THAM NHŨNG TRONG NGÀNH Y TẾ Ở VIỆT NAM (Phần 2)

English – CORRUPTION IN THE HEALTH SECTOR IN VIETNAM

Chuỗi bài: Tham nhũng trong ngành y tế tại VN
– Tóm lược
– Phần 1
– Phần 2

CÂU HỎI

Việc phân tích không giới hạn ở những gì nhìn thấy được, (văn hóa “phong bì”)

Đâu là những mảng chính của tham nhũng trong ngành y tế và tác động của nó tới hiệu quả của ngành?

Những nguyên nhân chính gây ra là gì?

Một số giải pháp đã được thực hiện bởi chính phủ để giải quyết tham nhũng, các giải pháp đó có đủ để giải quyết tham nhũng đặc biệt trong lĩnh vực y tế hay không?

Những giải pháp bổ sung cụ thể nào  cần được yêu cầu cho ngành Y tế ?


2. NHỮNG NỖ LỰC CHỐNG THAM NHŨNG TRONG NGÀNH Y TẾ CỦA CHÍNH PHỦ

 Những nỗ lực chống tham nhũng

Chính phủ đã thể hiện quyết tâm chính trị chống tham nhũng ở trong nước. Những cải cách quan trọng đã được đưa ra trong các năm gần đây cũng có thể có tác động đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong ngành y tế, như là việc cải thiện hệ thống khung pháp lý tham nhũng với việc thông qua Luật chống tham nhũng  năm 2005 và Chiến lược quốc gia về chống tham nhũng đến năm 2020 – nó là những bước tiến chính. Những cải cách quan trọng khác bao gồm việc ban hành Luật Đấu thầu mới, cũng như thành lập cơ quan chống tham nhũng và củng cố các cơ quan kiểm toán.

Luật Phòng Chống tham nhũng năm 2005 được sửa đổi năm 2007 và 2012, các tội danh tham nhũng bất thành, tội ăn hối  lộ chủ động và thụ động, vòi tiền, đút lót các chuyên gia nước ngoài, lạm dụng chức vụ và rửa tiền (theo Global  Integrity Report 2009).

Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại sứ quán Phần Lan và CECODES (2008), Việt Nam đã có luật phòng, chống tham nhũng trên phạm vi rộng nhất khi nói đến phạm vi chuyên đề cụ thể ở Châu Á.

Liên quan đến đấu thầu, quy trình đã được thay đối trong những năm qua, đặc biệt với sự thông qua Luật Đấu thầu năm 2005 và sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật số 61/2005/QH11) và nhiều hướng dẫn khác. Tuy nhiên, bộ luật này được xem khá phức tạp để thực hiện cũng như sự hiểu biết về luật gây khó khăn cho cả công chức và doanh nghiệp (theo Tổ chức Minh Bạch Quốc tế Mỹ, Xu hướng Minh bạch và CIPE 2011).

Luật Phòng, Chống tham nhũng năm 2005 đã quy định thành lập Uỷ ban chỉ đạo Trung ương do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, thời gian gần đây được chuyển về Bộ Chính trị thuộc Đảng Cộng sản Việt nam và đứng đầu là Tổng bí thư.

Uỷ ban này có nhiệm vụ hướng dẫn, phối hợp và giám sát nỗi lực chống tham nhũng trên toàn quốc. Văn phòng của Uỷ ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (OSCAC) được thành lập năm 2007 và được thay thế bởi Ban Nội chính Trung ương Đảng bắt đầu từ tháng 3/2012 để hỗ trợ các công việc của Uỷ ban.

Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ quản lý thanh tra, giải quyết khiếu nại và tố cáo tham nhũng. Cơ quan này cũng có vai trònhư một Uỷ ban phòng, chống tham nhũng chịu trách nhiệm điều tra tham nhũng, dưới thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ. Mỗi Bộ có bộ phận thanh tra riêng báo cáo cả Thanh tra Chính phủ và theo phân cấp của riêng Bộ đó.

Kiểm toán nhà nước Việt Nam (SAV) là cơ quan kiểm toán cao nhất trên toàn quốc.

