Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo (3 bài)

Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo – Bài 1: Đủ chiêu lách, giảm

SGGP Thứ Hai, 7/11/2022 06:57

LTS: Hiến máu nhân đạo là một phong trào ý nghĩa, một nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội. Đó là một hoạt động nhân đạo, tình nguyện nên không thể chấp nhận hành vi trục lợi từ những món quà cho người hiến tặng. Loạt bài Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo qua điều tra của Báo SGGP, phản ánh khuất tất trong quà tặng hiến máu nhân đạo, nhằm loại bỏ những hành vi trục lợi trên giọt máu hồng; củng cố niềm tin trong những người hiến máu, trong quần chúng nhân dân về một phong trào có ý nghĩa nhân văn cao cả.

Sinh viên Trường Đại học Luật TPHCM đăng ký hiến máu nhân đạo.  Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Cào bằng, lập lờ, thiếu hướng dẫn cụ thể… là những gì mà chúng tôi ghi nhận tại các điểm hiến máu nhân đạo. Điều đáng nói là những người hiến máu, không mấy ai quan tâm đến quà tặng theo quy định cho người hiến máu là gì, bởi họ xem đây là một hoạt động tình nguyện, ý nghĩa. Đó là điểm mấu chốt cho những chiêu lách, giảm xuất hiện tại nhiều điểm hiến máu nhân đạo ở TPHCM thời gian qua.

Tiếp tục đọc “Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo (3 bài)”

No Man’s Land

10/03/2022: Transparency International newsletter

This week, we took to the streets to mark International Women’s Day. This year, we are thinking of Ukrainian and Russian women in particular.

 
© Transparency International, illustrations courtesy of Andrea Fonseca

International Women’s Day is also a stark reminder that there’s still a very long road ahead to fulfilling the United Nation’s Sustainable Development Goals (SDGs), including SDG 5: “Achieve gender equality and empower all women and girls”, a cornerstone for making progress on the rest of the SDGs, including the goal to end poverty in all its forms, everywhere. Taking action to advance gender equality is therefore crucial.

Women are most affected by inequality, not least because they represent the largest proportion of people living in poverty. And corruption worsens these existing inequalities. Tiếp tục đọc “No Man’s Land”

Bộ Y tế chính thức công khai 5 lĩnh vực “khổng lồ” tại Cổng công khai y tế

LĐO | 20/11/2020 | 10:44

Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: MOH
Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: MOH

Sáng 20.11, Bộ Y tế đã chính thức khai trương Cổng công khai y tế sau nhiều năm với phương châm người dân có quyền được biết và giám sát các dịch vụ do ngành y tế cung cấp.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: “Cổng Công khai Y tế là kênh chính thống của Bộ Y tế để người dân và doanh nghiệp tra cứu các thông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, giá sinh phẩm chẩn đoán, giá khám chữa bệnh, giá niêm yết, giá đấu thầu, thông tin về các sản phẩm đang lưu hành hoặc đã được thu hồi, kết quả xử lý thủ tục hành chính, những vi phạm trong quảng cáo… Thông qua Cổng Công khai Y tế, người dân thực hiện quyền được biết và giám sát các dịch vụ mà ngành y tế cung cấp”.

Tiếp tục đọc “Bộ Y tế chính thức công khai 5 lĩnh vực “khổng lồ” tại Cổng công khai y tế”

Cơ sở dữ liệu đất đai: Giữa hi vọng và thực tế

D.NGỌC HÀ 12/4/2021 9:00 GMT+7

TTCTNếu có cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh, cơ quan chức năng hi vọng có thể dự báo được nguy cơ bong bóng thị trường bất động sản để có những biện pháp can thiệp hợp lý.

Cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng từ bản đồ địa chính số và các thông tin từ hồ sơ địa chính, nếu được hoàn chỉnh sẽ giúp phát huy hiệu quả mô hình văn phòng đăng ký một cấp.

