Thâu tóm và sáp nhập: Rủi ro rình rập

TRUNG TRầN 31/10/2021 6:00 GMT+7

TTCTNhững thời kỳ khủng hoảng và đảo lộn lớn, như đại dịch COVID-19 đang diễn ra, cũng thường chứng kiến sự đứt gãy trong thế giới kinh doanh, khi tình trạng cá lớn nuốt cá bé không chỉ là mong muốn của “cá lớn”, mà có khi chính “cá bé” cũng cần được nuốt.

Ví dụ kinh điển ở Việt Nam về câu chuyện thâu tóm thời kỳ sơ khai là đầu những năm 2000, khi liên doanh Coca-Cola Chương Dương bỏ chữ Chương Dương trong tên chính thức, trở thành Coca-Cola Việt Nam, với chiến thuật cổ điển mà hiệu dụng là tăng chi phí bán hàng, báo lỗ và yêu cầu góp thêm vốn. 

Nước ngọt Chương Dương – niềm tự hào một thời của ngành giải khát Sài Gòn – sau đấy chỉ còn sống bằng mỗi một sản phẩm của thứ mùi vị đã ăn sâu vào đầu lưỡi người Sài Gòn: xá xị Chương Dương.

Ảnh: Tech Crunch

Thâu tóm và sáp nhập (Merge & Acquisition: M&A) là cả một thế giới những câu chuyện truyền kỳ. Từ việc các hãng nước ngoài mua lại các thương hiệu Việt Nam như Coca-Cola và Chương Dương, Colgate và Dạ Lan, cho đến cuộc tranh giành thương hiệu Sữa Ông Thọ giữa Vinamilk và Friesland Campina, để rồi cuối cùng Vinamilk giành được cái tên Ông Thọ còn công ty sữa của Hà Lan chấp nhận hình ông già có râu và gắn thêm cái tên Longevity. 

Tiếp tục đọc “Thâu tóm và sáp nhập: Rủi ro rình rập”

Sức mạnh của CSCĐ Kỵ binh

PTH: Hình ảnh đẹp giống như trong truyện kiếm hiệp.

***

Soha

CSCĐ Kỵ binh rượt đuổi tội phạm như trong phim - tung cước quật ngã đối tượng - Ảnh 1.

Đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an), được thành lập từ tháng 1 năm 2020, nhằm trực tiếp huấn luyện, sử dụng ngựa để phòng chống tội phạm và chăm sóc, nhân giống, phát triển đàn ngựa. Đoàn hiện đóng tạm tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi xã Bình Sơn, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

Tiếp tục đọc “Sức mạnh của CSCĐ Kỵ binh”

Con trai Trần Bắc Hà “rửa” 10,4 triệu USD như thế nào?

27/03/2020 06:39 – Ngọc Lê, Thái Sơn

thanhnienVới vai trò là Chủ tịch HĐQT BIDV, ông Trần Bắc Hà tạo điều kiện cho con trai mình là Trần Duy Tùng góp vốn vào Ngân hàng LaoVietBank. Hành vi này của Tùng có dấu hiệu của tội rửa tiền.

Ông Trần Bắc Hà. Ảnh: Thanh Niên

Liên quan đến sai phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), với vai trò là Chủ tịch HĐQT BIDV, ông Trần Bắc Hà đã tạo điều kiện cho con trai mình là Trần Duy Tùng (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn An Phú) góp vốn sai quy định vào Ngân hàng liên doanh Lào – Việt (LaoVietBank, ngân hàng có trụ sở tại Lào).

Cơ quan điều tra xác định hành vi của Trần Duy Tùng có dấu hiệu “vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới”, “rửa tiền”.

Tiếp tục đọc “Con trai Trần Bắc Hà “rửa” 10,4 triệu USD như thế nào?”

Từ 15 vụ án kinh tế tham nhũng trọng điểm: Nhận diện những chiêu thức, thủ đoạn của tội phạm và kiến nghị bịt những lỗ hổng pháp luật về đất đai, đấu thầu, đấu giá…

22/09/2021 12:44

(Pháp lý) – Nghiên cứu từ tố tụng các vụ án kinh tế tham nhũng lớn điều tra, xét xử năm 2020, chúng ta có thể nhận diện được các chiêu thức, thủ đoạn điển hình mà các đối tượng đã sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt là thủ đoạn cấu kết tinh vi giữa doanh nghiệp với những quan chức có thẩm quyền trong việc đấu thầu, chỉ định thầu, ký quyết định mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất… gây thất thoát tài sản Nhà nước hàng nghìn tỉ đồng.