Các nhà tài trợ hiện đang tham gia vào một số chương trình nhằm cải thiện năng lực của SAV và theo một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2010), những cải tiến mức độ định tính của kiểm toán đang sẵn sàng được thực hiện, nhưng không có dữ liệu có sẵn về gian lận và tham nhũng được phát hiện trong ngành y tế. Tuy nhiên, Báo cáo tính trung thực toàn cầu (2009) tuyên bố rằng SAV không hoàn toàn độc lập và thiếu nguồn tài chính thích đáng và nhân sự đủ chuyên môn.

Ngoài ra, trong quan hệ đối tác với nhà tài trợ, các tổ chức xã hội dân sự và các bên liên quan khác, Chính phủ đang tổ chức phòng, chống tham nhũng các cuộc đối thoại chống tham nhũng từ năm 2007. Các cuộc đối thoại đặt ra nhiều cơ hội tham gia trao đổi về các vấn đề tham nhũng và giải pháp trong các lĩnh vực khác nhau. Các cuộc đối thoại trước đây đã tập trung vào cách truyền thông và tham nhũng trong các lĩnh vực xây dựng, y tế, giáo dục và quản lý đất đai.

 Những nỗ lực trong ngành y tế

Ngoài những nỗ lực phòng, chống tham nhũng khái quát đã mô tả ở trên, trong những năm trước, chính phủ đã phác thảo một loạt sửa đổi trực tiếp nhằm vào việc cải thiện cơ cấu tổ chức bộ máy y tế của đất nước. Bao gồm:

– Tăng cường giám sát hành chính và thanh tra, như các yêu cầu kê khai tài sản đối với công chức và kiểm tra số sách chuyên môn. Nghị định số 37/2007/ND-CP và Nghị định số 68/2011/ND-CP đã đưa vào các nghĩa vụ công khai tất cả tài sản và thu nhập ở bên trong cơ quan hoặc đơn vị (Tổ chức Minh bạch Quốc tế và Xu hướng Minh bạch 2011). Kiểm tra và giám sát có thể được tăng cường nếu Chính phủ muốn tiết lộ thông tin này cho xã hội. Hơn nữa, việc thực hiện những cải cách này bị gây cản trở bởi sự phân tán của bộ máy hành chính quan liêu, thiếu nguồn lực và khả năng công nghệ (theo Vian và cộng sự 2012).

Việc đưa tính minh bạch vào cơ chế khiếu nại của công dân.

Cơ chế khiếu nại đã được đưa vào trong đa số các bệnh viện. Tuy nhiên, công dân chưa sử dụng đúng cách hệ thống do người dân chưa nhận thức được quyền của mình hay vì người dân không tin vào việc khiếu nại sẽ thực sự cải thiện tình hình. Trong khi bảo vệ người tố giác – whistleblowing  protection   đã được quy định trong Luật Phòng, Chống tham nhũng năm 2005 và Luật Tố cáo năm 2011, đó là thiếu các giải pháp hiệu quả và thực tế để bảo vệ người tố cáo và một bộ phận độc lập tiếp nhận và xử lý đơn của người tố cáo không tồn tại.

– GIới thiệu cơ chế phản hồi bệnh nhân. Trong năm 2009, Bệnh viện nhi Quốc gia Hà Nội đã thiết lập một hệ thống phản hồi của bệnh nhân nhằm cải thiện cung cấp dịch vụ và phát triển hơn nữa việc nhận biết liên quan đến các khoản thanh toán không chính thức. Các dữ liệu tập hợp qua cơ chế phản hồi này được sử dụng để thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá (Vian và cộng sự 2012).

Những cải cách hành chính và cơ cấu nhằm giảm cơ hội và động cơ tham nhũng, như đơn giản hoá các thủ tục.

Cải cách hệ thống thanh toán. Dựa trên nghiên cứu được tiến hành bởi Hội khoa học kinh tế Việt Nam, các chi phí tiêu chuẩn trong điều trị được thiết lập. Các sáng kiến này nhằm giảm động cơ cho các xét nghiệm chẩn đoán không cần thiết và điều trị không hiệu quả mà đã được cung cấp một cách phổ biến để thu được nhiều tiền bồi hoàn hơn. Sử dụng các hệ thống bồi hoàn tiêu chuẩn dựa vào tình huống cụ thể, các bệnh viện sẽ chỉ nhận các nguồn lực được xác định trước là cần thiết để điều trị một bệnh cụ thể. Hệ thống này đã được thử nghiệm trong hai bệnh viện ở Việt Nam (Vian và cộng sự 2012).

