Báu vật Sơn Trà

26/12/2015 22:48

NLD – Trong khi voọc ngũ sắc có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới thì tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), chúng lại đang phát triển ổn định, từ 200 con năm 2007, đến nay đã tăng lên khoảng 350 con

Cách trung tâm TP Đà Nẵng chừng hơn 10 km, Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có một loài động vật vô cùng quý hiếm trên thế giới đang sinh sống. Đó là voọc chà vá chân nâu, còn gọi là voọc ngũ sắc, một trong các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện, thuộc danh mục nhóm IIB – mức nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam.

Thỏa sức săn ảnh đẹp

Nửa năm nay, TP Đà Nẵng mở tuyến du lịch Sơn Trà cho du khách ngắm voọc ngũ sắc, tìm hiểu về cuộc sống của loài linh trưởng này. Nơi đây còn thu hút rất nhiều tay máy chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư săn ảnh những con voọc ngũ sắc tuyệt đẹp.

Một gia đình voọc ngũ sắc ở Sơn Trà Ảnh: HOÀNG HÀ
Một gia đình voọc ngũ sắc ở Sơn Trà Ảnh: HOÀNG HÀ

Tiếp tục đọc “Báu vật Sơn Trà”

Dấu vết của những cuộc dịch chuyển tộc người

08/11/2012 09:00 GMT+7

TTLý giải về hiện tượng những đảo thổ ngữ lạ giữa một cộng đồng có giọng nói phổ thông, nhiều người thường lý giải là do nước uống, do thổ nhưỡng, do môi trường khắc nghiệt, vùng đầu sóng ngọn gió, ăn to nói lớn…

Một số lý giải khác, như trường hợp làng Mỹ Lợi, thì cho rằng người Quảng đã ra Huế định cư và bảo lưu giọng Quảng của mình suốt 4-5 trăm năm nay (những họ lâu đời nhất ở Mỹ Lợi có gia phả đều đã 16-17 đời). Thế nhưng, rõ ràng những cách trả lời này mang nhiều kiến giải của dân gian hơn là khoa học. Trong khi khoa học, tức các nhà ngôn ngữ trên thế giới, đã lý giải hiện tượng này một cách đầy đủ và khá sâu sắc.

6QACz6iy.jpgPhóng to
Cuốn sách đoạt giải thưởng Sách hay 2012 của tác giả Hồ Trung Tú

Tiếp tục đọc “Dấu vết của những cuộc dịch chuyển tộc người”

8 người phụ nữ săn thần chết

19/10/2014 16:11 GMT+7

TT – “Bom mìn là thần chết, nhưng công việc của chúng tôi là đi tìm thần chết ấy.

Rà phá bom, mìn luôn đầy rẫy hiểm nguy
Rà phá bom, mìn luôn đầy rẫy hiểm nguy

14 năm lăn lộn khắp vùng rừng rú của tỉnh Quảng Trị này, chúng tôi đã phát hiện và phá hủy hàng ngàn quả bom, quả đạn, mìn và các vật liệu chưa nổ” – chị Trần Thị Thảo, 39 tuổi, đội trưởng đội 1 của dự án MAG Quảng Trị (viết tắt của Mines Advisory Group – nhóm cố vấn bom mìn do Vương quốc Anh tài trợ), nói.

Trước khi ra hiện trường thực hiện phóng sự này, quy định bắt buộc chúng tôi phải đăng ký nhóm máu của mình với nhân viên y tế để xử lý cấp cứu nếu xảy ra rủi ro. Trên tấm bảng thông tin ở các điểm rà phá bom mìn luôn nổi bật sơ đồ chuyển thương ngắn nhất đến các bệnh viện. Tiếp tục đọc “8 người phụ nữ săn thần chết”