Sông Tô Lịch xưa

36phophuongSông Tô Lịch là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sông Tô Lịch là một đường bao của kinh đô Thăng Long xưa, nó là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long.

Sông Tô Lịch xưa

“Tứ giác nước” của Giáo sư Trần Quốc Vượng

“Tứ giác nước” của Giáo sư Trần Quốc Vượng

Tên sông Tô Lịch tương truyền lấy từ tên một vị thần sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao Chỉ. Đến thời nhà Đường, nơi đây là vị trí xây dựng thành Đại La.
Họa đồ thành Thăng Long thời Lê với sông Nhị chảy ở phía đông, tháp Báo Thiên ở giữa, vương phủ chúa Trịnh chếch ở phía nam tháp, hồ Tây ở phía bắc và thành Thăng Long gồm hai vòng
Họa đồ thành Thăng Long thời Lê với sông Nhị chảy ở phía đông, tháp Báo Thiên ở giữa, vương phủ chúa Trịnh chếch ở phía nam tháp, hồ Tây ở phía bắc và thành Thăng Long gồm hai vòng lũy nằm giữa hồ Tây và tháp Báo Thiên
001.Bản đồ Thăng Long theo Hồng Đức Địa Dư, năm 1490.
Bản đồ Thăng Long theo Hồng Đức Địa Dư, năm 1490.
002.Bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 trong Đồng Khánh Địa Dư Chí.
Bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 trong Đồng Khánh Địa Dư Chí.
002a.Hoàng thành 4-Bản đồ thời Lê Vẽ năm Gia Long thứ 9 (1810)
Bản đồ thời Lê Vẽ năm Gia Long thứ 9 (1810), Nhị Hà(sông Hồng) số 33, Ngòi Tô Lịch số 35
Bản đồ năm 1873
Bản đồ năm 1873
Tô Lịch vốn từng là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ thượng lưu ở sông Hồng sang sông Nhuệ. Đến đoạn trung lưu, nó gặp hồ Tây (là dấu tích của đoạn sông Hồng cũ, nằm cạnh Quán Thánh) và một phần nước từ hồ Tây được cung cấp cho đoạn sông từ đó đến hạ lưu. Sách Đại Nam nhất thống chí (soạn giữa thế kỷ 19) đã viết[1]:
Bến cảng nằm ở nơi hợp lưu của sông Tô Lịch và sông Hồng. Cửa ô ngoài cùng bìa phải là vị trí Ô Quan Chưởng (phố Hàng Chiếu) ngày nay.
Bến cảng nằm ở nơi hợp lưu của sông Tô Lịch và sông Hồng. Cửa ô ngoài cùng bìa phải là vị trí Ô Quan Chưởng (phố Hàng Chiếu) ngày nay.
Cảnh họp chợ ở bến sông.
Cảnh họp chợ ở bến sông.
Xem thêm minh họa tranh:  TÌM LẠI DẤU XƯA KẺ CHỢ
Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
003a.Bản đồ Hà Nội năm 1873 của nhà địa lý Frederic Romanet du Caillaud.
Bản đồ Hà Nội năm 1873 của nhà địa lý Frederic Romanet du Caillaud.
004.Một tấm bản đồ khác của Hà Nội năm 1873.
Một tấm bản đồ khác của Hà Nội năm 1873.
005.Bản đồ khu vực trung tâm Hà Nội năm 1873 do người Pháp ban hành.
Bản đồ khu vực trung tâm Hà Nội năm 1873 do người Pháp ban hành.
006.Bản đồ Hà Nội năm 1890.
Bản đồ Hà Nội năm 1890.
000.Thuyền trên dòng sông Hồng
Thuyền trên dòng sông Hồng, một phương tiện đường thủy quan trọng cho sự phát triển Thăng Long-Hà Nội
001.Phong cảnh tượng trưng trên dòng sông Hồng gần Hà Nội
Phong cảnh tượng trưng trên dòng sông Hồng gần Hà Nội
001a.Một kiểu làng an-nam-mít dọc theo bờ sông Hồng
Một kiểu làng người Việt dọc theo bờ sông Hồng
002.Điện Long Thiên chuyển thành trạm lính phòng thủ (1884 – 86). Ảnh- Hocquard.
Điện Long Thiên chuyển thành trạm lính phòng thủ (1884 – 86). Ảnh- Hocquard. Lúc này dòng sông Tô vẫn còn trong mát uốn lượn quanh Hà Nội và khu vực đầu sông vẫn nổi tiếng trên bến dưới thuyền.
002a.Cửa Bắc thành Hà Nội, nhìn từ phía ngoài
Cửa Bắc thành Hà Nội, nhìn từ phía ngoài, cảnh sắc đã hoang tàn sau khi thành Hà Nội thất thủ và quân Pháp chiếm đóng.
003.Cầu Giấy gần Hà Nội)
Cầu Giấy gần Hà Nội), nơi ghi dấu những trận giao tranh quân Pháp với quân người Việt, quân Tàu (quân Cờ Đen).
004. Dẫn trâu đi ra sông, một cảnh que thuộc của làng quê ven sông, hồ vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Dẫn trâu đi ra sông, một cảnh que thuộc của làng quê ven sông, hồ vùng đồng bằng Bắc Bộ.
005.Vùng lân cận Hà Nội – Sông Tô Lịch
Vùng lân cận Hà Nội – Sông Tô Lịch
006.Làng làm nghề giấy cũng nhiều làng nghề khác đòi hỏi dòng nước chảy Tô Lịch gần Hà Nội
Làng làm nghề giấy cũng nhiều làng nghề khác đòi hỏi dòng nước chảy Tô Lịch gần Hà Nội
007.Phong cảnh làng bên bờ Hồ Tây
Phong cảnh làng bên bờ Hồ Tây và dòng sông Tô Lịch chảy qua.
007.Bản đồ Hà Nội năm 1898.
Bản đồ Hà Nội năm 1898, lúc này thành Hà Nội đã bị phá hủy chỉ còn một số di tích trong đó có cột cờ và Cửa Bắc, nhiều nơi đã bị san lấp để phát triển đô thị theo kiểu Châu Âu trong đó có nhiều đoạn sông Tô Lịch

