English: Power and Potential A Comparative Analysis of National Laws and Regulations Concerning Women’s Rights to Community Forests
Download toàn bộ bản báo cáo so sánh (tiếng Anh)
Khoảng 2,5 tỷ người đang nắm giữ và sử dụng đất đai của các cộng đồng trên thế giới, nhưng quyền sở hữu đất của phụ nữ – lực lượng chiếm hơn nửa dân số thế giới và cộng đồng dân bản địa – vẫn rất ít khi được thừa nhận hoặc bảo vệ bởi luật pháp quốc gia. Mặc dù các quy tắc về giới và việc đảm bảo quyền sử dụng rừng của phụ nữ rất khác nhau giữa các hệ thống quyền sở hữu tùy thuộc vào cộng đồng, bài phân tích này kết luận rằng luật pháp quốc gia và các quy định về quyền của phụ nữ bản địa và nông thôn đối với việc thừa kế, thành viên cộng đồng, lãnh đạo cấp cộng đồng, và giải quyết tranh chấp ở cấp cộng đồng là không công bằng, thấp hơn nhiều so với yêu cầu của luật pháp quốc tế và các tiêu chuẩn liên quan.
30 nước có thu nhập thấp và trung bình được phân tích trong nghiên cứu này không có khả năng thực hiện cam kết của mình trong Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ, Hướng dẫn quốc tế không ràng buộc như Nguyên tắc hướng dẫn tham khảo về quản trị có Trách nhiệm đối với Quyền sở hữu đất, Thuỷ sản và Rừng trong Bối cảnh An ninh lương thực Quốc gia; Và Mục tiêu Phát triển Bền vững. Tất cả những điều này đòi hỏi việc công nhận của luật pháp về quyền của phụ nữ đối với rừng ở cộng đồng. Bảo vệ về mặt pháp lý không thỏa đáng về quyền sở hữu của phụ nữ bản địa và nông thôn đã thất bại trong việc phản ánh thực trạng bình đẳng giới hiện còn tồn tại trong cộng đồng bản địa và làm cho các hoạt động cộng đồng khác có khả năng diễn ra- những hành động phân biệt đối xử với phụ nữ, do đó làm giảm quyền sở hữu đất đai của phụ nữ, gây tổn hại sinh kế của phụ nữ và gia đình họ, và đe dọa đến tiến bộ của toàn thể cộng đồng.
Những phát hiện chính
Xem hình minh hoạ ở ĐÂY
- Chính phủ của 30 nước này không tôn trọng quyền sở hữu của phụ nữ bản địa và nông thôn và đang không đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế để thực hiện những điều này
- Tất cả các nước được phân tích đã thông qua Công ước của Liên Hợp Quốc về Xoá bỏ mọi hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) và chưa có một quốc gia nào đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu quy định trong Công ước.
- Trong số 30 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình được đánh giá, kết quả của ba quyền cơ bản ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ trong một quốc gia
- Chỉ có 8 trong số 30 quốc gia có luật kế thừa kế trường hợp không để lại di chúc có bảo vệ quyền bình đẳng thừa kế
- Hơn một phần ba các nước được đánh giá (Ấn Độ, Inđônêxia, Kenya, Mali, Myanma, Panama, Papua New Guinea, Philippines, Senegal, Tanzania, và Zambia) có các luật chống phân biệt đối xử hợp pháp đối với con gái, phụ nữ góa bụa và /hoặc phụ nữ trong các cuộc hôn nhân không có đăng ký kết hôn hoặc bị trì hoãn do luật tôn giáo hoặc tập quán mà không bảo vệ quyền thừa kế của phụ nữ.
- Bảo vệ quyền bình đẳng theo hiến pháp: 93% quốc gia nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới hoặc bảo lãnh một cách rõ ràng về sự bảo vệ bình đẳng của phụ nữ theo hiến pháp.
- Quyền sở hữu tài sản: Chỉ có 17 trong số 30 quốc gia quy định một cách cụ thể quyền sở hữu tài sản của phụ nữ.
- Thừa kế: Chỉ có 7 trong số 30 quốc gia đặc biệt khẳng định quyền sở hữu tài sản cho phụ nữ
- Chỉ có 8 trong 30 quốc gia có quy định bắt buộc về điều phụ nữ góa bụa và phụ nữ chưa lập gia đình trong các trường hợp “sống chung không đăng ký hôn nhân” (gọi tắt “sống chung” từ đây) để có quyền thừa kế bên cạnh các đối tác là nam giới của họ.

Lưu ý : 11 quốc gia thiết lập nhiều chế độ thừa kế số toàn bộ mà
trong đó có ít nhất một chế độ công khai phân biệt đối xử chống lại còn sống còn của
con gái, góa phụ, hoặc phụ nữ trong trường hợp sống chung, bị cản trở bởi
luật tôn giáo hay phong tục mà dược Bảo vệ quyền thừa kế. Những quốc gia này không có trong bảng này.
Khi so sánh ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh: không có nước nào thành công một cách rõ ràng
- 11 quốc gia được đánh giá tại châu Phi đều đưa ra sự định nhất quán về quyền sở hữu của phụ nữ và sự công nhận rộng rãi nhất về quyền giải quyết tranh chấp ở cấp cộng đồng của phụ nữ, nhưng các quốc gia này trao quyền thấp nhất cho phụ nữ bản địa và nông thôn quyền thừa kế và bỏ phiếu ở cấp cộng đồng
- Trong ba khu vực, khung pháp lý cụ thể của cộng đồng tại 10 quốc gia châu Á cung cấp mức độ bảo vệ cao nhất cho quyền thừa kế, quyền bỏ phiếu và quyền lãnh đạo ở cấp cộng đồng của phụ nữ.
- Không một quốc gia châu Á hay châu Phi nào trong nghiên cứu này thừa nhận quyền cơ bản của phụ nữ chưa lập gia đình trong các trường hợp sống chung với việc kế thừa đất đai thông qua việc thừa kế không có di chúc (quyền thừa kế không có di chúc) và khoảng 45-50% các nước ở cả hai khu vực không bảo vệ quyền thừa kế của phụ nữ một cách công bằng.
- 9 quốc gia ở Châu Mỹ Latinh cung cấp bảo vệ vững chắc nhất về quyền thừa kế cơ bản của phụ nữ và sự công nhận rộng hơn về quyền là thành viên ở cấp cộng đồng của phụ nữ, nhưng tụt hậu so với các nước ở Châu Phi và Châu Á trong việc tôn trọng quyền lãnh đạo cấp cộng đồng của phụ nữ và sự khẳng định quyền sở hữu của phụ nữ trong hệ thống luật toàn diện .
- Tám trong số chín nước Châu Mỹ Latinh được đánh giá đưa sự bảo vệ quyền pháp lý bình đẳng đối với quyền thừa kế cơ bản của con gái, góa phụ và phụ nữ trong trường hợp sống chung là những quốc gia duy nhất trong số 30 quốc gia thu nhập thấp và trung bình được đánh giá lại là bảo vệ quyền thừa kế của phụ nữ khi sống chung .
Có một nhu cầu đặc biệt cấp thiết về cải cách pháp luật liên quan đến quyền quản lý (bỏ phiếu và lãnh đạo) và quyền thừa kế của phụ nữ trong các chế độ pháp lý cụ thể của cộng đồng. Các quyền thừa kế bị bỏ qua nhiều nhất, trong khi quyền lãnh đạo ít được bảo vệ nhất.
Cám ơn Linh đã giới thiệu và dịch một bài quan trọng này.
ThíchThích