ĐCN – 4-9-2012
- Chào các bạn,
Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu Thông điệp của Đức Dalai Lama 14 qua sự kiện 11 tháng 9 tại Mỹ nhé.
Như các bạn đã biết, sự kiện 11 tháng 9 là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất thế kỷ 21; gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá không chỉ ở Mỹ mà ở nhiều nơi trên thế giới; và theo Đức Dalai Lama 14, cách tốt nhất để giải quyết trường hợp này là bất bạo động. Dù sử dụng hình thức bất bạo động nào: lên tiếng và thuyết phục hay bất hợp tác hay can thiệp hay kết hợp cả 3 thì đó cũng là cách ứng xử đúng đắn với bạo động.
Các bạn cùng đọc nhé.
Phạm Thu Hương
***
Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001
Bất bạo động – Ứng xử Hiệu quả và Thích hợp với Mâu thuẫn con người
Cuộc tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc ngày 11 tháng 9 thật là kinh khủng và rất buồn.
Tôi coi hành động tàn phá khủng khiếp đó là hành động của thù hận, vì bạo lực là kết quả của những cảm xúc độc hủy diệt. Những sự kiện như thế này cho ta thấy rõ rằng nếu chúng ta cho phép trí thông minh của loài người bị những cảm xúc tiêu cực như thù hận dẫn lối và kiểm soát, thì hậu quả thật là thảm khốc.
Hành động
Ứng xử thế nào trước sự tấn công như vậy là một câu hỏi rất khó. Hiển nhiên, những người đang giải quyết vấn đề này có thể hiểu rõ hơn, nhưng tôi cảm thấy chúng ta cần phải cân nhắc cẩn thận, và cách ứng xử thích hợp với hành vi bạo lực này là sử dụng các nguyên tắc bất bạo động. Đấy là điều hết sức quan trọng.
Cuộc tấn công vào nước Mỹ thật là kinh khủng, nhưng trả đũa bằng cách tiến hành chiến tranh không thể là giải pháp tốt nhất trong thời gian dài. Cuối cùng thì chỉ có bất bạo động mới có thể ngăn được chủ nghĩa khủng bố. Những vấn đề trong xã hội loài người cần phải giải quyết theo cách nhân đạo, mà bất bạo động đưa ra cách tiếp cận nhân đạo.
Tôi không phải là chuyên gia trong vấn đề này, nhưng tôi hoàn toàn chắc chắn rằng nếu vấn đề có thể được thảo luận với đầu óc bình tĩnh, áp dụng các nguyên tắc bất bạo động và giữ tầm nhìn về anh ninh thế giới về lâu về dài, thì chúng ta có thể tìm được một số cách giải quyết khác nhau. Dĩ nhiên, cũng cần có cách tiếp cận gắt gao hơn trong những trường hợp đặc biệt.
Sử dụng vũ lực [là cách ứng xử] không thể chiến thắng chủ nghĩa khủng bố bởi cách ứng xử này không giải quyết được các vấn đề tiềm ẩn phức tạp. Thực ra, sử dụng vũ lực không những thất bại trong việc giải quyết vấn đề, mà còn có thể làm vấn đề thêm trầm trọng và thường đưa lai hủy diệt và đau khổ theo bước chân của nó.
Những mâu thuẫn của con người nên được giải quyết bằng lòng từ bi. Mấu chốt ở đây là bất bạo động.
Hành động quân sự trả đũa của Mỹ có thể đem lại một số hài lòng và kết quả ngắn hạn, nhưng không nhổ được tận gốc vấn đề khủng bố. [Vì thế] cần phải thực hiện những biện pháp dài hạn. Nước Mỹ phải xem xét lại các yếu tố sinh ra và phát triển chủ nghĩa khủng bố.
Tôi đã viết thư cho Tổng thống Bush về cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, khuyến khích ngài tự kềm chế và không nên tìm kiếm sự trả thù nhẫn tâm nào. Tôi bày tỏ sự thông cảm của mình, nhưng cũng chỉ rõ, trả lời với bạo lực bằng nhiều bạo lực hơn không phải là một câu trả lời.
Tôi cũng nói thêm, khi mọi việc đang trôi chảy mà nói chuyện về bất bạo động thì không phù hợp cho lắm. Chính xác, chỉ khi mọi việc trở nên thực sự khó khăn, cấp bách và nghiêm trọng thì chúng ta mới nên suy nghĩ và hành động bất bạo động.