027.Khu bến bãi bán tre nứa ở sát sông Hồng với các bè tre được thả bè từ thượng du về.

Hà Nội xưa gọi là Kẻ Chợ bởi tự thân là một cái chợ lớn đáp ứng nhu cầu một thời là kinh đô của những vùng xung quanh. lúc đó giao thông luồng lạch rất quan trọng, nhưng khi đô thị phát triển theo kiểu Châu Âu đã cho lấp dần các ao hồ , ngòi lạch trong khu người Việt (khu phía Đông thành), trong bức ảnh này tại khu chợ Đồng Xuân mới hình thành cho thấy cửa sông vẫn còn dấu tích của bến bãi sông nước một thời.

037.Trong bộ sưu tập ảnh của ông, có thể đây là những tấm ảnh cuối cùng cho thấy kiến trúc thành còn khá nguyên vẹn. Việc quy hoạch hoàng thành mới được triển khai, thể hiện ở việc trồng cây xanh và làm đường ở khu vực cột cờ Hà Nội.

Trong bộ sưu tập ảnh của ông, có thể đây là những tấm ảnh cuối cùng cho thấy kiến trúc thành còn khá nguyên vẹn. Việc quy hoạch hoàng thành mới được triển khai, thể hiện ở việc trồng cây xanh và làm đường ở khu vực cột cờ Hà Nội.

011.Con phố mang tên “Rue de France - Nước Pháp” từ bờ sông Hồng đi thẳng vào trung tâm hồ Hoàn Kiếm, tạo nên một con đường mới và sầm uất nhất: Đường Paul Bert, nay là Tràng Tiền.

Con phố mang tên “Rue de France – Nước Pháp” từ bờ sông Hồng đi thẳng vào trung tâm hồ Hoàn Kiếm, tạo nên một con đường mới và sầm uất nhất: Đường Paul Bert, nay là Tràng Tiền.

