NÓI THẲNG: Thứ trưởng Trương Quốc Cường, thuốc giả và mạng người

05-11-2021 – 08:42|

(NLĐO) – Vụ án Công ty VN Pharma để lại những bài học đau lòng, nhiều cán bộ, trong đó có Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị khởi tố. Buôn bán thuốc giả đã là tội ác, bán thuốc điều trị ung thư giả cho người bệnh nan y, tội lỗi ấy gấp trăm, ngàn lần…

Vụ Công ty VN Pharma nhập thuốc giả điều trị bệnh ung thư diễn ra từ năm 2012-2013. Đến tháng 5-2020, vụ án kết thúc, xác định các bị cáo “buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”.

Ngày 18-9-2019, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự: Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Sau đó, nhiều cán bộ của Cục Quản lý dược bị khởi tố.

NÓI THẲNG: Thứ trưởng Trương Quốc Cường, thuốc giả và mạng người - Ảnh 1.

Tiếp tục đọc “NÓI THẲNG: Thứ trưởng Trương Quốc Cường, thuốc giả và mạng người”

Bộ Y tế chính thức công khai 5 lĩnh vực “khổng lồ” tại Cổng công khai y tế

LĐO | 20/11/2020 | 10:44

Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: MOH
Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: MOH

Sáng 20.11, Bộ Y tế đã chính thức khai trương Cổng công khai y tế sau nhiều năm với phương châm người dân có quyền được biết và giám sát các dịch vụ do ngành y tế cung cấp.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: “Cổng Công khai Y tế là kênh chính thống của Bộ Y tế để người dân và doanh nghiệp tra cứu các thông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, giá sinh phẩm chẩn đoán, giá khám chữa bệnh, giá niêm yết, giá đấu thầu, thông tin về các sản phẩm đang lưu hành hoặc đã được thu hồi, kết quả xử lý thủ tục hành chính, những vi phạm trong quảng cáo… Thông qua Cổng Công khai Y tế, người dân thực hiện quyền được biết và giám sát các dịch vụ mà ngành y tế cung cấp”.

Tiếp tục đọc “Bộ Y tế chính thức công khai 5 lĩnh vực “khổng lồ” tại Cổng công khai y tế”

Sai phạm Y tế Đắk Lắk: Thế lực nào bao che?

07/05/2018 06:13

TPGần 3 năm trôi qua kể từ khi báo Tiền Phong đăng bài đầu tiên về những dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng trong đấu thầu thuốc và mua sắm trang thiết bị y tế tại Đắk Lắk, tới nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý nghiêm minh vụ việc, như chỉ đạo nhiều lần của Thủ tướng.

Ông Doãn Hữu Long giải trình về đấu thầu thuốc trong một cuộc họp báo.
Ông Doãn Hữu Long giải trình về đấu thầu thuốc trong một cuộc họp báo.

  • Đấu thầu thuốc tại Sở Y tế Đắk Lắk: Lộ rõ dấu hiệu sai phạm
  • Bộ trưởng Y tế: ‘Không để hiện tượng nọ kia tồn tại trong đấu thầu thuốc’
  • BHXH đấu thầu thuốc, nhiều thuốc giá giảm hơn 50%

Bất ngờ với kết quả thẩm định chỉ chênh 70 triệu đồng

Sau khi Trưởng ban Nội chính Trung ương chỉ đạo Bộ Y tế phải hợp tác với Cơ quan điều tra trong việc thẩm định dấu hiệu sai phạm về đấu thầu thuốc tại Đắk Lắk, tháng 11/2017, Hội đồng giám định (HĐGĐ) của Bộ Y tế mới có văn bản xác nhận Sở Y tế Đắk Lắk đã chấm sai nhóm thuốc, và chọn nhà thầu sai quy định, trách nhiệm thuộc về giám đốc Sở Y tế và các bộ phận liên quan. Tiếp tục đọc “Sai phạm Y tế Đắk Lắk: Thế lực nào bao che?”

Quản lý giá biệt dược: Làm gì để thị trường thuốc không “nhảy múa”?” – 5 kỳ

***

Quản lý giá biệt dược: Làm gì để thị trường thuốc không “nhảy múa”?”

THÙY GIANG (VIETNAM+) Bản in

Những cửa hàng thuốc tư nhân san sát nhau trên tuyến phố Quán Sứ (Hà Nội). (Ảnh: TTVN/Vietnam+)

Tổng kết công tác khám chữa bệnh của Bộ Y tế trong năm 2015 cho thấy, các chỉ tiêu tổng hợp như số lần khám bệnh, số bệnh nhân nội trú, ngoại trú, số ngày điều trị nội, ngoại trú, số phẫu thuật, thủ thuật, chẩn đoán, xét nghiệm… đều tăng so với năm 2014, đạt bình quân 2,34 lượt khám/người/năm.