Đôi khi sự can thiệp của các cá nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ có thể rất hiệu quả trong việc giải quyết mâu thuẫn nào đó trên thế giới. Bởi vậy, trong chuyến thăm Nghị viện châu Âu gần đây của tôi, một trong những điều tôi gợi ý với vài ngài nghị sĩ là, dưới sự bảo trợ của Nghị viện, [chúng ta] có thể thu xếp một cuộc họp cho các cá nhân, những người quan tâm đến hòa bình thế giới, và các tổ chức phi chính phủ chuyên môn, để thảo luận về cách xử lý và chiến thắng chủ nghĩa khủng bố.
[Cuộc họp đó nếu] bao gồm cả những người bị coi là khủng bố hay những người bị xem là ủng hộ khủng bố thì thật hữu ích, vì như thế chúng ta có thể tìm hiểu được lý do tại sao họ phải sử dụng đến khủng bố hay cổ vũ khủng bố. Một số lời oán trách của họ có thể có giá trị. Trong trường hợp như vậy, chúng ta cần phải giải quyết các lý do oán trách đó. Nhưng khi lời phàn nàn hay lý lẽ của họ không có giá trị, thì chúng ta cần làm sáng tỏ tình huống thật sự để loại bỏ những hiểu lầm và nghi ngờ vô căn cứ.
Những mâu thuẫn trong loài người không phải rơi từ trên trời xuống. Các mâu thuẫn này xuất hiện như là kết quả của nhiều nguyên nhân và điều kiện, mà phần lớn nằm trong quyền điều khiển của những người trong cuộc. Đây là nơi mà lãnh đạo đóng vai trờ quan trọng. Trách nhiệm lãnh đạo của chúng ta là quyết định khi nào thì hành động và khi nào thì tự kềm chế.
Trong trường hợp mâu thuẫn, điều quan trọng là tự kềm chế trước khi tình hình vượt khỏi tầm tay. Một khi các nguyên nhân và điều kiện dẫn mâu thuẫn bạo lực đã chín mùi, thì cực khó để khôi phục lại hòa bình.
Chắc chắn bạo lực sẽ sản sinh ra nhiều bạo lực hơn. Nếu chúng ta trả đũa bạo lực theo bản năng, thì liệu điều mà chúng ta trông chờ có khác hơn điều mà kẻ thù cũng trông chờ không, khi mà họ cũng cảm thấy có lý do chính đáng để trả đũa lại? Bạo lực leo thang theo cách như thế đấy.
[Vì thế] ngay từ giai đoạn còn sớm cần phải dùng các phương cách đề phòng và kềm chế. Hiển nhiên, các nhà lãnh đạo cần phải tỉnh táo, nhìn xa trông rộng và cần quả quyết.
Tất cả chúng ta đều mong muốn sống trong hòa bình, nhưng mọi người thường lúng túng về việc làm thế nào để được hoà bình.
Mahatma Gandhi chỉ ra rằng, vì bạo lực chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều bạo lực hơn, nếu chúng ta quan tâm nghiêm túc đến hòa bình, chúng ta phải tìm cách đạt hòa bình thông qua phương pháp hòa bình và bất bạo động.
Chúng ta có thể bị cám dỗ mà sử dụng vũ lực bởi hành động này sẽ được xem như là một ứng xử kiên quyết , nhưng thực sự đây chỉ là cách cuối cùng. Vì một điều là, bạo lực thì không thể tiên đoán được. Ý định lúc đầu có thể là dùng vũ lực trong giới hạn, nhưng bạo lực tạo ra những hậu quả không thể biết trước được. Nói chung, bạo lực là phương pháp sai lầm trong kỷ nguyên hiện đại.
Mặt khác, nếu nhân loại càng sử dụng phương pháp nhìn xa trông rộng và toàn diện, thì khi đó tôi nghĩ, rất nhiều vấn đề chúng ta đang đối mặt có thể được giải quyết hoàn toàn nhanh chóng.
Chúng ta cần phải tiếp tục phát triển cái nhìn rộng lớn hơn, phải suy nghĩ dựa trên lý trí, và phải hành động để ngăn ngừa những tai họa trong tương lai theo con đường bất bạo động. Vấn đề này liên quan đến toàn bộ nhân loại, chẳng chỉ riêng cho một quốc gia.