– Ban hành Luật khám và điều trị (LET) nhằm cải thiện khung pháp luật liên quan đến nghề y và quyền của bệnh nhân.

Tuy nhiên, việc thực thi luật này đã không xảy ra như dự kiến: một hội đồng y khoa để kiểm soát cấp phép và những người hành nghề tự do đã không được thông qua. Luật cũng cũng còn quá nhiều chỗ cần diễn giải và mơ hồ liên quan đến cấp phép và các thủ tục cấp phép.

 Tác động của các cải cách

Cho đến nay có rất ít thông tin có sẵn công khai về kết quả nỗ lực của Chính phủ trong chống tham nhũng. Nhưng thiếu sự thi hành, thực thi luật yếu và thiếu thông tin liên quan đến công việc quản lý bởi các cơ quan chống tham nhũng được coi là một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng trong nước (Freedom House 2011; Global Integrity 2009 ; Báo cáo môi trường đầu tư 2011 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ).

Ngoài ra những thách thức liên quan đến thực hiện và thực thi các sáng kiến được đề cập ở trên, theo Chính phủ, các chuyên gia và các tổ chức xã hội dân sự, cần phải làm rất nhiều hơn nữa để có thể giải quyết các loại hình tham những khác nhau mà có tác động đến việc chăm sóc  sức khoẻ trên toàn quốc. Thực hành tốt nhất cho thấy rằng có rất nhiều công cụ có thể được sử dụng làm giảm cơ hội tham nhũng.

Các thực hành tốt nhất

Chủ yếu, chống tham nhũng trong ngành y tế nên gắn với cải cách về công quyền trên diện rộng hơn, chẳng hạn như quản lý tài chính công và đơn giản hóa các thủ tục hành chính cũng như tăng cường giám sát độc lập và giám sát của công dân.

Tuy nhiên, các tài liệu đã chỉ ra một số các sáng kiến mà có thể được thực hiện trong lĩnh vực cải cách công quyền nói để giải quyết với các loại cụ thể của tham nhũng trong ngành y tế. Bao gồm các sáng kiến xung quanh nâng cao nhận thức, phòng ngừa, phát hiện và chế tài (Báo cáo tham nhũng toàn cầu của Minh bạch Quốc tế, Hussmann 2010, UNDP 2011):

– Nâng cao nhận thức, bao gồm đào tạo về đạo đức, dịch vụ chăm sóc và thông tin về quyền bệnh nhân (ví dụ, các thẻ báo cáo của công dân hoặc giấy tờ uỷ quyền của công dân)

– Phòng ngừa bao gồm sự thông qua quy định và thủ tục hành chính lành mạnh, các luật lệ xung đột lợi ích, các chuẩn mực đạo đức cho cán bộ y tế và tiếp cận thông tin luật pháp.

– Phát hiện và xử phạt khi tham nhũng xảy ra, bao gồm điều tra có hệ thống các trường hợp, thiết lập các biện pháp kỷ luật hành chính và xử phạt về mặt xã hội cũng như xử lý hình sự.  Sự tồn tại của một cơ chế mạnh về giám sát nội bộ và giám sát bên ngoài , cơ chếkiểm toán , cơ chế giải quyết khiếu nại (ví dụ, các đường dây nóng), bảo vệ người tố cáo và giám sát hiệu suất tài sản và thu nhập của cán bộ ngành y tế cũng là then chốt. Ngoài ra, đặc biệt một hệ thống phân cấp như Việt Nam, kiểm tra và giám sát bởi các nhóm xã hội dân sự và các phương tiện truyền thông đóng một vai trò rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe đang được cung cấp một cách bình đẳng và công bằng và tiền của dân được chi tiêu một cách hiệu quả.