Như vậy, trong năm qua, mỗi người dân đạt bình quân có hơn 2 lần tới các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Và mỗi năm, lượng thuốc được tiêu thụ trong khám chữa bệnh không hề nhỏ. Tiếp tục đọc “Quản lý giá biệt dược: Làm gì để thị trường thuốc không “nhảy múa”?” – 5 kỳ”

Biệt dược gốc hết hạn bảo hộ độc quyền vẫn được bảo hộ, bán giá cao: Người bệnh oằn mình gánh chịu

– 94 THÙY LINH 11:50 AM, 26/04/2017 

Toàn cảnh cuộc họp của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 25.4. Ảnh: THÙY LINH

Theo thông tin từ Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), hiện tại có 447/698 thuốc biệt dược gốc hết hạn bảo hộ độc quyền. Điều kỳ lạ là hàng trăm loại biệt dược gốc trong danh sách này đã hết hạn bảo hộ độc quyền từ lâu nhưng vẫn tiếp tục được bảo hộ độc quyền và được bán với giá rất cao, cao hơn nhiều so với các thuốc nhóm 1 cùng hoạt chất, cùng nồng độ, cùng hàm lượng trên thị trường.

Đau lòng hơn, trong số đó có những loại thuốc được dùng để chữa các bệnh ung thư.

Tiếp tục đọc “Biệt dược gốc hết hạn bảo hộ độc quyền vẫn được bảo hộ, bán giá cao: Người bệnh oằn mình gánh chịu”

Vietnam determined to lower prices on brand name drugs

TUOI TRE NEWS

Updated : 04/07/2017 15:46 GMT + 7

Over half of brand name drugs in Vietnam with expired intellectual property rights are still being sold at exorbitant prices while authorities fail to update their patent status and allow the production of cheaper generic versions of the drug.

Deputy Prime Minister Vu Duc Dam has called for joint efforts from the Ministry of Health and Vietnam Social Insurance (VSI) to tackle the issue and lower drug prices, a move which would benefit both medical patients and the state welfare program.

Brand-name “privilege”

Brand-name drugs are medicines that have been patented by pharmaceutical companies, providing them with protection from copycats.

According to international conventions honored by Vietnam, patents for brand-name drugs are valid for 20 years, after which generic versions, equivalent to a brand-name product in dosage, strength, route of administration, quality, performance, and intended use, are allowed to be produced by other pharmaceutical companies. Tiếp tục đọc “Vietnam determined to lower prices on brand name drugs”

Gỡ nút thắt bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV

SGGP – Thứ ba, 06/12/2016, 13:37 (GMT+7)

Mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo tạo điều kiện để từ năm 2017, 100% người nhiễm HIV phải được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến nay mới có khoảng 40% người nhiễm HIV có BHYT và được chi trả trong quá trình điều trị tiếp cận với thuốc dự phòng chống miễn dịch ARV.

Đây thực sự là một khó khăn cho người nhiễm HIV, khi Việt Nam không còn được hỗ trợ tài chính từ các tổ chức và quỹ phòng chống HIV như trước năm 2016 và tiến tới cắt đứt hoàn toàn trong thời gian tới.

Tư vấn dùng thuốc ARV tại một trung tâm y tế dự phòng quận của TPHCM

Tiếp tục đọc “Gỡ nút thắt bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV”

Mảng tối lobby ngành dược – 2 kỳ

  • Kỳ 1: Biến giá thuốc thành chính trị
  • Kỳ 2: Thao túng lục địa già

***

Kỳ 1: Biến giá thuốc thành chính trị

(ĐTTCO) – Với việc vận động hành lang (lobby), các công ty dược có thể đập tan những làn sóng phản đối việc giá thuốc tăng cắt cổ, hoặc khiến các luật định về y tế, sức khỏe được ban hành theo hướng có lợi cho những sản phẩm thuốc của họ. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, mỗi năm ngành dược chi hàng trăm triệu USD cho hoạt động lobby. Tiếp tục đọc “Mảng tối lobby ngành dược – 2 kỳ”

Ngành dược Việt Nam “đi khập khiễng với một chân chống nạng!”

18/11/2015 12:09 GMT+7

TTO – ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan đã nói như vậy quanh những tồn tại của ngành dược VN và chính sách cần phải đưa vào dự thảo Luật dược sửa đổi lần này.

Ngành dược Việt Nam “đi khập khiễng với một chân chống nạng!"
Bà Phạm Khánh Phong Lan – Ảnh: L.TH.H

Trả lời PV Tuổi Trẻ về những hạn chế của Luật dược 2005 và liệu việc sửa đổi Luật dược lần này có giải quyết được hết những bất cập của ngành dược VN, bà Phong Lan nói: Tiếp tục đọc “Ngành dược Việt Nam “đi khập khiễng với một chân chống nạng!””

