Hoa trái đầu tiên – The First Fruit

Tác giả Trần Đình Hoành viết bài này bằng tiếng Anh trên VNBIZ ngày 18 tháng 9 năm 2006. Phạm Thu Hương dịch sang tiếng Việt dưới đây.

trac-nghiem-vui-hoa-qua

***

Các bạn thân mến,

Trong trường hợp các bạn không để ý, chúng ta là thế hệ đầu tiên trong lịch sử đất nước có cơ hội cực kỳ lớn để tạo nên lịch sử. Hãy nhìn chúng ta và thế giới chúng ta hôm nay:

Chúng ta là thế hệ đầu tiên trong lịch sử đất nước được hưởng hòa bình. Ông cha chúng ta đã luôn sống trong chiến tranh hoặc chuẩn bị cho chiến tranh.

Chúng ta là thế hệ đầu tiên được hưởng độc lập quốc gia.

Chúng ta là thế hệ đầu tiên có thể đứng cao trên thế giới và tuyên bố “Chúng tôi là người Việt Nam” với tự hào và vinh dự và nhận những gật đầu ủng hộ từ bạn bè khắp năm châu. Cuộc đấu tranh anh dũng vì nền độc lập của chúng ta và những chiến thắng của chúng ta đã mang đến chúng ta sự tôn trọng toàn cầu.

Chúng ta là thế hệ đầu tiên mà mỗi người đều có cơ hội bình đẳng quốc tế để học hỏi. “Cơ hội bình đẳng quốc tế”, ý mình là một cơ hội bình đẳng với người giàu nhất ở nước phát triển nhất trên thế giới. Bất kỳ ai trong chúng ta, ngồi gần như bất kỳ ngóc ngách nào trong đất nước ta, đều có thể sử dụng Internet để học bất kỳ điều gì cô ấy muốn từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Cách đây không lâu, khả năng học hành của ta bị giới hạn bởi chỗ ngồi trong ngôi trường của ta, vì thế ngay cả trẻ em của các gia đình giàu có đang học ở Hà Nội hay Sài Gòn cũng vẫn bất lợi rất lớn khi so sánh với trẻ em tại các nước phát triển hơn. Điều đó không còn đúng với ngày hôm nay nữa. Tiếp tục đọc “Hoa trái đầu tiên – The First Fruit”

Tổ quốc tôi, ông là ai?

Bài diễn văn của một nữ sinh 17 tuổi “Nếu tôi sống thêm hai nghìn năm nữa thì tổ quốc của tôi, ông sẽ là ai?”, có lẽ sẽ cho chúng ta một cái nhìn khác về “giấc mơ Trung Hoa”.

Trung Quốc, giấc mơ trung hoa,

Một trường trung học phổ thông tại Trung Quốc, tổ chức hội diễn văn với chủ đề “Tổ quốc thân yêu”, dưới đây là bản thảo bài diễn văn của nữ sinh thể hiện những nhận thức rất lí trí và sáng suốt, vượt xa phần đông thế hệ thanh niên Trung Quốc hiện tại. Liệu cô gái này có thể thay đổi Trung Quốc?

Dưới đây là toàn bộ bài nội dung bài diễn văn:

Kính thưa các thầy cô,bạn bè thân mến: Tôi tên Vương Khả Nhi, là học sinh lớp 10A6, tiêu đề bài diễn văn của tôi hôm nay là “Nếu tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, thì tổ quốc của tôi, ông sẽ là ai ?”. Tôi không có những ngôn ngữ hùng hồn như mọi người, cũng không có nhiệt huyết dâng trào như những người khác; đối với hai từ “tổ quốc”, cái tôi có chính là suy nghĩ độc lập của riêng cá nhân tôi, tôi cảm thấy rằng xã hội chúng ta không thiếu những người đứng đầu về tri thức, mà cái thiếu chính là những người có tư duy vậy. Tiếp tục đọc “Tổ quốc tôi, ông là ai?”

Để có những người bay: Thầy dạy bay và bầu trời bay

Thực tế của nền giáo dục hiện nay khiến tất cả phải tự hỏi, không có lẽ chúng ta cả năm này qua năm khác cho ra trường đời những “chú gà công nghiệp” mãi sao? Đâu rồi những chú chim ưng dũng cảm, kiêu hãnh, tung cánh vào bầu trời khoáng đạt, bao la? Làm thế nào để có những chú chim ưng biết bay và dám bay? Điều này lại phụ thuộc vào tất cả thầy và trò, ngành giáo dục, gia đình và cả xã hội…

Trước hết, học trò có muốn là chú chim ưng trên núi đá kia không, hay chỉ muốn suốt đời như chú gà công nghiệp yên ổn trong chuồng? Quả thật có những người thầy đã dạy theo cách khơi gợi, hướng dẫn, nhưng học sinh, sinh viên lại kêu là “dạy không đúng sách giáo khoa”. Nghĩa là những sinh viên này muốn kiến thức được “đóng hộp” và trao cái hộp đó cho họ, hay nói cách khác, họ muốn được mớm những thứ thức ăn tăng trọng có sẵn, mà không muốn tự mình tìm mồi.
Tiếp tục đọc “Để có những người bay: Thầy dạy bay và bầu trời bay”