Nga Vũ – 15:01, 29/08/2017
TheLEADER – Đây là một trong các kết quả nghiên cứu về cây trồng biến đổi gen được Tổ chức Quốc tế hành động vì nguồn gen (GRAIN) đưa ra trong hội thảo mới đây tại Hà Nội.

LTS: Cây trông biến đổi gen (BĐG) trên thế giới được phát triển trên nền tảng các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) và bắt đầu được nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp thế giới từ những năm cuối thập niên 1990. Sau hơn 20 năm, các loại cây trồng BĐG được thương mại hóa ngày càng tăng với diện tích trồng hàng năm trên toàn thế giới đã lên đến hàng trăm triệu ha.
Cây trồng BĐG có những đặc tính như khả năng chịu hạn, khả năng kháng sâu bệnh, rút ngắn mùa vụ… từ đó giúp người trồng có được sản lượng cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn. Tuy nhiên trong hơn 20 năm phát triển của cây trồng BĐG, vẫn còn có các ý kiến tranh cãi về tính 2 mặt của cây trồng BĐG; trong đó câu hỏi cây trồng BĐG có thực sự an toàn với con người và có nguy cơ hùy hoại đa dạng sinh học vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.
Tại hội thảo “Chia sẻ về biến đổi gen và đa dạng sinh học trong vùng” diễn ra tại Hà Nội vừa qua, Tổ chức Quốc tế hành động vì nguồn gen (GRAIN) đã đưa ra một số kết quả của nghiên cứu về cây trồng BĐG trên thế giới rất đáng chú ý của tổ chức này. TheLEADER lược ghi các nội dung này và giới thiệu đến bạn đọc.
Tiếp tục đọc “Cây trồng biến đổi gen không chấm dứt được nạn đói trên thế giới”