Điều tra đất tặc, phóng viên Báo Tiền phong tại Đắk Lắk bị doạ giết cả nhà

Thứ Bảy, 10:42, 27/05/2023

VOV.VN – Sau khi báo Tiền Phong đăng tải bài viết của nhà báo Tuấn, phản ánh về vấn nạn “đất tặc” trên địa bàn xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, nhà báo này liên tiếp nhận được các cuộc điện thoại đe dọa giết cả nhà.

Ban Biên tập báo Tiền Phong vừa có công văn gửi tới Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo, Công an, Sở TT&TT tỉnh Đắk Lắk và các đơn vị liên quan đề nghị vào cuộc xác minh, xử lý các đối tượng dọa giết nhà báo Nguyễn Văn Tuấn (bút danh Tuấn Nguyễn), phụ trách Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên. Đồng thời, có biện pháp bảo vệ phóng viên tác nghiệp trên địa bàn.

Dieu tra dat tac, phong vien bao tien phong tai Dak lak bi doa giet ca nha hinh anh 1
Công văn của Ban biên tập Báo Tiền phong đề nghị điều tra, xử lý việc đe doạ giết nhà báo Nguyễn Văn Tuấn.

Theo nhà báo Nguyễn Văn Tuấn, cuối tháng 4 đến giữa tháng 5/2023, anh có đi xác minh nguồn tin, điều tra các đối tượng mua bán đất nông nghiệp trái phép, vận chuyển thi công đường giao thông tại Đắk Lắk.

Trong quá trình này, nhà báo Tuấn nhập vai người mua đất, vào gặp trực tiếp chủ đất tên Nguyễn Công Hương (thôn 8, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin) để khai thác thông tin, xác minh viết bài. Đồng thời, anh Tuấn cũng gặp một người dân làm rẫy gần đó, có nhu cầu bán đất để hỏi thêm thông tin. Lúc này, nhà báo Tuấn có xin số điện thoại 2 người trên và cho họ số điện thoại.

Dieu tra dat tac, phong vien bao tien phong tai Dak lak bi doa giet ca nha hinh anh 2
Hiện trường khai thác đất trái phép tại xã Ea Ktur (huyện Cư Kuin) do nhà báo Nguyễn Văn Tuấn chụp.

Quá trình ghi nhận thực tế, các đối tượng múc trộm đất từ nhà ông Hương (thôn 8, xã Ea Ktur), nhà báo Tuấn đã liên hệ làm việc với lãnh đạo UBND xã này nhưng họ luôn né tránh, không cung cấp thông tin.

Đến sáng 18/5, Báo Tiền Phong đã đăng tải bài viết của nhà báo Tuấn, phản ánh về vấn nạn “đất tặc” trên địa bàn thôn 8 (xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin). Bài báo phản ánh hoạt động khai thác đất trái phép tự xã Ea Ktur rồi chở đến đổ tại khu vực đang triển khai thi công Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột.

Ngay trong tối 18/5, liên tiếp có 2 người đàn ông sử dụng cùng một số điện thoại 0915840755 gọi đến số máy của nhà báo Tuấn có những lời lẽ đe dọa, uy hiếp đến tính mạng.

Dieu tra dat tac, phong vien bao tien phong tai Dak lak bi doa giet ca nha hinh anh 3
Hàng loạt xe tải chở đất được khai thác trái phép từ xã Ea Ktur đến đổ tại khu vực đang thi công Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột được nhà báo Tuấn ghi lại.