Chúng ta nên nghiên cứu việc sử dụng bất bạo động như là một biện pháp dài hạn để kiểm soát khủng bố dưới mọi hình thức. Nhưng chúng ta cần có một chiến lược dài hạn có tính phối hợp cao, đã được suy nghĩ cẩn thận. Cách đúng đắn để giải quyết các khác biệt là thông qua đối thoại, thỏa hiệp và đàm phán, thông qua sự hiểu biết nhân bản và tính khiêm nhường.
Chúng ta cần hiểu rằng hòa bình thật sự sẽ đến thông qua sự hiểu biết, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Như tôi đã nói, vấn đề con người cần được giải quyết theo cách nhân đạo mà bất bạo động là cách tiếp cận nhân đạo.
Trong bối cảnh này, trừng phạt toàn bộ một quốc gia vì lỗi lầm của một kẻ thù không thể nào tìm được có thể sẽ được chứng minh là một việc vô ích.
Giải quyết những tình huống như chúng ta đang đối diện đòi hỏi chúng ta phải có một cái nhìn rộng lớn hơn. Một mặt, chúng ta không thể nhận dạng một vài cá nhân và đổ toàn bộ trách nhiệm vào họ, nhưng chúng ta cũng không thể nhắm vào cả một quốc gia, vì chắc chắn là những người vô tội sẽ bị đau khổ y như họ đã đau khổ tại nước Mỹ hôm 11 tháng 9.
Về những người thực hiện cuộc tấn công
Những kẻ thực hiện hành động bạo lực hôm 11 tháng 9 cũng là con người. Nếu điều tương tự xảy ra với gia đình và bạn bè của họ, có lẽ họ cũng sẽ trải qua đau đớn và khổ sở. Và với tư cách là một con người, họ cũng tự nhiên có mong muốn tránh khổ đau.
Vì vậy, chúng ta cần cố gắng hiểu những gì đã thúc đẩy họ hành xử theo cách họ đã hành xử, nếu chúng ta muốn tránh lặp lại những sự kiện khủng khiếp đó trong tương lai.
Tôi cảm thấy mục đích của kẻ khủng bố, dù mục đích đó có là gì đi nữa thì cũng hoàn toàn bị phản tác dụng với những hận thù và cảm xúc tiêu cực ẩn dưới cuộc tấn công này.
Thế giới hôm nay không đơn giản như trước đây. Ngày nay thế giới phức tạp và các bộ phân của thế giới đều có liên hệ với nhau. Chúng ta phải nhận thấy điều này và hiểu rằng để giải quyết hoàn toàn một vấn đề, chúng ta phải hành động phù hợp với thực tế.
Ví dụ, khi nền kinh tế toàn cầu phát triển, mỗi quốc gia sẽ trở nên lớn hơn hay nhỏ đi tuỳ thuộc vào mọi quốc gia khác. Nền kinh tế hiện đại, cũng như môi trường, không hề có biên giới. Ngay cả những quốc gia công khai thù địch với nhau thì cũng phải hợp tác trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thế giới.
Chẳng hạn, thường thường, các quốc gia sẽ phụ thuộc cùng một dòng sông. Và càng phụ thuộc lẫn nhau về quan hệ kinh tế, thì chúng ta càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau về quan hệ chính trị.
Khi chúng ta thờ ơ với cả những nhóm lớn của nhân loại, chúng ta đã lờ đi không những bản chất phụ thuộc lẫn nhau của thực tế, mà còn lờ đi thực tế của tình trạng của chúng ta. Trong thế giới hiện đại này, lợi ích của bất kỳ xã hội riêng biệt nào không còn chỉ được cân nhắc trong phạm vi biên giới của mình nữa. Đây là vài điều tôi cố gắng chia sẻ với mọi người ở bất cứ nơi nào tôi tới.
Sự kiện tồi tệ ngày 11 tháng 9 đã làm tràn ngập nỗi kinh khiếp khủng bố lên mọi người khắp thế giới, dù mục đích khủng bố có là gì đi nữa. Chính vì vậy, những sự kiện đã xảy ra đã làm suy yếu những gì mà những kẻ khủng bố hy vọng đạt được.