 Các tài liệu cũng làm nổi bất các chiến lược làm giảm thiểu nguy cơ tham nhũng cụ thể trong các lĩnh vực y tế (Hussmann 2010; U4 Trung tâm nguồn thông tin chống tham nhũng 2008; UNDP 2011). Một vài chiến lược bao gồm dưới đây:

Các khoản thanh toán không chính thức: chiến lược đấu tranh với các khoản thanh toán không chính thức cần phù hợp với bối cảnh của đất nước nhưng các khoản này thường liên quan đến các khoản phí chính thức của người sử dụng, có nghĩa rằng các khoản thanh toán không chính thức được thay thế bằng các khoản phí chính thức.

Các khoản phí này sau đó sẽ được sử dụng để cải thiện việc cung cấp dịch vụ cũng như bổ sung lương. Các biện pháp này nên được  kết hợp với việc tăng tiền thưởng của nhân viên y tế cũng như gia tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Bệnh nhân cần  có các thông tin rõ ràng và dễ tiếp cận về biểu phí chính thức và có thể tố cáo hoặc khiếu nại (UNDP 2011).

Tình trạng thường xuyên vắng mặt ở công sở: chiến lược chống tình trạng này bao gồm khuyến khích tài chính, cơ hội phát triển nghề nghiệp, cơ hội, kiểm tra (ví dụ các thanh tra khám xét tại chỗ hoặc giám sát cộng đồng) và giám sát của đồng nghiệp cũng như các biện pháp xử phạt hành chính phù hợp để các nhân viên không đến làm việc mà không xin phép trước.

Tham nhũng trong việc thăng tiến và bổ nhiệm: chiến lược bao gồm sự thông qua các chính sách tuyển dụng minh bạch hơn và hệ thống phân loại thăng tiến rõ ràng. Tiêu chuẩn rõ ràng để lựa chọn cũng như công bố lý lịch được đào tạo và phẩm chất chính của các nhân viên quan trọng cũng có thể giúp tăng tính minh bạch về nguồn nhân lực.

Tham nhũng trong đấu thầu: cải cách để đẩy mạnh hệ thống kiểm soát nội bộ và giám sát bên ngoài và đầu tư vào công nghệ thông tin như dữ thiệu công nghệ thông tin đê theo dõi giá các loại thuốc thông dụng và các thiết biệt khác cũng có thể làm dễ dàng hơn để theo dõi và kiểm soát việc mua sắm. Sử dụng đấu thầu điện tử cũng có thể giúp cải thiện hiệu quả và tăng tính minh bạch.

Quản lý thuốc: chiến lược để giảm cơ hội tham nhũng trong quản lý thuốc nên tìm cách tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cũng như giảm quyền tự quyết định cho các quan chức liên quan. Các chiến lược cũng có thể bao gồm thiết lập một cơ quan điều hành thuốc độc lập và đầu tư vào công nghệ thông tin. Giám sát và thực thi hiệu quả của Luật cũng là công cụ (Hussmann  2010; U4 Anti-Corruption Resources Centre 2008)

Có nhiều công cụ phát triển bởi các tổ chức quốc tế đã thành công trong việc cải thiện quản lý thuốc như Kỹ trị tốt cho y tế của Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhằm tăng tính minh bằng bằng sự tạo ra các thủ tục hành chính rõ ràng để mua bán thuốc và đẩy mạnh các tiêu chuẩn đạo đức nhân viên y tế. Sáng kiến khác được cung cấp bởi Ban phát triển quốc tế (DFID), WHO và Ngân hàng thế giới tìm cách tăng tính minh bạch trong quản lý thuốc là Y tế vì sự liên kết minh bạch  (MeTA).

Các sáng kiến đưa ra cùng các bên liên quan khác nhau và tiết lộ thông tin công bố về giá cả, chất lượng, đăng ký và sẵn có của thuốc.

Nhìn chung, một hiểu biết tốt về bối cảnh của đất nước có thể giúp ưu tiên cải cách và đầu tư nhanh chóng để chiến thắng mà có thể cải thiện cung cấp dịch vụ. Việc tham gia   của người dân và các phương tiện truyền thông trong quá trình ra quyết định cũng như trong việc theo dõi và đánh giá chất lượng của dịch vụ cung cấp là công cụ, đặc biệt là trong một hệ thống phân cấp.