Tiếp tục đọc “Điều tra đất tặc, phóng viên Báo Tiền phong tại Đắk Lắk bị doạ giết cả nhà”

Vietnam’s energy security in 2023:Global coal and LNG markets” – An ninh năng lượng Việt Nam 2023: Thị trường than và khí hoá lỏng toàn cầu

English version here

Tiếng Việt:

Thế giới bước vào một tình huống bình thường mới khi các nguồn đầu tư vào thăm dò và sản xuất không duy trì được sự mở rông liên tục công suất sản xuất nhiên liệu hóa thạch dẫn đến thị trường bị hạn chế về nguồn cung. Nếu ít vốn đổ vào nhiên liệu hóa thạch hơn, tình huống bình thường mới sẽ cần tới nỗ lực của ngành điện. Sự biến thiên của sản lượng điện mặt trời và điện gió đòi hỏi phải đầu tư vào hệ thống điện để phát triển nguồn dự phòng và các giải pháp linh hoạt đảm bảo nguồn cung tin cậy và lưới điện ổn định. Nhu cầu vốn này cần cũng cần thiết cho những đầu tư quan trọng vào lưới điện truyền tải và phân phối. Với Việt Nam, chúng tôi thấy rằng đỉnh khai thác dầu đã qua nhưng sản xuất than nội địa còn khó khăn và không đạt được 100% kế hoạch, đỉnh khai thác khí đã gần đạt tới nhưng còn cơ hội để trì hoãn điều này. Vốn đầu tư tư nhân luôn sẵn sàng để thúc đẩy phát triển năng lực tái tạo. Khi đã có khung pháp lý vững chắc và cơ cấu quản lý cân bằng, những cơ chế thị trường như đấu giá, thỏa thuận mua bán điện trực tiếp và tự sản tự tiêu sẽ thu hút các nhà đầu tư tư nhân vào các dự án năng lượng mặt trời và gió mới. Về tốc độ giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam, các kịch bản phát thải ròng bằng 0 đều cho rằng đỉnh phát thải sẽ rơi vào năm 2035, và cũng đồng ý rằng chiến lược năng lượng chính là theo đuổi điện khí hóa dựa trên các nguồn điện tái tạo. Với tình hình khan hiếm năng lượng hóa thạch mà báo cáo này vạch ra, phương án chính sách nào là phù hợp với chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng hiện nay. Các phương án để hỗ trợ chuyển dịch năng lượng và an ninh năng lượng gồm có:

  1. Giảm phụ tải đỉnh bằng cách (i) thúc đẩy hiệu quả năng lượng (thông qua áp dụng các tiêu chuẩn công nghiệp, dán nhãn thiết bị, v.v.), (ii) ưu tiên phát điện phi tập trung (chẳng hạn năng lượng mặt trời áp mái có lưu trữ), và (iii) nhấn mạnh quản lý từ phía nhu cầu (đồng hồ thông minh, internet vạn vật, v.v.).
  2. Hoàn thiện phát triển dự án chuỗi giá trị điện khí với mỏ ngoài khơi Lô B. Lô B mang nguồn thu tài chính đáng kể cho Nhà nước vì chi phí sản xuất ổn định và có thể dự đoán được, không giống như thị trường LNG giao ngay. Mặc dù chi phí khí sản xuất từ Lô B có thể cao đối với sản xuất điện chạy nền phụ tải, nhưng dự án mang lại tính linh hoạt và công suất cần thiết để hỗ trợ mở rộng quy mô các nguồn điện tái tạo ở miền Nam.
  3. Xúc tiến các nguồn điện tái tạo. Mặc dù Chính phủ có thể khuyến khích phát triển, nhưng trọng tâm chính phải là đảm bảo một khuôn khổ pháp lý và quy định hỗ trợ một thị trường hiệu quả. Để giảm thiểu chi phí hệ thống, định hướng các dự án năng lượng tái tạo xây dựng tại khu vực phía Bắc, nơi có nhu cầu điện và công suất lưới cao. Phát triển thị trường nội địa cho điện gió ngoài khơi để có vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành. Khai thác kiến thức tài chính và kỹ thuật của các nhà phát triển gió ngoài khơi quốc tế có trình độ. Tiếp tục mở rộng các trang trại gió gần bờ. Thúc đẩy tái định hướng chiến lược các công ty dầu khí quốc gia sang ngành công nghiệp năng lượng mới.