International pharmaceutical market: Priced out

Cancer drugs cost more in America than elsewhere, but that may be just

economist _ MANY Americans think they pay over the odds for drugs—particularly for cancer drugs. Some go so far as to suggest that other countries free-ride on their largesse, and that Americans are thus subsidising drug development, a situation which, they say, needs to be fixed by changing trade agreements. Tiếp tục đọc “International pharmaceutical market: Priced out”

Hiệp định TPP: “Đòn chí mạng” đối với ngành công nghệ sinh học

TVPL – Hiệp định TPP đề xuất cắt giảm thời gian độc quyền cho các loại thuốc sinh học. Ngành dược không hề vui mừng vì điều này.

Mỹ và 11 quốc gia Thái Bình Dương đã đạt được thỏa thuận lịch sử thúc đẩy tự do hóa thương mại giữa các quốc gia thành viên. Tuy là tin tốt với nhiều ngành, nhưng đối với công nghệ sinh học, Hiệp định TPP lại là một đòn chí mạng. Tiếp tục đọc “Hiệp định TPP: “Đòn chí mạng” đối với ngành công nghệ sinh học”

TPP- những tác động đối với ngành dược Việt Nam và thế giới

cph – Tối ngày 5/10 (tính theo giờ Việt Nam), Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc đàm phán. Theo đánh giá của các chuyên gia, TPP được ký kết sẽ mở rộng cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Dược phẩm nói riêng. Chúng ta hãy cũng xem xét những tác động của TPP đối với ngành dược Việt nam và thế giới.

TPP - những tác động đối với ngành Dược Việt nam Tiếp tục đọc “TPP- những tác động đối với ngành dược Việt Nam và thế giới”

Độc quyền đẩy giá thuốc quá cao

Thứ Bảy, ngày 26/3/2016 – 02:45

Độc quyền đẩy giá thuốc quá cao

(PL)- Thuốc điều trị viêm gan C giá nhập khẩu chỉ hơn 4,5 triệu đồng/hộp, trong khi người dân phải mua ở các nhà thuốc với giá 14 triệu đồng/hộp.

Dự án Luật Dược sửa đổi cần có quy định để hạn chế việc độc quyền giá thuốc, thuốc đến người mua phải qua nhiều tầng trung gian nên giá bị đẩy lên quá cao. Sáng 25-3, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phát biểu trong phiên thảo luận hội trường về dự án Luật Dược sửa đổi. Tiếp tục đọc “Độc quyền đẩy giá thuốc quá cao”

THAM NHŨNG TRONG NGÀNH Y TẾ Ở VIỆT NAM (Phần 2)

English – CORRUPTION IN THE HEALTH SECTOR IN VIETNAM

Chuỗi bài: Tham nhũng trong ngành y tế tại VN
– Tóm lược
– Phần 1
– Phần 2

CÂU HỎI

Việc phân tích không giới hạn ở những gì nhìn thấy được, (văn hóa “phong bì”)

Đâu là những mảng chính của tham nhũng trong ngành y tế và tác động của nó tới hiệu quả của ngành?

Những nguyên nhân chính gây ra là gì?

Một số giải pháp đã được thực hiện bởi chính phủ để giải quyết tham nhũng, các giải pháp đó có đủ để giải quyết tham nhũng đặc biệt trong lĩnh vực y tế hay không?

Những giải pháp bổ sung cụ thể nào  cần được yêu cầu cho ngành Y tế ?


2. NHỮNG NỖ LỰC CHỐNG THAM NHŨNG TRONG NGÀNH Y TẾ CỦA CHÍNH PHỦ

 Những nỗ lực chống tham nhũng

Chính phủ đã thể hiện quyết tâm chính trị chống tham nhũng ở trong nước. Những cải cách quan trọng đã được đưa ra trong các năm gần đây cũng có thể có tác động đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong ngành y tế, như là việc cải thiện hệ thống khung pháp lý tham nhũng với việc thông qua Luật chống tham nhũng  năm 2005 và Chiến lược quốc gia về chống tham nhũng đến năm 2020 – nó là những bước tiến chính. Những cải cách quan trọng khác bao gồm việc ban hành Luật Đấu thầu mới, cũng như thành lập cơ quan chống tham nhũng và củng cố các cơ quan kiểm toán. Tiếp tục đọc “THAM NHŨNG TRONG NGÀNH Y TẾ Ở VIỆT NAM (Phần 2)”

Việt Nam sản xuất vaccine viêm gan A và viêm gan B tái tổ hợp

VB – Thứ năm, 13 Tháng ba 2003, 13:48 GMT+7


Vaccine viêm gan A do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương bào chế.

Các nhà khoa học thuộc Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vaccine viêm gan A và viêm gan B tái tổ hợp đạt tiêu chuẩn quốc tế ở quy mô phòng thí nghiệm và trên thực địa lâm sàng. Thành công này có ý nghĩa quan trọng khi có khoảng 10% người Việt Nam nhiễm viêm gan B và 90% dân số đến độ tuổi 50-60 nhiễm viêm gan A. Tiếp tục đọc “Việt Nam sản xuất vaccine viêm gan A và viêm gan B tái tổ hợp”