 Tác giả

Maira Martini, Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tihelpdesk@transparency.org

Đánh giá bởi Marie Chêne, Dr. Finn Heinrich, Tổ chức Minh bạch Quốc tế,

04/02/2013

Lưu ý

Hiên có rất ít đánh giá liên quan đến nỗ lực của chính phủ trong cuộc chiến chống tham nhũng của ngành y tế ở Việt Nam.

© 2013 Transparency International. All rights reserved.

Tài liệu này không đại diện cho quan điểm chính thức của Ủy ban hayTổ chức Minh bạch Quốc tế – Transparency International và của Ủy ban châu Âu. Tổ chức Minh bạch Quốc tế hay bất kỳ người nào hành động thay mặt cho Ủy ban chịu trách nhiệm về việc sử dụng những thông tin được lấy từ tài liệu này.

Bộ phận hỗ trợ chống tham nhũng – anti-corruption Helpdesk này được điều hành bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế và được tài trợ bởi Liên minh châu Âu

 

3. TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Luật Chống tham nhũng số 55/2005/QH11 được ban hành bởi Quốc hội ngày 29/11/2005.

– Acuna-Alfaro, J., 2009. Tin tức của báo chí về tham nhũng trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam: Chỉ là bề nổi của thảng băng trôi?

– Bài phát biểu chuẩn bị cho Cuộc đối thoại tham nhũng.

– Bertelsmann Foundation, 2010. Chỉ số thay đổi (BTI). (http://www.bertelsmann-transformationindexde/en/bti/country-reports/laendergutachten/asia-andoceania/vietnam/ )

– CECODES, Đại sứ quán Phần Lan, 2008. Chống tham nhũng ở Việt Nam: Tình hình sau 2 năm thi hành Luật.(http://www.finland.org.vn/public/download.aspx?ID=38961&GUID=%7B96721A6B-F87E-4B53-9342-

5FDACC26B097%7D )

–  Deustche Welle, 2011. Tham nhũng trong hệ thống y tế Việt Nam. (http://www.dw.de/corruption-in-the-vietnamese-healthcare-system/a-6652488 )

– Freedom House, 2010. Việt nam – các quốc gia giữa ngã ba đường.(http://www.freedomhouse.org/template.cfm?page=140&edition=9&ccrpage=43&ccrcountry=206 )

– Liêm chính toàn cầu, 2009. Báo cáo quốc gia Việt Nam của liêm chính toàn cầu (http://report.globalintegrity.org/Vietnam/2009)

– Hussmann, K., 2010. Giải quyết tham nhũng trong lĩnh vực y tế, DFID “Làm thế nào để ” lưu ý.

– Lieberman, S., 2005. Phân cấp y tế: Bài học từ Indonesia, Philippin và Việt Nam. Phân cấp Đông Nam Á, Ngân hàng thế giới.(http://siteresources.worldbank.org/INTEAPDECEN/Resources/Chapter-8.pdf )

– Miller, K. and Vian, T., 2010. Chương 6: Chiến ược giảm các khoản thanh toán không chính thức trong chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế, Trang 55-66: Các chiến lược minh bạch và trách nhiệm giải trình trong Taryn Vian, William Savedoff, and Harald Mathisen (eds) (Kumarian Press: Sterling, VA, 2010).

– Bộ Ngoại giao Đan Mạch và SIDA, không rõ năm.

– Đánh giá thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng: Việt Nam đã đạt bao xa?

– Nguyễn, T., 2011. Giá thuốc và chính sách giá ở Việt Nam. (http://apps.who.int/medicinedocs/documents/s19038en/s19038en.pdf )

– NORAD, 2011. Đánh giá chung về hỗ trợ cho các nỗ lực chống tham nhũng báo cáo quốc gia Việt Nam. Báo cáo tháng 6/2011.

– Evaluation Department.(http://www.oecd.org/dataoecd/18/9/48912883.pdf )

– Hướng tới Minh bạch và Minh bạch Quốc tế, 2011. Hướng tới một hệ thống minh bạch và chất lượng chăm sóc sức khỏe: Nghiên cứu định tính về nguyên nhân, nhận thức và tác động của khoản thanh toán không chính thức trong dịch vụ y tế ở Việt Nam.