Hiệp ước về ô nhiễm không khí thành công nhất từng biết đến trên thế giới

English:The Most Successful Air Pollution Treaty You’ve Never Heard Of

Sự đồng thuận quốc tế về các vấn đề môi trường xuyên biên giới rất khó đạt được, nhưng 40 năm Công ước về Ô nhiễm không khí xuyên biên giới dài hạn (hay gọi là LRTAP- Long-Range Transboundary Air-Pollution –trong giới chuyên gia phát triển) rất thành công, nếu phần lớn không được biết đến, đã thành công trong cuộc chiến chống ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu. Công ước cũng đưa đến việc làm không khí sạch hơn và những khu rừng, đất và hồ nhiều sức sống hơn ở Bắc Mỹ và ngăn chặn 600.000 ca tử vong sớm hàng năm ở châu Âu.

Ngày 26 tháng 2, Trung tâm quản trị và Trung tâm Ross cho thành phố bền vững của WRI – của World Resource Institute, sẽ thảo luận những bài học mà các thành phố có thể sử dụng từ LRTAP tại Hội thảo về quản trị xanh. Các diễn giả từ WRI, Cơ quan bảo vệ môi trường và NASA Goddard sẽ nêu bật các chiến lược không khí xuyên biên giới và những ví dụ từ các thành phố trên khắp thế giới.
Tiếp tục đọc “Hiệp ước về ô nhiễm không khí thành công nhất từng biết đến trên thế giới”

Góp ý cho dự thảo Chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2040

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường  thuộc Bộ Tài Nguyên Môi Trường, đang tổ chức các Hội thảo tham vấn địa phương góp ý cho Dự thảo Chiến lược. bảo vệ môi trường Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2040, vào ngày 03 tháng 7 năm 2020 tại Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 7 năm 2020 tại Đà Nẵng,

Tải dự thảo Chiến lược tại đây, trên website của Viện chiến lược

Dưới đây là một số quan sát, bình luận, và góp về bản thảo tổng kết và chiến lược chúng ta có thể cùng thảo luận thêm.

Bản dự thảo chiến lược là một công trình có sự chuẩn bị công phu, bao quát và phản ánh đúng hiện trạng các vấn đề nghiêm trọng và cấp bách của môi trường Việt Nam trong 10 năm gần đây và nhiều năm tiếp theo.

Phần 1: Thực trạng

Lời giới thiệu trang 2: “Chính phủ kiên quyết không hy sinh môi trường vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế” ; và đoạn 1.1 trang 4 “Nhận thức về bảo vệ môi trường được nâng cao hơn một bước, Chính phủ xác định không hy sinh môi trường vì tăng trưởng kinh tế.” Tiếp tục đọc “Góp ý cho dự thảo Chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2040”

XEM XÉT LẠI VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH LẤN BIỂN CẦN GIỜ

Ký tên vào kiến nghị tại đây 

PETITION FOR THE REVIEW AND INDEPENDENT ASSESSMENT OF THE CAN GIO TOURIST CITY PROJECT IN HO CHI MINH CITY, VIETNAM

KIẾN NGHỊ XEM XÉT LẠI VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP TOÀN BỘ DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH LẤN BIỂN CẦN GIỜ – TPHCM

Kính gửi:  Thủ tướng Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam
UBND Thành phố Hồ Chí Minh

Chúng tôi kí tên dưới đây, là các cá nhân và tổ chức xã hội yêu môi trường, hoạt động trong các lĩnh vực liên quan, đồng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, UBND TPHCM xem xét lại và đánh giá độc lập toàn bộ dự án Khu Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ 2.870 ha, vì những lí do sau đây:

1. Quyết định phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Khu Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của Bộ Tài nguyên Môi trường cho thấy các tác động của dự án lên môi trường chưa được đánh giá khách quan, toàn diện. Đặc biệt, những vấn đề quan trọng nhất đã chưa được đánh giá đầy đủ trước khi phê duyệt, như: tác động của việc thực hiện dự án đến Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, vấn đề xói lở, bồi tụ và dòng chảy các khu vực xung quanh dự án, các biện pháp giảm thiểu thích đáng các tác động tiêu cực của dự án.