 Ảnh: Quang Định

 Hi vọng quản lý thông minh

Tiếp tục đọc “Cơ sở dữ liệu đất đai: Giữa hi vọng và thực tế”

Trả lại bãi biển cho cộng đồng: còn rất nhiều việc phải làm!

Chuyên đề ‘Đô thị đặc thù – Tiến biển bằng đô thị’:

Người đô thị –  12:25 | Thứ năm, 15/04/2021 

Gần đây, nhiều địa phương như Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu, các chính quyền đã có những động thái thu hồi các dự án hết thời hạn thuê đất, các dự án treo để giành lại các bãi biển cho cộng đồng, tăng cường các không gian công cộng (KGCC) cho cư dân đô thị và du khách. Đây là những nỗ lực đáng được ghi nhận, thể hiện sự lắng nghe phản ứng của dư luận và tiếng nói của người dân, dẫn đến sự điều chỉnh xu hướng trong tiến trình dẫn dắt phát triển của các chính quyền địa phương.

Nhưng, dường như đây mới chỉ là những điểm sáng nhỏ, chưa đủ để trở thành một xu hướng đảo ngược: đòi lại bờ biển cho KGCC…

Người dân bản địa Phú Quốc từng bức xúc vì bị các khu du lịch hạn chế tiếp cận bãi biển. Ảnh: T.M

Tiếp tục đọc “Trả lại bãi biển cho cộng đồng: còn rất nhiều việc phải làm!”

Lãng phí ngàn tỷ, xóa sổ cơ hội đầu tư ở khu công nghiệp – 4 bài

***

Lãng phí ngàn tỷ, xóa sổ cơ hội đầu tư ở khu công nghiệp – Bài 1: Phải ngừng thu hút đầu tư vì tiền thuê đất chưa tính được

Ngô Nguyên – 27/03/2021 09:40

 Khu công nghiệp Hiệp Phước phải ngưng thu hút đầu tư trên diện tích 200 ha vì cơ quan chức năng chưa duyệt hình thức thuê đất thay đổi, chưa xác định được giá đất nhà nước đối với KCN

Nhiều khu công nghiệp liên tiếp được cấp phép và mở rộng để đón sẵn cơ hội từ làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư toàn cầu. TP.HCM luôn là địa chỉ đỏ để nhà đầu tư cập bến, song do những vướng víu trong quản lý đất đai, cùng mâu thuẫn trong quy định pháp lý, nhiều khu công nghiệp tại TP.HCM đang “đứng hình”, chủ đầu tư không thể kêu gọi đầu tư, doanh nghiệp thuê đất bị tê liệt sản xuất. Đây là sự lãng phí rất lớn cơ hội để gia tăng sức mạnh của nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh môi trường đầu tư – kinh doanh của Việt Nam.

 KCN Hiệp Phước giai đoạn II còn gần 200 ha đất đã đầu tư hạ tầng, có thể thu hút đầu tư 	ảnh: lê toàn
KCN Hiệp Phước giai đoạn II còn gần 200 ha đất đã đầu tư hạ tầng, có thể thu hút đầu tư.   Ảnh: Lê Toàn

Tiếp tục đọc “Lãng phí ngàn tỷ, xóa sổ cơ hội đầu tư ở khu công nghiệp – 4 bài”

Chỉ số CPI 2020: Cần tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng quyết liệt để đạt hiệu quả rõ nét hơn ở Việt Nam

towardstransparency

Ngày 28 tháng 01 năm 2021 – Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) 2020, trong đó đánh giá 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia và vùng lãnh thổ đó. 

Năm 2020, Việt Nam đạt 36/100 điểm, giảm 1 điểm so với năm 2019đứng thứ 104/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Điểm CPI của Việt Nam thấp hơn điểm trung bình của khu vực ASEAN (42/100) nhưng cao hơn một số quốc gia trong khu vực trong đó có Phi-líp-pin, Lào, My-an-ma và Cam-pu-chia.
Tiếp tục đọc “Chỉ số CPI 2020: Cần tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng quyết liệt để đạt hiệu quả rõ nét hơn ở Việt Nam”

Chuyện chép ở một bệnh viện

SƠN LÂM – BỬU ĐẤU 15/3/2021 9:00 GMT+7

TTCTGhi chép về một cuộc chuyển đổi thành công sang bệnh án điện tử – bước đầu tiên quyết định của quá trình chuyển đổi số – ở Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang, thành phố Châu Đốc.

