phi nông nghiệp trong phát triển nông thôn: Chiến lược Nông thôn, Ngân Hàng Thế Giới, 2001”

Mùa sim chín trên cao nguyên Kon Plông

Phóng sự của Hoàng Thiên Nga

Từ giữa tháng tám, tiếng cười giòn tan bắt đầu lan tỏa từ những dãy đồi chập chùng ngan ngát gió thơm về tận thôn làng của đồng bào các dân tộc Xê đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hre phía Đông Bắc Tây Nguyên. Những gùi sim tím rười rượi không chỉ ngọt môi sơn nữ, mà còn khiến bếp lửa mỗi nhà thêm ấm áp, tươi vui.  

Y Trông lên đồi sau nhà hái sim

Tiếp tục đọc “Mùa sim chín trên cao nguyên Kon Plông”

Phát triển bền vững ở Tây Nguyên

– Tính nghiêm trọng của các vấn đề Tây Nguyên. Làm gì để giải quyết?

Nguyên Ngọc

I – Một số nét tổng quan

A – Khái niệm Tây Nguyên :

Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc vào nam : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.

Tiếp tục đọc “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên”

Ổn định vùng người Mông di cư tại Điện Biên – 5 bài

  • Bài 1: Không thể để đồng bào mãi lầm đường và lạc niềm tin
  • Bài 2: Vỡ mộng trên đất khách
  • Bài 3: Trở về từ ranh giới của sự sống và cái chết
  • Bài 4: Huổi Khon – vết thương đã lành
  • Bài 5: Bồi đắp niềm tin lòng người

mclv_15a
Trẻ em người Mông ở bản Hua Sin. Ảnh: Bích Hằng

***

Ổn định vùng người Mông di cư tại Điện Biên

29/11/2016 – 15:07 BP

Việc người Mông di cư vượt biên trái phép không phải là vấn đề mới, gần đây sự việc lại nóng lên và được nhận định là có thể gia tăng với tính chất phức tạp hơn. Đây là một thách thức lớn đối với lực lượng Biên phòng và các địa phương có vùng đồng bào Mông sinh sống. Chúng tôi đi dọc tuyến biên giới của tỉnh Điện Biên tìm lại hồ sơ về người Mông vượt biên di cư, chuyện chưa hề cũ.

Tiếp tục đọc “Ổn định vùng người Mông di cư tại Điện Biên – 5 bài”

Khóc cười mùa mắc-ca chín

Hoàng Thiên Nga

           Sau mấy năm dư luận ồn ã sóng gió nên hay không việc triển khai các đại dự án trồng mắc ca trên cả nước, thực tế đang dần hiển hiện câu trả lời khi nhiều vườn mắc ca trên Tây Nguyên chính thức bước vào thời kỳ kinh doanh, từ vụ thu hoạch năm 2016 này. 

Ông Đại rất hào hứng với vườn mắc ca sai trái
Ông Đại rất hào hứng với vườn mắc ca sai trái

Tiếp tục đọc “Khóc cười mùa mắc-ca chín”

Tỉ phú Mười Bơ lấn sân ca nhạc

Phóng sự của Hoàng Thiên Nga

          Vẫn bàn tay sần chai, nước da cháy nắng, nhưng chàng nông dân đa tài xứng danh tỉ phú bây giờ không chỉ gắn đời mình với cây bơ, đất đai nương rẫy, mà còn miệt mài thu âm biểu diễn với chất giọng ngọt lịm trời cho, khiến không ít ca sĩ phải … ghen tị !

Tỉ phú Mười Bơ bây giờ
Tỉ phú Mười Bơ bây giờ

Tiếp tục đọc “Tỉ phú Mười Bơ lấn sân ca nhạc”

Sơn nữ Ê đê đi Thái nói chuyện nuôi bò

06:24 ngày 12 tháng 06 năm 2016

TPQuần quật quanh năm với nương rẫy, H’Dức Mlô ở buôn Sứk chưa từng nghĩ đến việc mình sắp là đại diện nông dân duy nhất trên khu vực Tây Nguyên được cử sang Thái Lan giới thiệu về mô hình nuôi bò khép kín mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn nữ Ê đê đi Thái nói chuyện nuôi bòChị H’Dức bên đàn bò.

Tiếp tục đọc “Sơn nữ Ê đê đi Thái nói chuyện nuôi bò”

Minh Khai PYA và phong trào ĐCN – 3 năm nhìn lại

Chào các bạn,

Hội thanh niên tích cực Minh Khai PYA vừa tròn 3 tuổi. Thực hiện tinh thần của Đọt Chuối Non: Khiêm tốn, thành thật và yêu người, kể từ những ngày đầu tiên với một lớp tiếng Anh trẻ em, nay hội đã trưởng thành hơn với các hoạt động ngày càng thiết thực và có tác động trực tiếp tới đời sống người dân trong xã trên hai lĩnh vực giáo dục và văn hóa.