014.Con đường đầu tiên mở mang không gian thành phố về phía nam hồ Hoàn Kiếm mang tên vị vua đã ký nhượng Hà Nội cho Pháp - Đồng Khánh - nay chính là phố Hàng Bài.
Con đường đầu tiên mở mang không gian thành phố về phía nam hồ Hoàn Kiếm mang tên vị vua đã ký nhượng Hà Nội cho Pháp – Đồng Khánh – nay chính là phố Hàng Bài.

Đoạn sông bị lấp: Đoạn sông từ Cầu Gỗ đến Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê (nằm ở mặt sau của tòa chung cư Golden West Lake và một khu dân cư nhỏ ở gần chợ Tam Đa). Và do đó, Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: từ bên cạnh phố Cầu Gỗ ngược lên phía Tây Bắc (cống chéo) tới Hàng Lược, men theo phía dưới đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đầu đường Bưởi nằm ở phía Nam Hoàng Quốc Việt (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay). Đoạn sông còn lộ thiên ở Thụy Khuê đó còn được gọi là mương Thụy Khuê, nối từ cống Đõ (ở đầu dốc Lafore), chạy tới cống ngầm dưới lòng chợ Bưởi rồi đổ ra sông Tô Lịch ngày nay. Đoạn mương đó đã được thông báo về dự án cống hóa từ cuối năm 2005, dự kiến khởi công vào quý I-2006 nhưng hiện nay vẫn đang bị bỏ dở, khiến người dân sống gần đó đang phải sống trong môi trường nước thải ô nhiễm

007.Nghề làm giấy

Nghề giấy làng Yên Thái – Những nghề gây ô nhiễm và đòi hỏi có dòng sông chảy qua.

007.Nghề đúc đồng làng Ngũ Xá bên hồ Tây. Những ngưòi phụ nữ đang thực hiện công đoạn chế tạo loại khuôn mẫu từ đất sét.

Nghề đúc đồng làng Ngũ Xá bên hồ Tây. Những ngưòi phụ nữ đang thực hiện công đoạn chế tạo loại khuôn mẫu từ đất sét – Những nghề gây ô nhiễm và đòi hỏi có dòng sông chảy qua.

Những ngôi làng ven sông cùng với công trình tín ngưỡng cạnh cái ao và ven sông.

Những ngôi làng ven sông cùng với công trình tín ngưỡng cạnh cái ao và ven sông, một cấu trúc điển hình làng dọc sông Hồng và sông Tô Lịch-Ảnh chụp năm 1950

008. Ảnh chụp năm 1950 cho thấy những dải sông uốn lượn khi đó các con sông Hà Nội giao nhau còn nhiều ở vùng ven và chưa bị ô nhiễm như ngày nay.
Ảnh chụp năm 1950 cho thấy những dải sông uốn lượn khi đó các con sông Hà Nội giao nhau còn nhiều ở vùng ven và chưa bị ô nhiễm như ngày nay.

Có thể nói sự phát triển của làng nghề không chỉ có vai trò nâng cao mức sống mà còn là dấu ấn truyền thống văn hoá dân tộc tại mỗi thời kỳ. Làng nghề thủ công ở Hà Nội có rất nhiều nguồn gốc khác nhau, những làng nghề có sẵn chiếm phần nhỏ trong tổng số làng nghề. Ða phần đều được di dời từ nơi khác về nhưng trong đó ven sông Hồng, sông Tô Lịch đã để lại nhứng làng nghề nổi tiếng…

Các làng nghề chủ yếu ở Hà Nội như: làng đồ vàng bạc – kim hoàn, làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy Yên Thái, những làng hoa, làng vải Ninh Hiệp, làng lụa Vạn Phúc…

Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc “Hà Nội 36 phố phường”. Theo thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã nhiều thay đổi, cuộc sống và làng nghề cũng đổi thay, dòng sông Tô đã dần dần biến mất cảnh xưa…, không còn đóng vai trò quan trọng trong giao thương, giao thông tại Thăng Long-Hà Nội như trước đây nữa.