Chúng ta có thể học được gì từ thảm kịch này?
Bi kịch này đã mang lại cho chúng ta một cơ hội học hỏi rất tốt.
Toàn thế giới đang có ý chí chống lại chủ nghĩa khủng bố. Chúng ta có thể sử dụng sự đồng thuận này để thực hiện các biện pháp phòng ngừa dài hạn. Cách này, cuối cùng sẽ sẽ hiệu quả hơn các biện pháp bi thảm và bạo lực dựa trên sự giận dữ và các cảm xúc hủy diệt khác.
Có thể hiểu được sức cám dỗ của phản ứng bằng bạo lực, nhưng một cách tiếp cận thận trọng hơn thì có hiệu quả cao hơn.
Nguồn gốc bạo lực ngày 11 tháng 9
Bao nhiêu thế hệ của đau khổ và oán trách là nguồn gốc gây nên bạo lực này.
Là Phật tử, tôi tin rằng đằng sau mỗi sự kiện đều có nhân duyên. Một số các nguyên nhân có thể có nguồn gốc gần đây, nhưng một số khác có thể có nguồn gốc từ nhiều thập kỷ trước hoặc nhiều thế kỷ trước. Các nguyên nhân gồm có chủ nghĩa thực dân, các nước phát triển lạm dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, nạn kỳ thị, sự nghi kị và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Và một trong những nguyên nhân làm chủ nghĩa khủng bố đột ngột tăng lên có thể là những năm tháng không đếm xỉa và thờ ơ với nghèo đói và nạn áp bức.
Rõ ràng, vụ khủng bố tấn công vào nước Mỹ, khủng khiếp, rất buồn, và làm chấn động lòng người, chỉ là đỉnh điểm của nhiều nguyên nhân.
Ai là kẻ khủng bố?
Quy các tín đồ Hồi giáo là những kẻ khủng bố thì thật sai lầm.
Tôi tin rằng chẳng có tôn giáo nào chấp nhận chủ nghĩa khủng bố. Bản chất của mọi tôn giáo lớn đều là lòng từ bi, tha thứ, tu thân, tình anh em và tính hướng thiện. Mọi tôn giáo đều có khả năng thúc đẩy các giá trị con người và phát triển tính hài hòa chung.
Nhưng nhiều cá nhân vì cố tình bóp méo đức tin tôn giáo cho mục đich riêng của họ. Có những người sử dụng tôn giáo như một vỏ bọc để đạt được lợi ích cho mình, do đó, thật sai lầm khi đổ lỗi cho tôn giáo riêng của họ.
Gần đây, sự chia rẽ tôn giáo một lần nữa đã trở nên nguy hiểm, nhưng còn thuyết đa nguyên, theo đó tất cả mọi người được tự do thực hành đức tin của mình, là một phần của nền tảng của xã hội hiện đại. Phật giáo có thể tốt cho tôi, nhưng tôi không thể quả quyết Phật giáo cũng tốt cho bạn hay cho bất kỳ ai khác.
Với người dân Mỹ
Mỹ là một quốc gia dân chủ. Thực sự Mỹ là một xã hội hòa bình và cởi mở, trong đó từng cá nhân có cơ hội tối đa để phát triển tiềm năng và sức sáng tạo của mình.
Sau sự kiện khủng khiếp này, chúng ta thấy người Mỹ, đặc biệt là người dân New York, sẵn sàng làm việc để giúp đỡ lẫn nhau. Điều này hết sức quan trọng để duy trì tinh thần mạnh mẽ – tinh thần Mỹ.
Tôi hy vọng mọi người sẽ tiếp tục nâng tinh thần của họ lên, tiếp tục giữ quan điểm rộng lớn hơn và đánh giá cách hành động tốt nhất một cách bình tĩnh.
Tôi chúc và cầu nguyện cho tất cả mọi người được tĩnh lặng.
Sự kiện tiêu cực trên là kết quả của hận thù, tầm nhìn ngắn hạn, ghen ghét và trong vài trường hợp là nhiều năm bị tẩy não.
Cá nhân tôi không tài nào hiểu được những kẻ cướp toàn bộ máy bay cùng hành khách để thực hiện kế hoạch huỷ diệt đó. Hoàn toàn không tài nào tưởng tượng được. Nhưng những hành động này không phải là hành động của cảm xúc tiêu cực tự phát. Chúng là kết quả của một kế hoạch cẩn thận, làm cho chúng thêm phần khủng khiếp.
