English: 7 Environment and Development Stories to Watch in 2019
Một người lính cứu hỏa chiến đấu với cơn hỏa hoạn dọc theo đường cao tốc Ronald Reagan còn được gọi là Quốc lộ 118, ở Thung lũng Simi, Calofornia. Ảnh chụp bởi Ringo H.W. Chiu/AP
Một trăm năm trước, năm 1919 là một năm quan trọng: Các quốc gia ký hiệp ước Versailles kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, Mahatma Gandhi bắt đầu phong trào kháng chiến bất bạo động chống sự thống trị của Đế Quốc Anh, Grand Cranyon (Hẻm núi lớn ở bang Arizona của Hoa Kỳ) trở thành một vườn quốc gia. Và một lưu ý nhẹ, lần đầu tiên lò nướng xuất hiện trong các gian bếp.
Một thế kỷ sau, 2019 cho thấy những dấu hiệu đây sẽ là một năm quan trọng khác – và một năm không ổn định, là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của WRI
(World Resources Institute: Viện tài nguyên thế giới ) giải thích tại buổi diễn thuyết hàng năm Những câu chuyện đáng xem của Viện vào ngày 9 tháng 1 tại Washington.
7 câu chuyện sau đây là những câu chuyện đáng xem trong năm nay khi nói về tương lai của môi trường và phát triển quốc tế.
1. Liệu địa chính trị có ngăn cản hành động vì khí hậu quốc tế?
Những biến động chính trị ở các quốc gia lớn khiến tương lai của hành động khí hậu quốc tế trở nên không chắc chắn. Chính phủ Brazil đã nghiêng sang phe cực hữu năm 2018 với việc trúng cử của Tổng thống Jair Bolsonaro, trong khí Mexico chuyển sang phe cánh tả với Tổng thống mới Andres Manuel Lopez Obrador. Hướng tới năm 2019, các cử tri ở Ấn Độ và Indonesia sẽ bỏ phiếu trong khi Trung Quốc đối mặt với thách thức của việc suy thoái kinh tế.
Khí thải toàn cầu đã tăng lên trong năm 2017 và 2018, sau ba năm ở trạng thái bình ổn.
Hai thời điểm quan trọng sẽ cho thấy những thay đổi này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động khí hậu quốc tế: tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về khí hậu vào tháng 9, liệu các nhà lãnh đạo của các quốc gia có cho thấy họ sẽ đẩy mạnh các cam kết về khí hậu đầy tham vọng không? Liệu họ có tăng tài trợ cho quỹ Khí hậu Xanh, đầu tư vào phát triển khí thải thấp và đàn hồi khí hậu, trong suốt giai đoạn bổ sung vào tháng 10? Và liệu các doanh nghiệp có vượt qua các chính phủ trong các hành động vì khí hậu táo bạo?
2. Liệu việc thích nghi khí hậu có tăng lên trong các chương trình nghị sự toàn cầu?
Những tác động của biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn bây giờ và đe dọa nhiều như hiện này . Số lượng thảm họa liên quan đến khí hậu, như hạn hán và lũ lụt, đã tăng lên gấp đôi kể từ những năm 1990. Ngày nay hơn 150 triệu người phải đối mặt với các rủi ro sức khỏe liên quan đến nhiệt so với năm 2000.
Số lượng thảm họa liên quan đến khí hậu như hạn hán và lũ lụt đã tăng lên gấp đôi từ những năm 1990. Ảnh chụp bởi NPS Climate Change/Flickr.
Tuy nhiên thiếu sự lãnh đạo, số liệu và tài chính để giúp chúng ta thích ứng với hậu quả của biến đổi khí hậu. “ Sự thích nghi là người chị em cùng khổ của sự giảm thiểu”, Ông Steer nói.
Điều đó có thể thay đổi năm nay. Ngân hàng thế giới tuyên bố rằng một nửa quỹ đầu tư khí hậu của họ sẽ chuyển hướng sang cho việc thích ứng. Ủy ban thích ứng toàn cầu mới, do Kristalina Georgieva, Ban Ki-moon và Bill Gates, ra mắt vào tháng 10 năm 2018 và mục đích là tăng hồ sơ thích ứng và tăng tốc hành động trên khắp thế giới. Ủy ban, triệu tập bởi 17 quốc gia, sẽ cho công bố các báo cáo nghiên cứu hàng đầu vào tháng 9 cùng với một vài hành động theo dõi để giải quyết các thách thức về thích nghi cụ thể.
