Những thách thức về an toàn và bảo vệ phóng viên

English: Challenges to the Safety and Protection of Journalists

gijn: Quỹ Truyền Thông Phụ Nữ Quốc Tế (International Women’s Media Foundation  – IWMF) đã soạn thảo báo cáo này, Tổng quan những thách thức về an toàn và bảo vệ phóng viên, trong việc hỗ trợ  cuộc họp của UNESCO, Những tổ chức đưa tin  đang đứng lên bảo vệ cho sự an toàn của những người làm báoGIJN biết ơn IWMF đã cho chúng tôi trích đoạn phần bên dưới, những khuyến nghị và thực hành về an toàn. Bản báo cáo đầy đủ ở đây

NHỮNG THỰC HÀNH VÀ HƯỚNG DẪN VÀ NHỮNG LỖ HỎNG VỀ AN TOÀN CỦA PHÓNG VIÊN

Gần đây, đã có một sự nỗ lực phối hợp để cải thiện an toàn cho phóng viên bởi những người làm truyền thông chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Một vài tổ chức phát triển truyền thông đã dành toàn bộ tâm huyết cho vấn đề an toàn của phóng viên

Phụ lục A bao gồm danh sách tổng hợp của các tổ chức đang làm việc về vấn đề này, mặc dù cần lưu ý rằng nhiều tổ chức khác cũng đang tham gia vào chủ đề này.

Những người làm  truyền thông hàng đầu đã hợp tác để đưa ra những hướng dẫn và sáng kiến.

Báo cáo này không nhằmlặp lại những hướng dẫn đó mà sẽ làm nổi bật các hướng dẫn  một cách ngắn gọn để minh họa những gì đã và đang được thực hiện về vấn đề an toàn của phóng viên và làm sáng tỏ những điểm nóng cần  thay đổi.

UNESCO về An toàn truyền thông – Những gì truyền thông có thể làm- bước tiếp theo của UNESCO và các nước thành viên

Hai hướng dẫn về an toàn bổ sung được thiết lập và phổ biến vào năm 2015 bởi những người truyền thông chuyên nghiệp – những người rất quan tâm về sự an toàn của phóng viên: Cách thức của nhóm nguyên tắc an toàn toàn cầu và hành nghề của phóng viên tự do và tổ chức đưa tin Tuyên ngôn quốc tế về bảo vệ phóng viên quốc gia và các tổ chức đưa tin.

Những hướng dẫn này dựa trên khuyến cáo của Tổ chức An toàn và Hợp tác châu Âu (OSCE) Vilnius về an toàn của phóng viên và Các nghị quyết của Ủy ban châu Phi về con người và quyền con người (ACHPR) về an toàn của phóng viên và nhà truyền thông ở châu Phi, vừa được công bố trong 2011

Ngoài ra, một số tổ chức truyền thông đã ngồi lại với nhau trong phạm vi quốc gia để phát triển các biện pháp an toàn.

Ví dụ, các nhà lãnh đạo truyền thông ở Pakistan đã gặp nhau vào tháng 11 năm 2015 để thảo luận về an toàn của phóng viên với quy mô quốc gia và đã đưa ra một danh sách hướng dẫn, trong đó bao gồm việc được liên lạc khẩn cấp được định rõ trong phòng tin tức, uỷ quyền đào tạo sơ cấp cứu cho phóng viên, và giữ chỉ thị an ninh trước khi dấn thân vào nhiệm vụ nguy hiểm.

Sau đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về các hướng dẫn và những thách thức trong việc thực hiện các hướng dẫn. Người làm truyền thông chuyên nghiệp được khuyến khích xem xét các nguyên tắc này xuyên suốt và tổng hợp vào trong chiến lược của tổ chức.

I. Cách thức  của các nguyên tắc và thực hành về an toàn toàn cầu
Cách thức  của các nguyên tắc và thực hành về an toàn toàn cầu đã được tiết lộ cụ thể trong tháng hai năm 2015 đặc biệt với phóng viên tự do, tuy nhiên, các khía cạnh của những hướng dẫn đã được hợp nhất bởi một số tổ chức truyền thông cho các nhân viên.