Bác sĩ Huỳnh Phúc Hậu khẳng định phim X-quang bây giờ bác sĩ đều xem trên máy hết. Ảnh: BỬU ĐẤU

Trong lúc theo chân bác sĩ Nguyễn Tấn Huy xuống kiểm tra một bệnh nhân đang nằm ở khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang tại thành phố Châu Đốc (Bệnh viện Châu Đốc), cô y tá đưa cho chúng tôi coi một cái iPad nhỏ gọn rồi tếu táo: “Giờ gọn nhẹ thế này thôi là đủ, chớ trước đây, nữ y tá nào cũng ôm cả chồng hồ sơ đi khám bệnh đến mức bắp tay cuồn cuộn luôn”. Tiếp tục đọc “Chuyện chép ở một bệnh viện”

Bệnh án điện tử: Mới 12/1.400 bệnh viện

LAN ANH (thực hiện) 15/3/2021 14:00 GMT+7

TTCTBệnh án điện tử là điểm khởi đầu cho mọi nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, là nguồn dữ liệu đầu vào quyết định cho sự mở rộng sau này của hệ thống.

Vấn đề là tốc độ chuyển đổi từ bệnh án – hồ sơ giấy sang dữ liệu điện tử hiện quá chậm. Tuổi Trẻ Cuối Tuần trao đổi với ông Trần Quý Tường, cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế).

Giảm thời gian với thủ tục giấy tờ là thêm thời gian thăm khám cho bệnh nhân ở Bệnh viện Châu Đốc. Ảnh: Bửu Đấu

Tiếp tục đọc “Bệnh án điện tử: Mới 12/1.400 bệnh viện”

Giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Nhiệm vụ bất khả thi

Tiếp tục đẩy mạnh quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN ...

VNE – Hơn 1,37 triệu tỷ đồng vốn nhà nước đang nằm trong các doanh nghiệp, nhưng việc giám sát vẫn được trình bày là có “hạn chế, vướng mắc, bất cập”.

Mức lương cán bộ quản lý của NXB Giáo dục hiện nay là bao nhiêu? Câu trả lời: Đó là một bí mật.

Nhà xuất bản Giáo dục là một doanh nghiệp nhà nước, tức là 100% vốn nhà nước. Diễn giải một cách đơn giản, thì cán bộ nơi này được người dân trả thù lao để thực hiện một nhiệm vụ công ích. Họ độc quyền trong việc in sách giáo khoa. Và theo các thiết chế hiện hành, người dân phải được biết mọi con số liên quan đến thu chi của doanh nghiệp mình sở hữu, trong đó có lương thưởng. Tiếp tục đọc “Giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Nhiệm vụ bất khả thi”

Việt Nam: Tăng điểm CPI 2019 nhưng tham nhũng vẫn nghiêm trọng

image_pdfimage_print

Ngày 23 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) 2019, trong đó xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia và vùng lãnh thổ đó.

Năm 2019, Việt Nam đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam và Ma-lay-xi-a là hai nước duy nhất có cải thiện được xem là đáng kể về điểm số CPI. Tiếp tục đọc “Việt Nam: Tăng điểm CPI 2019 nhưng tham nhũng vẫn nghiêm trọng”