3. Liệu xu hướng “thời trang nhanh” có chậm lại?
Người tiêu dùng ngày nay đang mua quần áo nhiều hơn 60% so với năm 2000, và một xe rác quần áo thải bị vứt bỏ được thiêu hủy hoặc chuyển đến bãi rác mỗi giây một ngày. Không thể lờ đi các tác động xã hội và môi trường của xu hướng “thời trang nhanh”.
Ví dụ: Một chiếc áo thun cotton cần đến 2700 lít nước (hơn 700 gallons) để sản xuất, bằng một lượng có thể cấp nước uống cho một người bình thường trong 2 năm rưỡi.
Có rất nhiều dấu hiệu ban đầu của một nền công nghiệp bắt đầu giải quyết những thách thức, với sự tăng trưởng đáng kể trong các công ty cho thuê và tái sử dụng quần áo như Rent the Runway và The RealReal. Các nhà chế tạo đang thử nghiệm với các loại vải bền như da được phát triển trong phòng thí nghiệm và sợi làm từ trái cây. Liệu các mô hình kinh doanh này sẽ là một xu hướng kéo dài hay chỉ là theo mốt nhất thời?
Vào cuối năm nay sau, Hiệp hội may mặc bền vững sẽ cho ra mắt một diễn đàn báo cáo nơi các công ty có thể chia sẻ thông tin về tính bền vững của họ. Mục đích sau cùng của hiêp hội là cung cấp điểm hiệu suất cho các thương hiệu, sản phẩm và các nhà máy. Cũng trong năm nay, các sáng kiến mục tiêu dựa trên khoa học sẽ được đưa ra hướng dẫn cho may mặc và giày dép, điều đó có thể giúp các công ty đặt ra các mục tiêu giảm khí thải phù hợp với khoa học khí hậu mới nhất.
4. Liệu các công ty cung cấp hàng hóa có tuân theo các cam kết của họ để ngăn nạn phá rừng?
Bất chấp các cam kết từ gần 500 công ty đa quốc gia nhằm giảm thiểu nạn phá rừng trong chuỗi cung ứng vào năm 2020, năm 2017 được xem là năm có có lượng mất cây che phủ rừng cao thứ 2 từ năm 2001, sau năm 2016. (năm 2018 các con số không có sẵn cho đến cuối năm). Các loại hàng hóa như gỗ, đậu nành, dầu cọ và thịt bò chịu trách nhiệm phần lớn. “chúng ta đang ở trong tình trạng khủng, và đó cũng là vấn đề của nhân loại” Steer nói. “ Hơn 200 nhà bảo vệ môi trường mất mạng năm ngoái”
Xác công ty năm 2020 có đặt ra được các mục tiêu kiên trì hay không? Và liệu rằng sẽ có nhiều chính phủ tham gia và hỗ trợ những nỗ lực này?
Theo dõi bản đồ chống nạn phá rừng từ Ủy Ban Châu Âu; liệu Indonesia tiếp tục làm chậm nạn phá rừng và liệu rằng tổng thống Bolsonaro có mở cửa Amazon để phát triển hàng hóa hay không. Tìm kiếm sự cộng tác công tư [AF1] tại Hội liên minh rừng nhiệt đới vào tháng năm và liệu rằng làm tăng sự chú ý đến đa dạng sinh học có gây thêm áp lực không?
5. Liệu sáng kiến Vành đai và Con đường có hỗ trợ tăng trưởng xanh?
Sáng kiến vành đai và con đường của Trung Quốc là một cố gắng phát triển toàn cầu to lớn, liên quan đến việc xây dựng đường xá, cảng và cơ sở hạ tầng ở hơn 100 quốc gia. Tuy nhiên trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc biện hộ cho “Việc bảo vệ môi trường sinh thái” ở mọi khía cạnh của sáng kiến vành đai và con đường, các nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các khoản đầu tư cho sáng kiến năng lượng đều hỗ trợ nhiên liệu hóa thạch hơn là nguồn năng lượng tái tạo.
