Chiến lược tiêm vaccine cho Việt Nam

TS – 01/09/2021 12:13 – Nguyễn Ngọc Anh, Trần Nam Bình, Lê Văn Cường

Hiện nay chính phủ và các chuyên gia đã đồng thuận rằng chiến lược tiêm vaccine phải là ưu tiên số một của Việt Nam trong tình hình dịch COVID bùng nổ.

Do đó, chúng tôi đề xuất một chiến lược tiêm vaccine COVID nhất quán, mạch lạc và minh bạch cho Việt Nam, để bảo đảm giảm tối đa các ca tử vong hay bệnh nặng xảy ra cho độ tuổi trên 65 và những người có bệnh nền, đồng thời đảm bảo sẽ có cơ hội phục hồi kinh tế tương đối (1).

Cụ thể hơn, bài viết sẽ (i) ước lượng số lượng vaccine tối thiểu để đảm bảo người trên 65 tuổi và người có bệnh nền – là hai nhóm tử vong và tăng nặng nhất hiện nay (2) – được tiêm vaccine, và (ii) đề xuất cách thức phân bổ vaccine cho các vùng kinh tế để nền kinh tế có thể hoạt động trở lại trong điều kiện Việt Nam chưa chủ động được nguồn vaccine. Để bảo đảm quá trình điều phối và thực thi một chiến lược tiêm vaccine nhất quán và minh bạch, chúng tôi cũng đề xuất chính phủ thành lập một Ban Chiến lược tiêm Vaccine toàn quốc.

Tiêm vaccine tại Nhà Thi đấu Phú Thọ, Q.11 – TP.HCM. Ảnh: HCDC

Tiếp tục đọc “Chiến lược tiêm vaccine cho Việt Nam”

Tiêm vaccine COVID: Ưu tiên người già để giảm thiểu tử vong

TS – 04/09/2021 08:00 – Hoàng Xuân Trung – Nguyễn Ngọc Anh – Đào Nguyên Thắng

Trong điều kiện nguồn cung vaccine còn hạn chế, phương án tiêm ngay cho người già sẽ vừa đạt được mục tiêu giảm được thiệt hại sinh mạng, giảm số người nhập viện và tránh sụp đổ hệ thống y tế, nhờ đó nền kinh tế có thể sớm mở cửa.


Tiêm vaccine tại TP HCM. Ảnh: Trương Thanh Tùng. 

Việt Nam đang ở trong một tình thế lưỡng nan – nền kinh tế không chịu đựng nổi giãn cách quá lâu, nhưng nếu mở cửa thì nền y tế cũng không chịu đựng được số ca nhiễm tăng quá cao. Nếu y tế sụp đổ cũng sẽ dẫn tới sụp đổ kinh tế. Chúng ta đều biết, với biến chủng Delta, chiến lược kiểm soát COVID đưa số ca mắc về 0 là điều vô cùng khó khăn, nhất là khi số ca nhiễm của Việt Nam đã lên gần nửa triệu người. Việt Nam chưa chủ động được nguồn cung vaccine, vì vậy vấn đề quan trọng là tính toán chiến lược tiêm sao cho vừa giảm tối đa số ca tăng nặng và tử vong vừa nới lỏng giãn cách một cách sớm nhất có thể với một lượng vaccine khan hiếm. 

Tiếp tục đọc “Tiêm vaccine COVID: Ưu tiên người già để giảm thiểu tử vong”

Dạ dày Lê Văn Công bé hơn người thường?

HUY THỌ 6/9/2021 6:00 GMT+7

TTCTChính sách và đãi ngộ cho VĐV khuyết tật Việt Nam còn nhiều điểm cần thay đổi, điển hình như quy định về tiền thưởng cho huy chương Paralympic.

Xin ông cho biết lực sĩ cử tạ Lê Văn Công vừa đoạt HCB Paralympic Tokyo có dạ dày không? Hay dạ dày của anh bé hơn người thường?

Lê Văn Công và tấm huy chương bạc Paralympic. Ảnh: Đoàn TTVN

Tôi đặt câu hỏi như thế với một cựu quan chức ngành thể thao, từng một thời gắn bó với phong trào thể thao người khuyết tật. 

Tiếp tục đọc “Dạ dày Lê Văn Công bé hơn người thường?”

ASEAN needs more Belt and Road money, say ministers

asia.nikkei.com

China-led investments needed to assist COVID-damaged economies

Chinese high-speed trains are flagship Belt and Road Initiative projects that will dramatically improve connectivity in mainland Southeast Asia.    © APCK TAN, Nikkei staff writerSeptember 1, 2021 21:14 JST

SHANGHAI — Ministers from the Association of Southeast Asian Nations called on Wednesday for more multilateral investments through China’s Belt and Road Initiative to support economic recovery while the COVID-19 pandemic continues to depress regional economic growth.

Meeting online at a Belt and Road Summit, ASEAN ministers said the region has benefited from the infrastructure and digital connectivity already brought about by BRI, but new initiatives are needed to create opportunities amid pandemic-induced uncertainties.

Tiếp tục đọc “ASEAN needs more Belt and Road money, say ministers”