Bảy mươi bảy tổ chức đã ký tên  và cam kết thực hành các hướng dẫn.

Các hướng dẫn cung cấp các khuyến cáo cho cả phóng viên tự do và các tổ chức truyền thông.

Đề nghị cho phóng viên bao gồm các biện pháp an toàn như hoàn thành công việc trong môi trường thù địch và đào tạo sơ cấp cứu và tiến hành đánh giá rủi ro toàn diện và thường xuyên.

Tài liệu cũng bao gồm các một số hướng dẫn trong việc phối hợp với các tổ chức tin tức.

Khuyến cáo cho các tổ chức tin tức bao gồm: những hướng dẫn cho phóng viên trong nước có  hợp đồng và phóng viên tự do, trong đó bao gồm việc cung cấp những khóa học và các trang thiết bị bảo đảm an toàn, tính  vào ngân sách chi phí bổ sung mà phóng viên tự do có thể  chi trả, công nhận thành quả của phóng viên tự do cũng như địa phương, và chịu trách nhiệm như nhau về chất lượng các bài báo của họ.

Hầu hết các tổ chức tin tức trên toàn thế giới không có một hệ thống chính sách an ninh rõ ràng.

Cách thức của nhóm an toàn đã mở rộng hướng dẫn của mình trong tháng 10 năm 2015 để đề xuất các sáng kiến bổ sung liên quan đến an toàn của phóng viên.

Những sáng kiến này bao gồm nghiên cứu khả năng của nguồn vốn bảo hiểm cho nhà bào tự do, chia sẻ thông tin an ninh giữa các tổ chức truyền thông, đề xuất các tiêu chuẩn huấn luyện an toàn, tăng cường tiếp cận và nhận thức về đào tạo an ninh cho phóng viên tự do, và áp dụng các chính sách chống phân biệt đối xử.

II. Tuyên bố quốc tế về bảo vệ phóng viên

Tuyên bố quốc tế về bảo vệ phóng viên được đưa  vào tháng mười hai năm 2015 như là một bổ sung cho các nguyên tắc và thực hành an toàn toàn cầu.

Tuyên bố tập trung vào trách nhiệm của các chính phủ và các thể chế liên quan để bảo vệ phóng viên và cung cấp phương tiện thực hành tốt nhất cho các tổ chức truyền thông, mà trong đó nhấn mạnh những bước mà các tổ chức này và nhân viên của họ có thể làm được để tạo điều kiện an ninh tốt hơn cho những cá nhân làm trong lĩnh vực truyền thông.

Tuyên bố khẳng định lại trách nhiệm của chính phủ và các thể chế liên quan nên bao gồm việc xử lý tội phạm và những mối đe dọa đối với các chuyên gia truyền thông nên được xử lý như những vi phạm về quyền con người.

Tài liệu này nhấn mạnh trách nhiệm của chính phủ trong việc đảm bảo an toàn cho phóng viên.

Ngoài ra, Tuyên bố trình bày chi tiết các quyền của phóng viên, chỉ trích hành vi vi phạm các quyền trên, cũng như ngăn cản các báo cáo.

Tuyên bố nhấn mạnh các quốc gia nên có biện pháp thích hợp để ngăn chặn bạo lực đối với  phóng viên và buộc thủ phạm phải phải chịu trách nhiệm cho hành vị của họ.

Tuyên bố cũng đưa ra một số kiến nghị cho tổ chức truyền thông và phóng viên, bao gồm các khuyến cáo về việc các tổ chức truyền thông nên thông qua các giao thức an toàn hiệu quả cho phóng viên; tăng cường tiếp cận đào tạo an toàn chất lượng cao, bao gồm an toàn kỹ thuật số, chấn thương, và các mối nguy hiểm từ môi trường; phát triển các công cụ và thủ tục nhằm đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý và kỹ thuật số cho phóng viên; duy trì uy tín và sự độc lập của các truyền thông và thực hành các tiêu chuẩn báo chí về đạo đức; và đặt các nguyên tắc an toàn toàn cầu và thực hành có hiệu lực.