Đây là một ví dụ nữa về trí óc thông thái của con người và công nghệ tối tân mà chúng ta đã sản xuất có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc như thế nào. Cơ bản thì tôi tin rằng những sự việc đáng tiếc xảy ra đều do những cảm xúc tiêu cực mang đến.
Cuối cùng, câu trả lời cho câu hỏi liệu chúng ta có thể tạo được một thế giới hòa bình nằm trong chính động lực và loại cảm xúc và thái độ mà chúng ta ấm ủ trong lòng.
Tôi chắc hẳn mọi người đều đồng ý rằng chúng ta cần phải chiến thắng bạo lực, nhưng nếu muốn loại bỏ bạo lực hoàn toàn, trước tiên chúng ta phải phân tích xem bạo lực có giá trị hay không.
Từ quan điểm thực tiễn, chúng ta thấy rằng thỉnh thoảng bạo lực xuất hiện cũng có ích. Chúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng bằng vũ lực. Tuy nhiên, thành công đó thường trả giá bằng quyền lợi và an sinh của người khác. Kết quả là, mặc dù một vấn đề được giải quyết, nhưng một hạt giống của một vấn đề khác cũng đã được gieo xuống.
Mặt khác, nếu chính nghĩa của bạn có lý lẽ hợp lý, thì chẳng lý do gì mà phải dùng bạo lực. Chính những người chẳng có động lực nào khác hơn là tham vọng ích kỷ và cũng không thể đạt được mục tiêu thông qua tranh luận lý lẽ mới lệ thuộc vào vũ lực.
Ngay cả khi bạn bè và gia đình bất đồng ý với nhau, những người với lý lẽ hợp lý có thể nói rõ từng ý kiến của họ và biện luận từng điểm, nhưng ngược lại những người thiếu lý lẽ sẽ sớm rơi vào trạng thái giận dữ.
Như vậy, giận dữ không phải là dấu hiệu của sức mạnh mà là dấu hiệu của yếu đuối.
Cuối cùng, điều quan trọng là xem xét động lực của chúng ta và của đối phương. Có rất nhiều dạng bạo lực và bất bạo động, nhưng chúng ta không thể chỉ thông qua các yếu tố bên ngoài mà phân biệt chúng được.
Nếu động lực của chúng ta là tiêu cực, thì hành động do tiêu cực tạo ra, trong ý nghĩa sâu sắc nhất, là bạo lực, cho dù nó có thể thấy bên ngoài là hoà nhã.
Ngược lại, nếu động lực của chúng ta là chân thành và tích cực, nhưng tình huống yêu cầu cách cư xử gay gắt, thì về cơ bản, chúng ta vẫn đang dùng bất bạo động.
Dù là trường hợp nào đi nữa, thì tôi cũng cảm thấy một quan tâm từ bi đến phúc lợi cho người khác – không chỉ là cho mình – là biện minh duy nhất cho việc sử dụng vũ lực.
Hết.
Phạm thu Hương dịch
***
Relevant Comments by HH The Dalai Lama Subsequent to the Sept. 11, 2001 Terrorist Attack on the US
Non-Violence, the Appropriate and Effective Response to Human Conflicts
The 11th September attack on the World Trade Centre and the Pentagon were deeply shocking and very sad. I regard such terrible destructive actions as acts of hatred, for violence is the result of destructive emotions. Events of this kind make clear that if we allow our human intelligence to be guided and controlled by negative emotions like hatred, the consequences are disastrous.
Taking Action
How to respond to such an attack is a very difficult question. Of course, those who are dealing with the problem may know better, but I feel that careful consideration is necessary and that it is appropriate to respond to an act of violence by employing the principles of nonviolence. This is of great importance. The attacks on USA were shocking, but retaliation by going to war may not be the best solution in the long run. Ultimately only nonviolence can contain terrorism. Problems within human society should be solved in a humanitarian way, for which nonviolence provides the proper approach.
I am not an expert in these affairs, but I am quite sure that if problems can be discussed with a calm mind, applying nonviolent principles and keeping in view the long-term safety of the world, then a number of different solutions may be found. Of course, in particular instances a more aggressive approach may also be necessary.