Năm nay sẽ là năm quan trọng cho việc đánh giá liệu Trung Quốc có thực sự nghiêm túc thực hiện công việc đảm nhận to lớn cho môi trương bền vững hay không. Diễn đàn lớn năm 2019 là một thời điểm tốt để tạo nên các hướng dẫn có tính bền vững cho các dự án khởi điểm. Các dấu hiệu khác của tiến bộ liệu sẽ được Trung quốc tăng tốc các nguồn đầu tư vào năng lượng tái tạo ở nước ngoài hay không, bởi vì quá trình đã được tiến hành trong nước và liệu rằng các kế hoạch khí hậu của các quốc gia có bắt đầu thông báo đầu tư vào sáng kiến vành đai và con đường hay không?
6. Di chuyển Vi mô: theo mốt hay là tương lai?
Những chiếc xe đạp và xe tay ga dùng chung đang được bắt đầu ở các thành phố trên thế giới. Trường hợp điển hình: Bird, một công ty cho thuê xe tay ga điện, là công ty khởi nghiệp nhanh nhất cho đến nay đạt đến “ trạng thái kỳ lân”, có định giá một tỷ đô.
Tuy nhiên cuộc cách chia sẻ mạng vi mô này có một nhược điểm: Một vài xe đạp và xe tay ga có chất lượng thấp, dẫn đến các sự cố và lãng phí, trong khi những cái khác chồng chất trên vỉa hè, chen chúc với người đi bộ. Đây cũng là mối lo ngại về an toàn.
Vậy những chiếc xe đạp và xe tay ga dùng chia sẻ là theo mốt hay là một vật cố định trong cảnh quan đô thị?
Các quyết định đưa ra năm nay có thể giúp bảo đảm cho sau này. Ford, Uber, Lyft and các động cơ nói chung đã tham gia vào không gian vi mô. Liệu có các công ty khác tham gia? Theo dõi cách các thành phố điều chỉnh những chiếc xe đạp và xe tay ga dùng chung, bao gồm cả khi nói đến giấy phép, giá cả và sự an toàn. Sắp tới Liên minh di động đô thị mới (New Urban Mobility Alliance – NUMO) có thể giúp cung cấp những hướng dẫn. Câu hỏi lớn ở đây là liệu rằng các lãnh đạo thành phố và các nhà hoạch định sẽ tập trung vào thiết kế các đường phố để ủng hộ con người và tính vi mô trên ô tô hay không?
7. Hành động vì khí hậu của Hoa Kỳ có phải đang ở bước ngoặt?
Chính quyền Trump đã cố gắng rút lại hơn 70 biện pháp bảo vệ môi trường. Nhưng hành động khí hậu của Hoa Kỳ chưa kết thúc. Thực tế, các tiểu bang, các thành phố, các nhà kinh doanh đang đẩy mạnh, mở rộng các mục tiêu năng lượng tái tạo và định giá carbon.
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 đã cho ra một loạt các nhà lãnh đạo khí hậu mới, bao gồm 10 thống đốc mới với các kế hoạch năng lượng sạch và thêm nhiều thành viên của Quốc hội ủng hộ hành động khí hậu. Thỏa thuận xanh mới đang đổ dồn nhiệt huyết vào cuộc tranh luận về khí hậu hơn tất cả những gì đã được thấy trong những năm gần đây.
Theo dõi các sáng kiến định giá carbon mới, các quốc gia khác tham gia vào the 29 đã có kế hoạch năng lượng sạch và phương pháp tiếp cận của các tiểu bang và doanh nghiệp để giải quyết khí thải từ giao thông, khu vực phát ra khí thải lớn nhất của quốc gia. Quốc hội sẽ hỗ trợ giá carbon, phát hành một thỏa thuận cơ sở hạ tầng mới, hoặc cung cấp thêm nhiều kinh phí cho công nghệ sạch? Và chỗ đứng nào cho khí hậu trong cuộc bầu cử tổng thống 2020?
“ Không giống với cuộc bầu cử tổng thống vừa qua khi mà hành động vì khí hậu cơ bản là không có chỗ đứng, liệu chúng ta sẽ thấy được nó khá là ở trung tâm trong cuộc bầu cử này?” Steer hỏi. “Lần này, chúng tôi tin rằng nó thực sự có khả năng”
Để biết thêm thông tin, theo dõi bản ghi chép của Các câu chuyện của Viện tài nguyên thế giới(WRI’s Stories) để xem các sự kiện năm 2019
Thời trang nhanh không phải vì vật liệu thời trang, mà vì các nhà thiết kế mẫu và các công ty bán áo quần đã rất thành công thuyết phục được mọi người chỉ mặc áo cho một mùa của một năm. Năm tới là 4 loạt quần áo mới cho 4 mùa.
ThíchThích