Bên cạnh đó, phóng viên phải am hiểu luật pháp quốc tế và quốc gia, cũng như các tiêu chuẩn và nguyên tắc nhân quyền quốc tế. Tuyên bố cũng đề nghị dành sự quan tâm và thực hiện các biện pháp an toàn phù hợp với các quan tâm cụ thể về giới vốn có ảnh hưởng đến phóng viên nữ..

III. Những thách thức và rào cản để thực hiện tốt nhất các thực hành

Mặc dù đã có khuyến cáo mạnh mẽ và được xem xét kỹ lưỡng nhầm cải thiện an toàn báo chí, nhưng  vẫn tồn tại những thách thức. Bởi lẽ tất cả những hướng dẫn này là tự nguyện, các tổ chức tin tức, các nhà truyền thông chuyên nghiệp, và các bên liên quan khác phải cùng chung sức để khuyến khích và thực hành những điều này.

Tổ chức truyền thông cần phải làm tốt hơn trong việc giải quyết các chấn thương vật lý cho phóng viên đang làm việc trong môi trường nguy hiểm.

Như đã mô tả ở trên, các phương tiện truyền thông thường ít thành công trong việc thực hành những điều trên khi làm việc với với phóng viên tự do.

Các tổ chức truyền thông có thể không biết những khóa huấn luyện an ninh nào mà phóng viên tự do đã hoàn thành, vì vậy họ không thể đảm bảo việc sử dụng các biện pháp an toàn tiêu chuẩn và biện pháp dự phòng.

Tổ chức có thể chưa tự nguyện hoặc chưa thể chi trả được các chi phí phụ để làm việc với phóng viên tự do theo những thông lệ được liệt kê ở trên.

Ngoài ra, một số tổ chức truyền thông sợ rủi ro và nghĩa vụ pháp lý trong việc chịu trách nhiệm cho an toàn của  phóng viên tự do.

Để giải quyết những thách thức này, các tổ chức truyền thông nên xem xét các chính sách hoặc hướng dẫn chính thức khi ký hợp đồng với phóng viên tự do.

IV. Chính sách an ninh và gia thức tại  các tổ chức truyền thông tin tức

Hầu hết các tổ chức truyền thông trên toàn thế giới không có một chính sách rõ ràng về an ninh. Trong nhiều trường hợp các chính sách tồn tại, nhưng phóng viên không nhận thức được hay không được tham gia vào việc xây dựng hoặc đánh giá các chính sách.

Tuy nhiên, nhiều tổ chức tin tức đang làm việc để cải thiện chính sách an ninh của họ để giải quyết phạm vi lớn hơn các rủi ro, bao gồm cả các mối đe dọa an ninh kỹ thuật số. Một số chính sách bao gồm các giao thức sau:

Đánh giá rủi ro trước khi thực hiện nhiệm vụ bởi người quản lý khu vực, cố vấn an ninh chuyên biệt , và các giám đốc. Những điều này thường là những giao thức truyền thông khẩn cấp cho nhân viên làm trong lĩnh vực này.

Một đội ngũ biên tập viên chuyên biệt về an toàn . Nhóm này có thể được tạo bởi một người quản lý và một cố vấn an ninh – người đưa ra giao thức bảo mật cho phóng viên làm việc trong môi trường có nguy cơ cao.

• Sự thông qua của ban biên tập cấp cao cho các công việc nguy hiểm. Một số tổ chức không cho phép nhân viên theo đuổi nhiệm vụ được cho là quá nguy hiểm.

Cung cấp các thiết bị an ninh. Đảm bảo rằng phóng viên có các công cụ thích hợp để thực hiện công việc của họ và đáp ứng với tình huống khẩn cấp, kể cả điện thoại vệ tinh, bộ dụng cụ y tế, và áo giáp.

• Bảo hiểm bắt buộc.