Terrorism cannot be overcome by the use of force because it does not address the complex underlying problems. In fact the use of force may not only fail to solve the problems, it may exacerbate them and frequently leaves destruction and suffering in its wake. Human conflicts should be resolved with compassion. The key is non-violence.
Retaliatory military action by the United States may bring some satisfaction and short-term results but it will not root out the problem of terrorism. Long-term measures need to be taken. The US must examine the factors that breed and give rise to terrorism. I have written to President Bush urging him to exercise restraint and not to seek a brutal revenge for the 11th September attacks. I expressed my sympathy but I suggested that responding to violence with more violence might not be the answer. I would also like to point out that to talk of nonviolence when things are going smoothly is not of much relevance. It is precisely when things become really difficult, urgent and critical that we should think and act nonviolently.
At times the intervention of private individuals or non-governmental organizations can prove very effective in resolving certain kinds of conflicts in the world. Therefore one of the things I suggested to several members of the European Parliament during my recent visit was that, perhaps under the auspices of the European Parliament, a meeting could be arranged of private individuals, people who are concerned about peace in the world, and related non-governmental organisations to discuss how the problem of terrorism can be dealt with and overcome. It would be useful to include people who are considered terrorists or who are seen as supporting terrorism, so that we can learn why they are resorting to or encouraging terrorism. It is possible that some of their grievances are valid. In such cases we need to address them. But where they have no valid grievances or reasons, the true situation should be clarified in order to remove misunderstanding and baseless suspicion.
Human conflicts do not arise out of the blue. They occur as a result of causes and conditions, many of which are within the protagonists’ control. This is where leadership is important. It is our leaders’ responsibility to decide when to act and when to practise restraint. In the case of conflict it is important to exercise restraint before the situation gets out of hand. Once the causes and conditions which lead to violent clashes have ripened, it is very difficult to restore peace. Violence undoubtedly breeds more violence. If we instinctively retaliate when violence is done to us, what can we expect other than that our opponent will also feel justified to retaliate in turn? This is how violence escalates. Preventive measures and restraint must be observed at an earlier stage. Clearly leaders need to be alert, far-sighted and decisive.
Everyone wishes to live in peace, but we are often confused about how that can be achieved. Mahatma Gandhi pointed out that because violence inevitably leads to more violence, if we are seriously interested in peace, we must seek to achieve it through peaceful and non-violent means. We may be tempted to use force because it will be seen as a decisive response, but it is really only a last resort. For one thing, violence is unpredictable. The initial intention may be to use limited force, but violence gives rise to unforeseen consequences. Generally speaking, violence is the wrong method in this modern era. If, on the other hand, humanity were to use more farsighted and more comprehensive methods, then I think many of the problems we face could be resolved quite quickly.
We must continue to develop a wider perspective, to think rationally and work to avert future disasters in a nonviolent way. These issues concern the whole of humanity, not just one country. We should explore the use of nonviolence as a long-term measure to control terrorism of every kind. But we need a well-thought-out, coordinated long-term strategy. The proper way of resolving differences is through dialogue, compromise and negotiations, through human understanding and humility. We need to appreciate that genuine peace comes about through mutual understanding, respect and trust. As I have already said, human problems should be solved in a humanitarian way, and nonviolence is the humane approach.
In this context, to punish an entire country for the misdeeds of an enemy who cannot be found may prove to be futile. Dealing with such situations as we face now requires a broader perspective. On the one hand we cannot simply identify a few individuals and put the entire blame on them, but neither can we target an entire country, for inevitably the innocent will suffer just as they did in the USA on 11th September.
Regarding those who carried the attack
Those who carried out the violent acts of 11th September were also human beings. If something similar had happened to their family and friends, presumably they, too, would have experienced pain and suffering. And as human beings they would naturally have had a desire to avoid that suffering. Therefore, we need to try to understand what motivated them to behave the way they did, if we are to avoid some future repetition of these awful events. I feel that the hatred and destructive emotions underlying the attacks of 11th September have been completely counterproductive for the cause, whatever it might be, espoused by the attackers.
