NGHỊ ĐỊNH 15/2015/NĐ-CP VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 15/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2015

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

Chính phủ ban hành Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; cơ chế quản lý và sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án; chính sách ưu đãi, bảo đảm đầu tư và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tiếp tục đọc “NGHỊ ĐỊNH 15/2015/NĐ-CP VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ”

100 câu hỏi quan trọng cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu

Panature – Mục đích chính và lý do thực hiện nghiên cứu bảo tồn là phục vụ cho đa dạng sinh học, thông qua xác định các mô thức và cơ chế, lượng hóa những thay đổi, phát hiện vấn đề hoặc thử nghiệm các giải pháp. Nhiều thành công trong công tác bảo tồn đạt được là nhờ thực tiễn hóa thành công khoa học bảo tồn vào thực tiễn bảo tồn (Robinson, 2006). Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng vẫn có sự không trùng khớp giữa những ưu tiên của các nhà nghiên cứu và nhu cầu của những người thực hiện bảo tồn (Stinchcombe và cộng sự, 2002; Linklater, 2003; Knight và cộng sự, 2008). Và một phần giải pháp cho vấn đề này là xác định nhu cầu nghiên cứu của người thực hiện bảo tồn.

Ảnh minh họa: PanNature Tiếp tục đọc “100 câu hỏi quan trọng cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu”

Dân ca dân nhạc VN – Hát Trống Quân

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Phần giới thiệu của mình hôm nay đến các bạn là thể loại Hát Trống Quân.

Hát Trống Quân là hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du của Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra. Một số nơi có nghệ thuật Trống Quân phát triển như ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, vùng ven Hà Nội, Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

Hát trống quân ở mỗi địa phương có chút ít khác nhau về làn điệu, cách thức, thời điểm hát nhưng có đặc điểm chung là cách thức hát xướng giống nhau, làn điệu gần giống nhau và sử dụng một loại trống để đánh nhịp khi hát và đoạn “Lưu không” giữa những câu đối đáp. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Hát Trống Quân”