Điều này có thể chỉ áp dụng cho phóng viên là nhân viên. Nhiều tổ chức phát triển truyền thông và các lực lượng đặc nhiệm quốc tế về an toàn của phóng viên đã gây áp tới  các tổ chức truyền thông không ủy thác nhiệm vụ đối với phóng viên tự do không có bảo hiểm.

• Chính sách về phương tiện truyền thông xã hội và kỹ thuật số.

Một số tổ chức có thể vô tình đưa phóng viên của họ gặp nguy hiểm bằng cách khẳng định  trên các hoạt động  hiện diện ở Twitter hay Facebook , bất chấp những nguy cơ thương tổn có thể tăng lên và quấy rối trực tuyến.

• Điều trị căng thẳng và chấn thương.

Một số tổ chức lớn hơn và tốt hơn đã tài trợ bằng cách thiết lập đường dây nóng bảo mật hoặc giới thiệu bác sĩ chuyên khoa cho nhân viên đang trải qua căng thẳng từ công việc của họ. Những điều này đang hướng tới việc tạo ra văn hóa tại phòng tin tức mà loại bỏ bệnh lý khi kết hợp với tìm sự giúp đỡ về tâm lý. Quản lý hoặc nhân viên tư vấn có thể hỏi thăm nhân viên sau khi nhiệm vụ khó khăn và tạo ra một tiền lệ mà các đồng nghiệp quan tâm lẫn nhau, biết làm thế nào để phát hiện dấu hiệu của hỗn loạn cảm xúc, và biết khi nào để khuyến khích điều trị và hỗ trợ giúp đỡ. Tổ chức phi chính phủ và các công đoàn phóng viên cung cấp các dịch vụ này ở một số nước, và chủ các phương tiện truyền thông và các nhà lãnh đạo phải làm việc để đảm bảo hạnh phúc của nhân viên của mình.

Một số cơ quan truyền thông tham gia vào giám sát liên tục và sửa đổi các chính sách an toàn của mình, cập nhật thường xuyên để giải quyết những nhu cầu mới. Tuy nhiên, nhiều chính sách bị giảm thiểu, hoặc ở trên giấy nhưng không vào thực tế. Nhiều tổ chức truyền thông không có các chính sách về an toàn cho tất cả phóng viên, hoặc chính sách của họ thì mơ hồ và không thực hiện các cam kết thực tế. Ngoài ra, trong khi một số tổ chức truyền thông đã có chính sách an ninh bao gồm những thực hành tốt nhất cho đối tượng phóng viên là phụ nữ, rất nhiều thực hành chưa bao gồm cácu đặc biệt liên quan đến giới

Chính sách về mặt tổ chức khác nhau trong việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp và nguy cơ cao gặp phải đối với nhân viên của mình. Một số tổ chức có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn di dời một phóng viên, tiếp cận với các nhóm hoặc cơ quan thích hợp để giải quyết các mối đe dọa, hoặc có hành động để nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề.
Sự quấy rối trong thời đại ­­­kỹ thuật số tăng lên ngày một ngày thường xuyên, đã buộc nhiều phóng viên phải từ bỏ những câu chuyện hoặc thậm chí bỏ nghề.

V. Đào tạo về an ninh:

Đào tạo  liên quan đến an ninh phóng viên bao gồm:

• Môi trường thù địch, thường được quản lý bởi nhân viên cũ trong quân đội. Điều này đôi khi bao gồm các tiêu chuẩn trên tình trạng bất ổn dân sự và chiến tranh.

• Phân tích rủi ro và lập kế hoạch dự phòng.

• Nhận thức tình huống.

• Sơ cứu khẩn cấp

• Bắt cóc và đàm phán con tin.

• Ứng phó Thiên tai. (Đáp ứng khi động đất, dịch bệnh, bão, vân vân…)

• An ninh kỹ thuật số, bao gồm cả các phương pháp mã hóa và an ninh mạng nói chung.

• Tâm lý và tự chăm sóc cảm xúc

Các tổ chức tin tức hay thay đổi trong các loại hình đào tạo mà họ cung cấp. Một số tổ chức, ví dụ như Reuters, có các khóa học về môi trường thù địch trong tổ chức. Một số tổ chức không hề cung cấp chương trình đào tạo . Một số tổ chức cung cấp các khóa đào tạo toàn diện, và thậm chí một số ít hơn các tổ chức cung cấp các khóa học bồi dưỡng.