Bản đồ Hà Nội ngày nay đánh dấu dòng sông Tô Lịch bị lấp

Bản đồ Hà Nội ngày nay đánh dấu dòng sông Tô Lịch bị lấp

Đoạn sông ngày nay: Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ phường Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy (phía nam đường Hoàng Quốc Việt), chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam, Tây Nam rồi ngoặt sang phía Đông Nam và đổ ra sông Nhuệ ở đối diện làng Hữu Từ thuộc xã Hữu Hòa, Thanh Trì.

Nguồn:

Sông Tô Lịch – Wikipedia tiếng Việt

Ghi chú:
(1) Ngô Văn Phú (31/05/2009, 13:05 GMT +7). “Tre xanh trong lòng Hà Nội”. Đại Nam nhất thống chí, NXB Khoa học Xã hội, 1971, tập III, trang 177 (bằng Tiếng Việt) (Báo An ninh thủ đô)
Biên tập:36phophuong.vn

1 bình luận về “Sông Tô Lịch xưa

  1. Sông Tô LỊch là một phần lớn của lịch sử và văn hóa VN. Đọc truyện Sông Tô Lịch trong Lĩnh Nam Chích Quái, truyện thứ 19.

    Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Sông Tô Lịch


    Năm Hàm Thông thứ 6 (1), vua Đường Ý Tông sai Cao Biền (2) làm Đô Hộ, đem binh đánh giặc Nam Chiếu, rồi cho đặt Tĩnh Hải Quân (3) ở thành An Nam, sai Biền làm Tiết Độ Sứ. Biền thông hiểu thiên văn địa lý, xem hình thế đất đai mà xây thành La (La thành) ở phía tây sông Lô (Lô Giang), chu vi 3000 bộ để ở. Có nhánh sông con từ sông Lô chảy vào phía Tây Bắc, cuốn quanh phía nam, bọc lấy thành La rồi lại nhập vào sông lớn.

    Đến tháng sáu nước mưa dâng cao, Biền đi thuyền nhẹ thuận dòng vào nhánh sông nhỏ này, chèo được khoảng một dặm, bỗng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, mặt mày dị kỳ, đang tắm ở giữa dòng sông, cười nói tự nhiên. Biền hỏi họ tên. Cụ già đáp rằng: “Ta tên Lịch họ Tô”. Biền lại hỏi: “Nhà lão ở đâu?”, cụ lại đáp: “Nhà ta ở giữa sông này”. Nói dứt lời, cụ lấy tay đập nước bắn tung mù mịt, bỗng nhiên không thấy đâu nữa. Biền biết là thần nhân, bèn đặt tên sông là Tô Lịch.

    Một buổi sớm khác, Biền ra đứng nhìn ở bờ sông Lô Giang, phía đông nam thành La, thấy giữa sông có gió lớn nổi lên, sóng nước cuồn cuộn, mây trời mù mịt, có một dị nhân đứng trên mặt nước, cao hơn hai trượng, mình mặc áo vàng, đầu đội mũ tím, tay cầm hốt vàng, rực rỡ một khoảng trời, chập chờn lên xuống trên không. Mặt trời lên cao ba sào rồi mà sương khói hãy còn mờ mịt chưa tan, Biền rất kinh dị, muốn yểm thần nhưng không làm được. Đêm đến Biền nằm mộng thấy thần nhân tới nói rằng: “Chớ yểm ta, ta là thần Long Đỗ, đứng đầu các vị thần đất. Nhà ngươi đến xây thành ở đây, ta chưa được gặp, cho nên tới xem đó thôi, ta có sợ gì bùa phép?”. Biền kinh sợ, sáng hôm sau bèn lập đàn cúng, lấy vàng, bạc, đồng, thép làm bùa để yểm, niệm chú đến 3 ngày đêm, dán bùa để trấn áp thần. Đêm hôm ấy, sấm sét ầm ầm, gió mưa ào ạt. Trong khoảnh khắc, vàng, bạc, đồng, thép đều rơi xuống đất, biến thành tro bụi, tan bay lên không trung. Biền than rằng: “Xứ này có linh thần, không thể ở lâu được, sẽ chuốc lấy tai vạ, ta phải gấp gấp trở về Bắc”. Sau Đường Ý Tông triệu Biền về, quả nhiên Biền bị giết và Cao Tầm được cử sang thay.