Nguy cơ Khu Đô thị lấn biển Cần Giờ tác động xấu lên rừng ngập mặn Cần Giờ sẽ kéo theo hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực khác lên khu vực đô thị TPHCM, nơi hiện tại người dân và chính quyền vốn đang phải đối mặt với nhiều gánh nặng về ô nhiễm môi trường, ngập lụt, sụt lún, v.v. Tiếp tục đọc “XEM XÉT LẠI VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH LẤN BIỂN CẦN GIỜ”

Dự thảo Luật bảo vệ môi trường có… xa dân?

17/02/2020 19:40 GMT+7

TTO – Phân tích dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2020, đại diện các mạng lưới, liên minh, tổ chức và nhà nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực môi trường, năng lượng, sức khỏe và pháp lý nhìn nhận dự luật này còn nhiều lý thuyết, ‘xa’ dân.

NGUỒN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở MIỀN BẮC TỪ ĐÂU?

Báo chí Biến đổi Khí hậu và Năng lượng

NGUỒN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở MIỀN BẮC LÀ GÌ? CÂU TRẢ LỜI BAN ĐẦU TỪ DỊCH VỤ GIÁM SÁT KHÍ QUYỂN CỦA EU

Sau bài báo của tờ The New York Times về đường đi toàn cầu của bụi mịn sử dụng dữ liệu của Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus châu Âu (CAMS), Media Climate Net đã liên hệ với CAMS về các quan sát của họ đối với tình hình ô nhiễm không khí ở Việt Nam. Trả lời câu hỏi về nguồn gây ô nhiễm ở miền Bắc Việt Nam, tiến sĩ Johannes Flemming, nhà nghiên cứu chính của CAMS cho hay:

“Trả lời câu hỏi của các bạn một cách kỹ lưỡng sẽ đòi hỏi các nghiên cứu hết sức kì công. Nhưng tôi nghĩ không nghi ngờ gì, khu vực xung quanh Hà Nội là một nguồn ô nhiễm không khí đáng kể và các chất ô nhiễm di chuyển tầm xa cũng góp phần gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam.”

Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus đã tiến hành quan sát ô nhiễm không khí trên toàn cầu từ vệ tinh và dự báo chất lượng không khí toàn cầu kể từ 2003. Bên cạnh dữ liệu của các trạm đo trên mặt đất, dữ liệu từ vệ tinh là một nguồn thông tin quan trọng góp phần xác định nguồn gây ô nhiễm. Tiếp tục đọc “NGUỒN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở MIỀN BẮC TỪ ĐÂU?”

7 câu chuyện về môi trường và phát triển toàn cầu đáng lưu tâm trong năm 2019

English: 7 Environment and Development Stories to Watch in 2019

California wildfire

Một người lính cứu hỏa chiến đấu với cơn hỏa hoạn dọc theo đường cao tốc Ronald Reagan còn được gọi là Quốc lộ 118, ở Thung lũng Simi, Calofornia. Ảnh chụp bởi Ringo H.W. Chiu/AP

Một trăm năm trước, năm 1919 là một năm quan trọng: Các quốc gia ký hiệp ước Versailles kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, Mahatma Gandhi bắt đầu phong trào kháng chiến bất bạo động chống sự thống trị của Đế Quốc Anh, Grand Cranyon (Hẻm núi lớn ở bang Arizona của Hoa Kỳ) trở thành một vườn quốc gia. Và một lưu ý nhẹ, lần đầu tiên lò nướng xuất hiện trong các gian bếp.