The world in which we live today is no longer as simple as it once was. It is complex and all its constituent parts are interrelated. We must recognize this and understand that in order to solve a problem completely we must act in accordance with reality. For example, as the global economy evolves, every nation becomes to a greater or lesser extent dependent on every other nation. The modern economy, like the environment, knows no boundaries. Even those countries openly hostile to one another must cooperate in their use of the world’s resources. Often, for example, they will be dependent on the same rivers. And the more interdependent our economic relationships, the more interdependent must our political relationships become.
When we neglect whole sections of humanity, we ignore not only the interdependent nature of reality but also the reality of our situation. In the modern world the interests of any particular community can no longer be considered only within the confines of its own boundaries. This is something I try to share with other people wherever I go. The dreadful events of 11th September have filled people throughout the world with a revulsion for terrorism, whatever its aims. Therefore, what happened has actually undermined what the terrorists hoped to achieve.
What can we learn from this tragic event?
This tragic occurrence provides us with a very good opportunity. There is a worldwide will to oppose terrorism. We can use this consensus to implement long-term preventive measures. This will ultimately be much more effective than taking dramatic and violent steps based on anger and other destructive emotions. The temptation to respond with violence is understandable but a more cautious approach will be more fruitful.
The source of such violence
Generations of suffering and grievances have provoked this violence. As a Buddhist I believe that there are causes and conditions behind every event. Some of these causes may be of recent origin but others are decades or centuries old. These include colonialism, exploitation of natural resources by developed countries, discrimination, suspicion and the widening gap between the rich and the poor. Years of negligence and indifference to poverty and oppression may be among the causes for this upsurge in terrorism. What is clear is that the shocking, sad and horrific terrorist attacks in the USA were the culmination of many factors.
Who are these terrorists?
It is a mistake to refer to Muslim terrorists. I believe no religion endorses terrorism. The essence of all major religions is compassion, forgiveness, self-discipline, brotherhood and charity. All religions have the potential to strengthen human values and to develop general harmony. But individuals twist religious beliefs for their own ends. There are people who use religion as a cover to achieve their vested interests, so it would be wrong to blame their particular religion. Religious divisions have lately become dangerous once more, and yet pluralism, under which everybody is free to practise his or her own faith, is part of the fabric of contemporary society. Buddhism may be good for me, but I cannot insist that it will also be good for you or anybody else.
To the American people
America is a democratic country. It really is a peaceful and open society, in which individuals have the maximum opportunity to develop their human creativity and potential. After these dreadful incidents we saw the willingness with which Americans, especially New Yorkers, worked to help each other. It is vital to maintain this high morale – this American spirit. I hope that people will keep their spirits up and, taking a broader perspective, calmly judge how best to act.
My own wish and prayer is for everyone to remain calm. These negative events are the result of hatred, short-sightedness, jealousy and, in some cases, years of brainwashing. I personally cannot understand people who hijack an entire plane with its passengers to carry out such destruction. It is quite unthinkable. But these were not acts of spontaneous negative emotion. They were the result of careful planning, which only makes them more terrible. This is another example of how our sophisticated human intelligence and the sophisticated technology we have produced can lead to disastrous results. My fundamental belief is that unhappy events are brought about by negative emotions. Ultimately the answer to whether we can create a more peaceful world lies in our motivation and in the kind of emotions and attitudes we foster in ourselves.
I am sure everybody agrees that we need to overcome violence, but if we are to eliminate it completely, we must first analyse whether or not it has any value. From a strictly practical perspective, we find that on occasions violence indeed appears useful. We can solve a problem quickly with force. However, such success is often at the expense of the rights and welfare of others. As a result, even though one problem has been solved, the seed of another has been sown.
On the other hand, if your cause is supported by sound reasoning, there is no point in using violence. It is those who have no motive other than selfish desire and who cannot achieve their goal through logical reasoning who rely on force. Even when family and friends disagree, those with valid reasons can state them one after another and argue their case point by point, whereas those with little rational support soon fall prey to anger. Thus anger is not a sign of strength but of weakness.
Ultimately, it is important to examine our own motivation and that of our opponent. There are many kinds of violence and nonviolence, but we cannot distinguish them through external factors alone. If our motivation is negative, the action it produces is, in the deepest sense, violent, even though it may appear to be deceptively gentle. Conversely, if our motivation is sincere and positive but the circumstances require harsh behaviour, essentially we are practising nonviolence. No matter what the case may be, I feel that a compassionate concern for the well-being of others – not simply for oneself – is the sole justification for the use of force.
The end.