VI. An ninh kỹ thuật số

Trong khi một số cơ quan báo chí có những chính sách về an ninh kỹ thuật số và đào tạo phục vụ để bảo đảm thông tin liên lạc, nhiều tổ chức thì không có. Ngoài ra, có rất ít luật  được áp dụng ở cấp quốc gia hoặc quốc tế đối với các địa chỉ quấy rối kỹ thuật số. Trong nhiều trường hợp, các cơ quan thực thi pháp luật chỉ đơn giản là đưa ra cảnh cáo và không có hành động hơn nữa.

Quấy rối kỹ thuật số xuất hiện ngày càng thường xuyên và đã buộc phóng viên phải từ bỏ những câu chuyện điều tra hoặc thậm chí bỏ nghề. Đây là loại đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đối với phóng viên là phụ nữ, những người thường xuyên phải đối mặt với việc hiếp dâm và đe dọa bởi cái chết bao gồm thông tin cá nhân khi bịphát hành trực tuyến. Một số công ty trực tuyến lớn như Facebook, YouTube, Instagram, và Twitter được sử dụng rộng rãi bởi các phóng viên có điều khoản chống quấy rối và hăm dọa trên mạng trong Điều khoản dịch vụ của họ. Ví dụ, YouTube, Facebook, Instagram, và Twitter đều nhận được các báo cảo của nạn nhân về quấy rối để ngăn chặn và báo cáo những người sử dụng vi phạm, và báo cáo pháp luật nếu tình hình leo thang.

Những biện pháp này ở trong phạm vi giới hạn, tuy nhiên không đảm bảo những kẻ gây rối sẽ bị trừng phạt. Nếu các quấy rối  được loại bỏ, những kẻ gây rối  có thể chỉ đơn giản là tạo ra các tài khoản khác hoặc sử dụng địa chỉ IP mới. Những biện pháp này không bao gồm việc giúp đỡ các phóng viên gặp phải các loại quấy rối trực tuyến, chẳng hạn như đánh cắp thông tin.

Ngoài ra, các chính sách không làm gì để giúp bảo vệ các phóng viên trên các trang web như Reddit hay 4chan, nơi những kẻ chống đối đăng bài, đặc biệt là đối với phụ nữ, hoặc trong phần ý kiến của các trang tin tức trực tuyến.

KIẾN NGHỊ VÀ CÁC BƯỚC TIẾP THEO

IWMF đưa ra gợi ý cho các bước tiếp theo và hướng dẫn cho những người đầu tư trong các vấn đề an toàn của phóng viên. Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ dẫn đến cuộc thảo luận về các giải pháp sáng tạo và cụ thể trong cuộc họp sắp tới.

I.  Chấm dứt miễn trừ:

Mối quan tâm hàng đầu được trích dẫn trong bài báo này là  chầm dứt miễn trừ đối với các tội ác chống lại phóng viên. Gabriela Manuli thuộc Mạng Lưới Nghề Báo Toàn Cầu (GIJN) nói, “Điều này cần được ưu tiên hàng đầu từ xã hội dân sự, các tổ chức chuyên nghiệp, chính phủ và các tổ chức đa phương trên toàn thế giới.”

CPJ tiếp tục cập nhật danh mục miễn trừ  mỗi năm, và UNESCO phát hành báo cáo hàng năm về sự miễn hình phạt- xen kẽ giữa các báo cáo về xu hướng của thế giới trong Tự do ngôn luận và Phát triển Truyền thông, và báo cáo của Tổng giám đốc về các Chương trình quốc tế về sự phát triển của truyền thông. Có sự đồng thuận trong sự bằng lòng của các nước thành viên Liên Hợp Quốc phải tuân thủ pháp luật và các Nghị quyết an ninh trên giấy về bảo vệ tự do ngôn luận, trong đó có Điều 19 của Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền, Nghị quyết Hội đồng Bảo an năm 1738, và Điều 79 của Biên Bản bổ sung I của Công ước Geneva; Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia thành viên LHQ đều ưu tiên thực hiện các luật này.