Mâu thuẫn trong nhận thức và thực hành liêm chính của Thanh niên Việt Nam

towardstransparency – Hà Nội, ngày 10/09/2019

Cứ ba thanh niên Việt Nam thì có một người không ngần ngại thực hiện hành vi tham nhũng vì lợi ích của bản thân hoặc gia đình, mặc dù họ vẫn mong muốn được sống trong một xã hội liêm chính và hiểu rằng tham nhũng có hại cho thế hệ mình, cho nền kinh tế, cũng như cho sự phát triển của Việt Nam. Điểm đặc biệt nữa là tuy không ngại thực hiện hành vi tham nhũng, cứ bốn trong số năm thanh niên nhận thức được trách nhiệm của mình và nói rằng họ sẵn sàng hành động để chống tham nhũng. Điều này phản ánh sự mâu thuẫn trong nhận thức và hành động của thanh niên Việt Nam về việc thực hành liêm chính.  Tiếp tục đọc “Mâu thuẫn trong nhận thức và thực hành liêm chính của Thanh niên Việt Nam”

The rise and rise of a Vietnamese corporate empire-Vingroup và sự trỗi dậy đầy nghi vấn của một đế chế kinh tế

Bản tiếng anh: The rise and rise of a Vietnamese corporate empire
Dịch bởi Phùng Anh Khương (Luatkhoa.org)

Mấy tuần trước, tôi có đi về phía Đông Hà Nội, xuyên qua các khu công nghiệp và ruộng đồng, đến thành phố cảng Hải Phòng thuộc miền Bắc Việt Nam.

Bác tài chở tôi qua một cây cầu vượt biển để ra đảo Cát Hải. Tại đây, một thứ đáng chú ý đang dần thành hình: chiếc xe hơi “quốc dân” đầu tiên của Việt Nam đang được chế tạo, dưới nhãn hiệu VinFast. Tiếp tục đọc “The rise and rise of a Vietnamese corporate empire-Vingroup và sự trỗi dậy đầy nghi vấn của một đế chế kinh tế”

Công đức: chuyện một dòng tiền không kiểm toán

VNE – Nguồn thu tiền mặt tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang là nơi xuất phát của nhiều tranh luận, mâu thuẫn và cả sai phạm.

***

Lời mở đầu

Đền Cao, xã An Sinh, Kinh Môn, Hải Dương, đầu năm 2006.

An Sinh Vương Trần Liễu tọa trên ngai trong ngôi đền cao nhất đỉnh núi An Phụ. Xa xa phía Đông Bắc là dãy Yên Tử, phía Tây Bắc là Kính Chủ – Nam Thiên đệ lục động. Còn phía Tây Nam là miền châu thổ mênh mông. Ở thung lũng nhỏ bé dưới chân ngài, người dân xã An Sinh đang tất bật vụ mùa. Tiếp tục đọc “Công đức: chuyện một dòng tiền không kiểm toán”

Vì sao điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu vào danh mục Bí mật Nhà nước?

baodansinh.vn

Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4 diễn ra vào tối 4/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã lý giải việc điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu vào danh mục Bí mật Nhà nước của ngành.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, liên quan đến đề xuất sửa giá điện bậc thang, bất cứ quy định nào đưa ra mà không hợp lý thì dù mới đưa ra, nếu cần thiết sửa thì vẫn phải sửa trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo chiến lược sử dụng năng lượng hiệu quả, phù hợp thực tiễn của Việt Nam.

“Về dự thảo danh mục Bí mật Nhà nước của ngành, Bộ Công Thương đã đưa ra danh mục có 2 mặt hàng điện và xăng dầu. Tuy nhiên, đây không phải là giá mặt hàng này mà là phương án tính toán để trình các cấp có thẩm quyền trước khi công bố. Hiện nay giá xăng đã theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhưng đây là mặt hàng thiết yếu, tác động trực tiếp đến kinh tế vĩ mô và đời sống nhân dân, dễ gây ra lạm phát kỳ vọng ảnh hưởng đến đời sống. Tương tự như vậy với giá điện. Vì thế, Bộ muốn đưa 2 nhóm hàng này vào danh mục Bí mật Nhà nước trước khi công bố giá chính thức” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Tiếp tục đọc “Vì sao điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu vào danh mục Bí mật Nhà nước?”