    Chú thích :

    1) Năm thứ 6, niên hiệu Hàm Thông, đời Đường Ý Tông tức năm 864 sau công nguyên.

    2) Xem chú thích về Cao Biền trong truyện Nam Chiếu.

    3) Đại Việt Sử Ký Toàn chép rằng: Bính Tuất, [866], Đường Hàm Thông năm thứ 7. Vua Đường được tờ tâu cả mừng, liền thăng cho Biền làm Kiểm hiệu Công bộ thượng thư, sai Biền đi đánh người man. Biền về đến trấn Hải Môn thì quay lại. Án Quyền là người ngu hèn, việc gì cũng xin lệnh của Duy Chu. Duy Chu là người hung bạo tham lam, các tướng không chịu giúp việc, bọn họ bèn mở vòng vây cho người Man trốn đi quá nửa. Biền đến nơi lại đốc thúc khích lệ tướng sĩ, đánh lấy được thành, giết Tù Thiên và Chu Cổ Đạo là người thổ man dẫn đường cho quân Nam Chiếu, chém hơn 3 vạn đầu người. Quân Nam Chiếu trốn đi, Biền lại phá được hai động thổ man đã theo Nam Chiếu, giết tù trưởng. Người thổ man rủ nhau quy phục đến 1 vạn 7 nghìn. Tháng 11, ngày Nhâm Tý, vua Đường xuống chiếu cho các lộ quân Giao Châu, Ung Châu, Tây Châu phải giữ bờ cõi, không tiến đánh nữa; đặt Tĩnh Hải quân ở Giao Châu, lấy Biền làm Tiết độ sứ. (Từ đây cho đến đời nhà Tống, An Nam gọi là Tĩnh Hải quân tiết trấn).

    (Nguyễn Hữu Vinh dịch)
    .

    Bình:

    Sông Tô Lịch khi xưa là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ sông hồng, qua Hà Nội, đến sông Nhuế cách đó hơn 70km—không phải là nối sông Lô và sông Hồng (sông Cái) như viết trong truyện này.

    Theo cách mô tả trong truyện thì sông Tô Lịch là một con sông chiến lược cho La Thành vì nó quấn quanh La thành, một hào nước thiên nhiên bảo vệ thành. Cho nên nói rằng Cao Biền, Tiết độ sứ Giao Châu của nhà Đường đô hộ, lấy tên thần nhân gặp giữa sông đặt tên cho sông cũng là một sự kính nể và khôn khéo của người biết chính trị.

    Cụ già Tô Lịch tương truyền là một thủ lĩnh của làng Hà Nội khi xưa. Vì có công nhiều với dân nên khi mất được phong làm Long Đỗ Thần hay Tô Lịch Giang Thần của làng Hà Hội.

    • Truyện nói Cao Biền không yểm được thần Tô Lịch. Nhưng sông Tô Lịch ngày nay đã bị cắt đứt, không còn nối với sông Hồng, và Tô Lịch không còn là dòng sông mà chỉ là một dòng nước cống, mang nước phế thải trong thành phố.

    Thế thì ai yểm sông Tô Lịch và Tô Lịch Giang Thần, nếu không phải là chính dân ta giết chết dòng sông và đuổi thần đi nơi khác? Thần Tô Lịch bây giờ tắm nước sông nào?

    Một con sông lịch sử nghìn năm, nay là dòng nước cống, đây không phải là vết thương lớn trong lòng Hà Nội hay sao? Và và vết thương lớn cho văn hóa Việt hay sao? Ta không nhức nhối hay sao?

    Dòng sông này có thể, và nên, được làm sống lại, bằng cánh nối nó lại với sông Hồng, nếu không là mặt nổi, thì bằng ống nước ngầm, không cho nước thải vào sông, thì ta sẽ làm Hà Nội thêm thanh lịch nhiều lần với sông Tô Lịch, và làm sống lại một mảng văn hóa lớn ngay trong lòng Hà Nội.

    (Trần Đinh Hoành bình)

    Thích

Bình luận về bài viết này