Chính phủ nên đưa tự do báo chí là một ưu tiên. Một ý tưởng lưu hành trong ngành này là “bêu tên và làm hổ thẹn – name and shame” những chính phủ vi phạm trong Liên Hiệp Quốc. Nếu không, họ sẽ tiếp tục gây nguy hiểm cho phóng viên với các miễn trừ .

Các nước thành viên yếu kém trong việc thực hiện cần phải bị  gây áp lực để tạo ra luật hoặc cải cách để cải thiện tự do ngôn luận. Phóng viên và tổ chức phát triển truyền thông bị giới hạn trong khả năng của mình trong việc buộc chính phủ có trách nhiệm về việc im lặng, đe dọa, hoặc quấy rối phóng viên. Điều này bao gồm việc hợp tác với các chuyên gia pháp lý hoặc các nhóm phương tiện truyền thông vận động để hỗ trợ phóng viên đã bị bắt hoặc bị giam giữ bất công. Bằng cách này, cuộc đấu tranh cho tự do báo chí của phóng viên là một phần của cuộc đấu tranh nhầm đảm bảo các điều kiện an toàn đối với nghề báo.

Những chuyên gia được phỏng vấn trong báo cáo này đề nghị cải thiện hồ sơ theo dõi và có cơ chế báo cáo cho các quốc gia về an toàn của phóng viên, thúc đẩy sự minh bạch hơn trong việc đối xử và nhìn nhận giá trị của báo chí và tập trung vào sự ngoại giao và chính trị cho vấn đề này.

II. Các biện pháp bảo vệ, chính sách và nguồn lực

Người làm truyền thông chuyên nghiệp phải hành động để đảm bảo đáp ứng tốt hơn đối với các quốc gia và cộng đồng quốc tế nơi mà thiếu các biện pháp bảo vệ cho phóng viên và sự nguy hại của miễn trừ. Các biện pháp có thể bao gồm các trường hợp về các mối đe dọa và bạo lực đối với phóng viên ngày càng lớn hơn về chiều sâu lẫn  số lượng, cũng như tham gia vào vận động trực tiếp để nâng cao nhận thức với người có ảnh hưởng và quyền lực để thực hiện thay đổi.

Hầu hết các phóng viên bị giết hại trong khi điều tra tại địa phương về tội phạm, tham nhũng, hoặc kinh doanh. Khi xem xét các giao thức, các chính sách và nguồn lực an ninh được cung cấp cho phóng viên, tổ chức phải xem xét những liên quan đặc biệt của  những cuộc tấn công vào các phóng viên nữ. Điều này bao gồm cung cấp y tế cho chấn thương gây ra trong quá trình bị tấn công tình dục, đào tạo tự vệ, và tạo ra một văn hóa trong tổ chức mà việc báo cáo quấy rối tình dục hoặc bạo lực cần được khuyến khích.

III. Đào tạo và tiếp cận nguồn y tế

Ngoài ra còn có yêu cầu quan trọng trong việc  đào tạo an ninh kỹ thuật số, sức khỏe tinh thần, và truy cập để hỗ trợ khẩn cấp, cả về thể chất lẫn tâm lý. Người làm  truyền thông chuyên nguyên phải khuyến khích các tổ chức tin tức trợ cấp hoặc bảo vệ phóng viên trong môi trường thù địch và đào tạo sơ cứu cho tất cả phóng viên, bao gồm cả phóng viên tự do và nhân viên địa phương. Ngoài ra, các tổ chức truyền thông phải phát triển và triển khai các giao thức nhầm nâng cao an toàn cho phóng viên làm việc trong môi trường thù địch hoặc các chủ đề nguy hiểm. Hầu hết phóng viên bị giết hại trong khi điều tra tại địa phương về tội phạm, tham nhũng, hoặc kinh doanh; người làm  truyền thông chuyên nghiệp đề nghị tăng việc đào tạo về giữ an toàn của thân thể và kỹ thuật số trong quốc gia.