Với phương châm làm việc tình nguyện vô điều kiện, các hoạt động của hội PYA hướng tới ba mục tiêu:

Phát triển giáo dục tại địa phương

  • Truyền cảm hứng cho các bạn đam mê học tập hơn
  • Định hướng học tập và rèn luyện bản thân
  • Hỗ trợ các bạn bổ sung và củng cố kiến thức đã học tại trường
  • Lan tỏa văn hóa đọc

Phát triển văn hóa tại địa phương

  • Nâng cao đời sống tinh thần cho người dân
  • Gìn giữ và khôi phục lại các giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng
  • Tạo các sân chơi lành mạnh, tích cực, tươi vui cho thanh niên nói riêng và người dân nói chung

Nâng cao chất lượng cuộc sống tại địa phương

  • Thúc đẩy phát triển phúc lợi xã hội
  • Hỗ trợ tri thức trong phát triển kinh tế tại địa phương
  • Bảo vệ môi trường sống

Tiếp tục đọc “Minh Khai PYA và phong trào ĐCN – 3 năm nhìn lại”

Nâng cao an toàn thực phẩm và hiệu quả sản xuất bằng phương pháp chăn nuôi tốt – Vietnam: Better Food Safety and Production Efficiency with Good Animal Husbandry Practices

Nâng cao an toàn thực phẩm và hiệu quả sản xuất bằng phương pháp chăn nuôi tốt

14 Tháng 4 Năm 2016 The World Bank

Image

Hai nông dân được hỗ trợ áp dụng các Phương pháp Chăn nuôi Tốt trong dự án Năng lực Cạnh tranh Ngành Chăn nuôi và An toàn Thực phẩm

Từ năm 2010 đến năm 2015 Dự án Năng lực Cạnh tranh Ngành Chăn nuôi và An toàn Thực phẩm đã thực hiện áp dụng các Phương pháp Chăn nuôi Tốt (GAHP) cho các hộ sản xuất chăn nuôi nhỏ. Dự án đã giúp tăng cường an ninh sinh học, nâng cấp các lò giết mổ nhỏ và tăng cường vệ sinh tại các khu chợ ẩm thấp, qua đó góp phần đáng kể vào hiệu quả sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị chăn nuôi lợn và gà.

Tiếp tục đọc “Nâng cao an toàn thực phẩm và hiệu quả sản xuất bằng phương pháp chăn nuôi tốt – Vietnam: Better Food Safety and Production Efficiency with Good Animal Husbandry Practices”

Gặp “kỳ nữ” sim Măng Đen

TP –   Những đồi sim trải dài tít tắp tự bao đời đã thân thuộc với đồng bào phía Bắc Tây Nguyên. Nhưng sim chưa bao giờ được xem là đặc sản của miền đất này, cho tới khi một “kỳ nữ” đồng bằng quyết chế cho được loại vang sim rừng tuyệt hảo, giúp người dân các buôn làng Xê Đăng nâng cao mức sống .


Sơn nữ gùi sim về làng

Phố vắng trong sương

Ai bõ công vượt đèo, dù từ Kon Tum lên qua đèo Măng Đen quanh co, hay từ Quảng Ngãi lên qua đèo Violắc gấp khúc cũng đều nhận được một phần thưởng xứng đáng, là đặt chân lên xứ lạnh Kon Plông. Tiếp tục đọc “Gặp “kỳ nữ” sim Măng Đen”

Nông dân thuê… hợp tác xã làm ruộng

02/05/2015 09:41 GMT+7

TT – Rất nhiều nông dân trồng lúa ở tỉnh Đồng Tháp không trực tiếp canh tác mà cho thuê hoặc giao đất cho hợp tác xã (HTX) để lấy sản phẩm.

 Đây được xem như một hình thức thuê… HTX làm ruộng để chuyển sang làm việc khác, vừa có thu nhập ổn định từ ruộng vừa kiếm thêm bằng công việc khác.
Nhân công phun xịt đồng loạt trên cánh đồng 100ha của HTX Đức Huệ - Ảnh: Vân Trường
Nhân công phun xịt đồng loạt trên cánh đồng 100ha của HTX Đức Huệ – Ảnh: Vân Trường

Nhằm khuyến khích tích tụ ruộng đất sản xuất lớn, UBND tỉnh Đồng Tháp đã quyết định hỗ trợ 50% lãi suất cho nông dân để thuê đất mở rộng diện tích sản xuất lúa và thuê máy san phẳng mặt ruộng bằng laser. Tiếp tục đọc “Nông dân thuê… hợp tác xã làm ruộng”