Một thế kỷ sau, 2019 cho thấy những dấu hiệu đây sẽ là một năm quan trọng khác – và một năm không ổn định, là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của WRI

(World Resources Institute: Viện tài nguyên thế giới ) giải thích tại buổi diễn thuyết hàng năm Những câu chuyện đáng xem của Viện vào ngày 9 tháng 1 tại Washington.

7 câu chuyện sau đây là những câu chuyện đáng xem trong năm nay khi nói về tương lai của môi trường và phát triển quốc tế.

1.    Liệu địa chính trị có ngăn cản hành động vì khí hậu quốc tế? Tiếp tục đọc “7 câu chuyện về môi trường và phát triển toàn cầu đáng lưu tâm trong năm 2019”

Tracking the battles for environmental justice: here are the world’s top 10

theconversation

Environmental justice activism is to this age what the workers’ movement was for the industrial age – one of the most influential social movements of its time. Yet, despite its consistent progress since the 1970s, environmental justice protests seem to get lost in the morass of information on broader environmental issues.

In contrast, labour conflicts, including strikes and lock-outs, carry such gravity that the International Labour Organization tracks these on a systematic basis. As more communities are refusing to allow the destruction and contamination of their land, water, soil and air, these, in turn, deserve to be counted. Tiếp tục đọc “Tracking the battles for environmental justice: here are the world’s top 10”

Vietnam’s Champion for Renewable Energy: Q&A with Goldman Prize Winner Khanh Nguy Thi

WRI

Khanh Nguy Thi grew up near a coal plant in Bac Am, a village in northern Vietnam. While Nguy Thi’s lifelong dream was to become a diplomat, the memory of pollution in her hometown pulled her toward work in water conservation and community development.

In 2011, Khanh founded the Green Innovation and Development Centre (GreenID) to promote sustainable energy development in Vietnam. She also started the Vietnam Sustainable Energy Alliance, a network of 11 Vietnamese and international environmental organizations that collaborate on regional energy issues. Tiếp tục đọc “Vietnam’s Champion for Renewable Energy: Q&A with Goldman Prize Winner Khanh Nguy Thi”

Hiện tượng thủy triều đỏ trên các vùng biển và đề xuất với Việt Nam

T.S Dư Văn Toán

thiennhien.net

“Thuỷ triều đỏ” là thuật ngữ ngày càng phổ biến và quen thuộc. Nó không thuần chỉ là một hiện tượng tự nhiên tuyệt vời đầy kì bí như nhiều người vẫn nghĩ mà thực chất là một vấn đề môi trường nhức nhối cần quan tâm.

“Thủy triều đỏ” chỉ sự nở hoa của các loài vi tảo biển. Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra do mật độ tế bào vi tảo gia tăng lên đến hàng triệu tế bào/lít (thông thường có khoảng 10 – 100 tế bào vi tảo/ml nhưng trong trường hợp “nở hoa”, mật độ có thể lên trên 10.000 tế bào/ml), làm biến đổi màu của nước biển từ xanh lục đậm, đỏ cho đến vàng xám.
Tiếp tục đọc “Hiện tượng thủy triều đỏ trên các vùng biển và đề xuất với Việt Nam”

Fire season in Southeast Asia

earthobservatory NASA

It’s Fire Season in Southeast Asia

acquired February 3, 2018

Every January through March, vast numbers of small fires spring up across the countryside in Southeast Asia. Those months usually bring cool, dry weather—perfect conditions for burning.

The Visible Infrared Imaging Radiometer Suite (VIIRS) on the Suomi NPP satellite captured data (above) showing the locations of hundreds of fires burning in Cambodia, Vietnam, Thailand, Laos, and Myanmar (Burma) on February 3, 2018. Each red dot on the map depicts one fire detection from the VIIRS 750-meter active fire data product. (Note that there is also a 375-meter active fire data product that detects more fires, but the 750-meter product is the basis for this useful mapping tool.)