Các tổ chức truyền thông cần phải làm tốt hơn trong việc giải quyết các chấn thương cơ thể cho phóng viên làm việc trong môi trường nguy hiểm và cung cấp cho họ với sự hỗ trợ và các nguồn lực y tế mà họ cần.

Lãnh đạo tòa soạn nên chủ động hơn trong việc giải quyết tốt tâm lý cho phóng viên làm việc trong các môi trường thù địch và nguy hiểm. Các nhà quản lý cần tư vấn cho nhân viên và phóng viên tự do về việc tìm kiếm sự tư vấn hợp lý và thích hợp khi cần thiết. Quản lý nên tạo ra văn hóa trong phòng tin tức nơi mà các đồng nghiệp có thể chia sẻ về các dấu hiệu của chấn thương và cách làm thế nào để xử lý chúng.

Nhà quản lý phòng tin tức nên nhạy cảm với thực tế rằng việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và trực tuyến có thể dẫn đến sự quấy rối các phóng viên. Một số phóng viên có thể hạn chế các hoạt động trực tuyến của họ hoặc nên xóa các tài khoản trực tuyến để tránh bị quấy tối.

IV. Thiết bị và các nguồn lực  khác

Nhiều phóng viên tự do và phóng viên địa phương không được bảo vệ sức khỏe hoặc dụng cụ bảo hiểm như áo giáp, vật tư y tế và điện thoại vệ tinh. Các tổ chức truyền thông nên xem xét bảo hiểm toàn phần bắt buộc đối với phóng viên làm việc ở những nơi nguy hiểm và chắc chắn rằng họ có liên lạc khẩn cấp và các giao thức.

Các tổ chức cũng nên xem xét các chi phí bao gồm các biện pháp bảo vệ như bảo hiểm và đào tạo. Các tổ chức cũng cần được khuyến khích để tìm các giải pháp sáng tạo để thúc đẩy an toàn của phóng viên. Nhiều tổ chức phát triển truyền thông cung cấp hỗ trợ để giúp các tổ chức đưa tin và cá nhân phóng viên thông qua các quy trình, các giao thức, hộp công cụ, và chương trình đào tạo. Trường Báo chí nên thêm hướng dẫn liên quan đến pháp luật và an ninh truyền thông, đặc biệt là tập trung vào an ninh kỹ thuật số, nếu các chương trình giảng dạy này chưa tồn tại. Ngoài ra, các phóng viên nên làm quen với luật pháp quốc tế và tiêu chuẩn nhân quyền, cũng như luật pháp quốc gia, bối cảnh văn hóa, dân tộc, tôn giáo, lịch sử và chính trị của các nước hoặc vùng lãnh thổ mà họ đang làm việc.

******************************************************

Tất cả người làm trong lĩnh vực truyền thông và các phương tiện hỗ trợ truyền thông cần tích cực hành độgn để bảo vệ phóng viên. Ngành công nghiệp truyền thông phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho sự an toàn của nhân viên, đặc biệt là cho các phóng viên tự do và nhân viên hỗ trợ như người chỉnh sửa, dịch giả, và người điều khiển. Các tổ chức truyền thông không nên gửi nhân viên đến các môi trường nguy hiểm tiềm tàng mà không có sự bảo vệ phù hợp, trang thiết bị, đào tạo và bồi thường. Để đảm bảo thực hiện tốt nhất các biện pháp an toàn của phóng viên, cơ quan truyền thông phải cộng tác và chia sẻ tài nguyên và có phương tiện thực hành tốt nhất.

Báo cáo này được viết bởi Cassie Clark của Quỹ truyền thông Quốc Tế Phụ Nữ và Biên tập bởi Judith Matloff của Đại học Columbia và Alana Barton của IWMF, với nguồn bổ sung từ Elisa Lees Muñoz và Pilar Frank O’Leary của IWMF. In lại với sự cho phép từ IWMF.

Dịch bởi Nguyễn Phương – Đà Nẵng

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s