Công đoàn là của ai?

Tư Giang – Thứ Sáu,  24/7/2015, 08:48 (GMT+7)

Trên thế giới, một tổ chức công đoàn hoạt động độc lập để tập trung chủ yếu vào vai trò đại diện cho lợi ích của người lao động luôn được đề cao. Trong ảnh: Công nhân tại một khu công nghiệp ở Bình Dương giời tan ca. Ảnh: TUỆ DOANH

(TBKTSG) – Số lượng các cuộc đình công tăng mạnh vào những năm 2000, đạt con số trên 900 cuộc vào năm 2011, theo Ngân hàng Thế giới. Đây là một biểu hiện của những điểm yếu trong hệ thống quan hệ lao động tại Việt Nam.

Ông Thang Văn Phúc vẫn còn nhớ như in một trải nghiệm khi đi thăm Ý lúc còn làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Lần đó, ông và phái đoàn Việt Nam đến làm việc với một quan chức cao cấp trong Chính phủ Ý. Tiếp tục đọc “Công đoàn là của ai?”

Mai sau, Mêkông sẽ còn gì

Lê Phát Quới – Thứ Bảy,  25/7/2015, 08:12 (GMT+7)

TST – Trên 90% nguồn nước của vùng ĐBSCL nhận được từ sông Mêkông. Dưới những tác động của các đập thủy điện và nhu cầu dùng nước ngày càng lớn ở các quốc gia thượng nguồn, vùng ĐBSCL của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

(TBKTSG) – Các chính sách can thiệp còn chưa đồng bộ, mới chỉ hướng đến tác động của biến đổi khí hậu mà chưa đánh giá đúng mức tác động của các hoạt động can thiệp của con người trên dòng Mêkông, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng ĐBSCL.

Tiếp tục đọc “Mai sau, Mêkông sẽ còn gì”

Học sinh Việt Nam đánh bại học sinh Mỹ về điểm số thi, nhưng các nhà giáo dục Việt Nam chế giễu các bài thi

ENGLISH: Vietnam Wallops U.S. on Test Scores But Vietnamese Educators Scoff at Tests

 

Diane Ravitch Giáo sư nghiên cứu Giáo dục học, ĐH New York, tác giả ‘Reign of Error’
Huffington Post

STANDARDIZED TESTING

Theo bảng tóm tắt kết quả thi PISA mới được công bố gần đây, học sinh 15 tuổi Việt Nam có điểm số cao hơn các bạn đồng lứa ở Mỹ và hầu hết các nước châu Âu.

Một số người trong ngành truyền thông Mỹ cho rằng, điều này sẽ gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh, gây ra một nỗi sợ hãi và lo lắng nghiêm trọng về nguy cơ tụt hậu của Mỹ – “a Sputnik moment – (so với các nước).

Một tờ báo Việt Nam viết:

“Theo kết quả của một cuộc khảo sát toàn cầu về giáo dục, Việt Nam đứng thứ 12 trong tổng số 76 nền kinh tế, vượt trên cả Mỹ và rất nhiều nước châu Âu.

Bảng xếp hạng do các chuyên gia kinh tế học của OECD đặt ra dựa trên kết quả làm bài thi toán và khoa học của học sinh 15 tuổi. Mỹ đứng thứ 28 và hầu hết các nước châu Âu, bao gồm Đan Mạch, Thụy Điển và Anh đều không lọt được vào top 15. Tiếp tục đọc “Học sinh Việt Nam đánh bại học sinh Mỹ về điểm số thi, nhưng các nhà giáo dục Việt Nam chế giễu các bài thi”