(http://www.transparency.org/regional_pages/asia_pacific/transparency_international_in_vietnam/publications/research_and_surveys )

– Hướng tới Minh bạch và Minh bạch Quốc tế, 2011. Khảo sát tham nhũng toàn cầu 2010: Phân tích quốc gia Việt Nam, tương lai.

– Minh bạch Quốc tế 2006. Báo cáo tham nhũng toàn cầu: Tham nhũng và y tế.(http://www.transparency.org/whatwedo/pub/global_corruption_report_2006_corruption_and_health )

– Minh bạch Quốc tế, Đại sứ quán Thuỵ điển và cộng sự 2009. Nhận thức tham nhũng và các tác động đối với đói nghèo trong các lĩnh vực y tế tại Việt Nam: Làm thế nào cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Báo cáo của hội nghị bàn tròn của các nhà tài trợ lần thứ 6

– Đối thoại chống tham nhũng ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam (17/11/2009).

– Minh bạch Quốc tế và hướng minh bạch, 2011. Báo cáo khảo sát:  Hỗ trợ chính phủ tự đánh giá về việc thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng (UNCAC) tại Việt Nam trong năm 2011.(http://www.transparency.org/regional_pages/asia_pacific/transparency_international_in_vietnam/publications/research_and_surveys )

– Minh bạch Quốc tế Mỹ, CIPE and Hướng minh bạch, 2011. Tiêu chuẩn minh bạch đấu thầu của APEC ở Việt Nam: Sự cần thiết để chuyển từ Luật sang thực hành.

(http://www.cipe.org/publications/papers/pdf/TIReport- Vietnam.pdf )

– Trung tâm thông tin chống tham nhũng U4, 2008. Chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế, ban hành U4.

(http://www.cmi.no/publications/file/3208-corruption-in-the-health-sector.pdf)

– UNDP, CECODES và cộng sự., 2011. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI).

– UNDP, 2011. Đấu tranh tham nhũng trong lĩnh vực y tế: Công cụ, phương pháp và thực hành tốt. (http://www.undp.org/content/dam/undp/library/Democratic%20Governance/IP/Anticorruption%20Methods%20and%20Tools%20in%20Health%20Lo%20Res%20final.pdf )

– Bộ Ngoại giao Mỹ, 2011, Thông cáo môi trường đầu tư Việt Nam

http://www.state.gov/e/eb/rls/othr/ics/2011/157384.htm  Vian,T. et al., 2012. Đương đầu với tham nhũng trong lĩnh vực y tế của Việt Nam: Mô hình và triển vọng.

– Ngân hàng thế giới, 2012. Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, các doanh nghiệp và công chức: Kết quả của cuộc khảo sát xã hội học. (http://documents.worldbank.org/curated/en/2012/01/16988990/corruption-perspective-citizens-firms-public-officials-results-sociological-survey )

– Dữ liệu Ngân hàng thế giới, 2012. Khoản chi tiêu y tếtheo tỷ lệ GDP. (http://data.worldbank.org/indicator/SH.XPD.TOTL.ZS )

“”Bộ phận hỗ trợ về phòng, chống tham nhũng cung cấp người thực thi trên toàn thế giới với những hướng dẫn nhanh chóng về tham nhũng dựa trên yêu cầu. Dựa trên thông tin công khai sẵn có, các hướng dẫn trình bày một cái nhìn tổng quan về một vấn đề cụ thể và không nhất thiết phản ánh quan điểm chính thức của Minh bạch Quốc tế “.

 

Advertisement

1 bình luận về “THAM NHŨNG TRONG NGÀNH Y TẾ Ở VIỆT NAM (Phần 2)

  1. Mong những cải cách trong công quyền đạt nhiều kết quả hơn: hành chánh minh bạch hơn, giản dị hơn và người dân tham gia vào công quyền nhiều hơn.

    Y tế là nơi gửi gắm sức khỏe (và sự sống chết) của người dân. Công quyền trong Y tế nên minh bạch để người dân được đảm bảo mạnh khỏe, cả thể chất và tinh thần.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s