On that day, there were significantly more fires in Cambodia than in neighboring countries. VIIRS detected 1,868 hot spots in Cambodia, 185 in Laos, 77 in Myanmar, 217 in Thailand, and 114 in Vietnam. The large number of fires in Cambodia were the most VIIRS has observed on a single day in 2018. The pattern is consistent with recent years: As depicted in the map below, the instrument has detected four-to-five times as many fires in northern Cambodia as it did in Vietnam and Thailand between August 2016 and February 2018. Northern Laos also had a relatively high number of fires. Tiếp tục đọc “Fire season in Southeast Asia”

The world is facing a global sand crisis

September 7, 2017 9.22pm BST

theconversation_When people picture sand spread across idyllic beaches and endless deserts, they understandably think of it as an infinite resource. But as we discuss in a just-published perspective in the journal Science, over-exploitation of global supplies of sand is damaging the environment, endangering communities, causing shortages and promoting violent conflict.

Skyrocketing demand, combined with unfettered mining to meet it, is creating the perfect recipe for shortages. Plentiful evidence strongly suggests that sand is becoming increasingly scarce in many regions. For example, in Vietnam domestic demand for sand exceeds the country’s total reserves. If this mismatch continues, the country may run out of construction sand by 2020, according to recent statements from the country’s Ministry of Construction. Tiếp tục đọc “The world is facing a global sand crisis”

Sơn La: đập thủy điện lớn và phức tạp nhất được xây dựng ở Việt Nam

English: Son La Dam 

Dự án Thủy điện Sơn La là dự án đập thủy điện lớn nhất và phức tạp nhất từng được xây dựng ở Việt Nam. Dự án sẽ di dời hơn 91.000 người dân tộc thiểu số, đòi hỏi sự tái định cư lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Hầu hết người dân sẽ phải di dời đến nơi cách nhà hiện tại của mình từ 50 đến 100 km và không còn được tiếp cận với sông Đà – một nguồn sinh kế đối với phần lớn người dân.

Những người bị ảnh hưởng gồm 10 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau, trong đó người Thái chiếm đa số. Họ sống chủ yếu dựa vào sông và trồng lúa nước. Một trong những mối lo ngại chính là thiếu đất canh tác cho tái định cư khi hàng chục ngàn người dân bị di dời. Tiếp tục đọc “Sơn La: đập thủy điện lớn và phức tạp nhất được xây dựng ở Việt Nam”

Kiến nghị của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam về Chiến lược Năng lượng của AIIB – Ngân hàng Đầu tư Cơ Sở hạ tầng Châu Á

Hà Nội, Ngày 07 tháng 06 năm 2017

Kính gửi các thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư Cơ Sở hạ tầng Châu Á (AIIB),

Chúng tôi, những tổ chức xã hội dân sự hoạt động vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam, trân trọng gửi tới quý vị mối quan tâm và kiến nghị về một số điểm liên quan tới Chiến lược Năng lượng của AIIB được đưa ra trong Bản thảo gần đây.

Trước hết, chúng tôi đánh giá rất cao hoạt động tham vấn của AIIB nhằm thông báo và lấy ý kiến của các bên liên quan về việc xây dựng Chiến lược Năng lượng của Ngân hàng.  Đồng thời, chúng tôi cũng rất ủng hộ mục tiêu mà Chiến lược đưa ra:

“Chiến lược được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của sáng kiến Năng lượng Bền vững cho Tất cả mọi người (SE4ALL), Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, và Hiệp đinh Paris (Hộp 1). Chiến lược này đưa ra khung hỗ trợ của Ngân hàng đối với các quốc gia đối tác: (i) phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng năng lượng đồng thời hỗ trợ các quốc gia chuyển dịch sang cơ cấu năng lượng giảm phát thải các bon; và (ii) đạt được các mục tiêu và cam kết trong các sáng kiến toàn cầu.”[1]

Tiếp tục đọc “Kiến nghị của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam về Chiến lược Năng lượng của AIIB – Ngân hàng Đầu tư Cơ Sở hạ tầng Châu Á”