Những ông Phật xa dân


IMG_0115Mai An Nguyễn Anh Tuấn

           Kịch bản phim truyện ngắn

( Dựa theo truyện ngắn “Hai Phật cãi nhau”  trong “Thánh Tông Di Thảo” )

  1. Sân chùa- Ngoại – ngày

Một ông vua trạc tuôỉ 50 cải dạng thành khách hành hương, cùng một tiểu đồng vi hành tới một ngôi chùa quê. Ông say sưa chiêm ngưỡng cảnh chùa, thỉnh thoảng trò chuyện với chú tiểu đồng.

Họ đi qua một bức tường cũ, ngấn vệt đất phù sa còn mới:

– “Này, ngươi nhìn xem! Nước tràn cả vào nơi cao ráo thế này… Ghê quá!” Tiếp tục đọc “Những ông Phật xa dân”

Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn 2030

09/01/2016 8:51 Sáng

(DĐDN) – Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Mục tiêu tổng quát hội nhập quốc tế đến năm 2030 là nhằm góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để sớm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.

Tiếp tục đọc “Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn 2030”

10 tư duy lập pháp kỳ lạ

Nguyễn Minh Đức (*)Thứ Bảy,  9/1/2016, 15:08 (GMT+7)

Nếu muốn bảo vệ người tiêu dùng, thay vì hạn chế số lượng doanh nghiệp, Nhà nước nên yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về hàng hóa dịch vụ của mình. Ảnh: HÙNG LÊ

(TBKTSG) – Trong hội thảo khởi động cuộc bình chọn các quy định tốt nhất và tồi nhất (Top Ten Regulations) diễn ra gần đây tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), đã phải thốt lên: “Chất lượng văn bản pháp luật của Việt Nam nhìn chung là tồi”. Nhưng vì sao lại tồi? Ông Cung cho rằng điều này xuất phát từ tư duy làm luật có vấn đề.

Quả thật, người viết thường xuyên làm việc cùng các bộ ngành trong công tác xây dựng pháp luật đôi khi cũng cảm thấy tư duy làm luật của Việt Nam có vấn đề. Bài viết này chỉ ra một số tư duy lập pháp khá kỳ lạ mà người viết được nghe từ nhiều cơ quan soạn thảo khác nhau. Đây chỉ là những tổng kết dựa trên kinh nghiệm cá nhân, không phải là kết quả khảo sát thống kê đầy đủ. Tiếp tục đọc “10 tư duy lập pháp kỳ lạ”