Vietnam’s energy security in 2023:Global coal and LNG markets” – An ninh năng lượng Việt Nam 2023: Thị trường than và khí hoá lỏng toàn cầu

English version here

Tiếng Việt:

Thế giới bước vào một tình huống bình thường mới khi các nguồn đầu tư vào thăm dò và sản xuất không duy trì được sự mở rông liên tục công suất sản xuất nhiên liệu hóa thạch dẫn đến thị trường bị hạn chế về nguồn cung. Nếu ít vốn đổ vào nhiên liệu hóa thạch hơn, tình huống bình thường mới sẽ cần tới nỗ lực của ngành điện. Sự biến thiên của sản lượng điện mặt trời và điện gió đòi hỏi phải đầu tư vào hệ thống điện để phát triển nguồn dự phòng và các giải pháp linh hoạt đảm bảo nguồn cung tin cậy và lưới điện ổn định. Nhu cầu vốn này cần cũng cần thiết cho những đầu tư quan trọng vào lưới điện truyền tải và phân phối. Với Việt Nam, chúng tôi thấy rằng đỉnh khai thác dầu đã qua nhưng sản xuất than nội địa còn khó khăn và không đạt được 100% kế hoạch, đỉnh khai thác khí đã gần đạt tới nhưng còn cơ hội để trì hoãn điều này. Vốn đầu tư tư nhân luôn sẵn sàng để thúc đẩy phát triển năng lực tái tạo. Khi đã có khung pháp lý vững chắc và cơ cấu quản lý cân bằng, những cơ chế thị trường như đấu giá, thỏa thuận mua bán điện trực tiếp và tự sản tự tiêu sẽ thu hút các nhà đầu tư tư nhân vào các dự án năng lượng mặt trời và gió mới. Về tốc độ giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam, các kịch bản phát thải ròng bằng 0 đều cho rằng đỉnh phát thải sẽ rơi vào năm 2035, và cũng đồng ý rằng chiến lược năng lượng chính là theo đuổi điện khí hóa dựa trên các nguồn điện tái tạo. Với tình hình khan hiếm năng lượng hóa thạch mà báo cáo này vạch ra, phương án chính sách nào là phù hợp với chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng hiện nay. Các phương án để hỗ trợ chuyển dịch năng lượng và an ninh năng lượng gồm có:

  1. Giảm phụ tải đỉnh bằng cách (i) thúc đẩy hiệu quả năng lượng (thông qua áp dụng các tiêu chuẩn công nghiệp, dán nhãn thiết bị, v.v.), (ii) ưu tiên phát điện phi tập trung (chẳng hạn năng lượng mặt trời áp mái có lưu trữ), và (iii) nhấn mạnh quản lý từ phía nhu cầu (đồng hồ thông minh, internet vạn vật, v.v.).
  2. Hoàn thiện phát triển dự án chuỗi giá trị điện khí với mỏ ngoài khơi Lô B. Lô B mang nguồn thu tài chính đáng kể cho Nhà nước vì chi phí sản xuất ổn định và có thể dự đoán được, không giống như thị trường LNG giao ngay. Mặc dù chi phí khí sản xuất từ Lô B có thể cao đối với sản xuất điện chạy nền phụ tải, nhưng dự án mang lại tính linh hoạt và công suất cần thiết để hỗ trợ mở rộng quy mô các nguồn điện tái tạo ở miền Nam.
  3. Xúc tiến các nguồn điện tái tạo. Mặc dù Chính phủ có thể khuyến khích phát triển, nhưng trọng tâm chính phải là đảm bảo một khuôn khổ pháp lý và quy định hỗ trợ một thị trường hiệu quả. Để giảm thiểu chi phí hệ thống, định hướng các dự án năng lượng tái tạo xây dựng tại khu vực phía Bắc, nơi có nhu cầu điện và công suất lưới cao. Phát triển thị trường nội địa cho điện gió ngoài khơi để có vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành. Khai thác kiến thức tài chính và kỹ thuật của các nhà phát triển gió ngoài khơi quốc tế có trình độ. Tiếp tục mở rộng các trang trại gió gần bờ. Thúc đẩy tái định hướng chiến lược các công ty dầu khí quốc gia sang ngành công nghiệp năng lượng mới.
Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s