Đồng thời, cũng phát hiện ra nhiều lỗ hổng của pháp luật, từ thiếu những quy định về cơ chế giám sát cơ quan quản lý thầu, nhà thầu… đến bất cập trong công tác đấu thầu, chỉ định thầu… và quy định thiếu minh bạch trong việc giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất không sát giá thị trường… đã tạo kẽ hở cho tiêu cực tham nhũng, trục lợi. Từ đây, đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho các cơ quan chức năng cấp thiết bịt những lỗ hổng pháp luật về đất đai, đấu thầu, đấu giá…

Nhiều vụ đất công, tài sản nhà nước “rơi” vào tay tư nhân với giá rẻ mạt nhờ sự “tiếp tay” của quan chức

Tiếp tục đọc “Từ 15 vụ án kinh tế tham nhũng trọng điểm: Nhận diện những chiêu thức, thủ đoạn của tội phạm và kiến nghị bịt những lỗ hổng pháp luật về đất đai, đấu thầu, đấu giá…”

Thuế tài sản: Vì sao nhiều nước đã thu, còn Việt Nam thì chưa?

29/10/2021 16:12

(Pháp lý) – Thu thuế tài sản không phải là vấn đề mới đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam từ năm 2008, Bộ Tài chính đã dự thảo Luật Thuế tài sản nhưng không thể trình ra được Quốc hội vì nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Mới đây, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 16/9), một lần nữa vấn đề này lại được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ “xới lại” và gợi ý Thanh Hóa thí điểm, nhưng Chủ tịch UBND tỉnh này khéo léo từ chối thí điểm. Vậy vì sao dự thảo này lại khó thành hiện thực đến vậy ?

21-1632579952.jpg
 Hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề tại Khu đô thị Lideco, huyện Hoài Đức (Hà Nội) bị bỏ hoang phế. Trong khi đó, không ít người dân lại thiếu chỗ ở, phải sống trong cảnh chật chội, thuê mượn. Ðây là một nghịch lý khó chấp nhận, gây lãng phí lớn về đất đai và tiền của, cản trở sự phát triển của đất nước…

Tiếp tục đọc “Thuế tài sản: Vì sao nhiều nước đã thu, còn Việt Nam thì chưa?”

Giáo dục tài chính dành cho học sinh THPT

23-01-2021 – 13:17

(NLĐO)- Tài chính cá nhân không đơn giản là kiếm thật nhiều tiền hay để dành được thật nhiều tiền mà là tổng hòa của tất cả các vấn đề như: thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, quản lý rủi ro…

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020. Trong chiến lược tài chính toàn diện, Giáo dục tài chính là một mục tiêu quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Trên thế giới, việc giáo dục tài chính cá nhân được nhiều nước thực hiện cho người dân từ khi nhỏ tuổi (như ở Israel, Nhật Bản, Hà Lan, và các nước phát triển khác).

 Ở Việt Nam, điều này còn khá mới mẻ và người dân vẫn chưa quen với các khái niệm cơ bản về tài chính và quản lý tài chính: Thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm. Việc đào tạo kiến thức về tài chính ngay từ trên ghế nhà trường là bước đi cấp bách và mang tính chiến lược.

Giáo dục tài chính dành cho học sinh THPT - Ảnh 1.

Giáo dục tài chính dành cho học sinh THPT được tổ chức sáng 23-1 tại Trường ĐH Ngân hàng TP HCM

Tiếp tục đọc “Giáo dục tài chính dành cho học sinh THPT”

Biển Đông trước thềm sự kiện Tòa trọng tài PCA sẽ mở văn phòng tại Việt Nam

ĐỖ THIỆN-HÒA ĐẶNG – Thứ Sáu, ngày 29/10/2021 – 12:09

(PLO)- Việc Tòa trọng tài thường trực (PCA) sẽ thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam có ý nghĩa chính trị và ngoại giao cực kỳ lớn, đặc biệt trong tranh chấp Biển Đông. 

Biển Đông trước thềm sự kiện Tòa trọng tài PCA sẽ mở văn phòng tại Việt Nam - ảnh 2
Tòa trọng tài PCA sẽ mở văn phòng thường trực tại Việt Nam. Ảnh: PCA

Báo Thế giới và Việt Nam – cơ quan ngôn luận của Bộ Ngoại giao Việt Nam – đưa tin ngày 27-10 tại trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra lễ ký thỏa thuận giữa chính phủ Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực (PCA) về việc thành lập văn phòng đại diện của PCA tại Việt Nam (VN).

Diễn biến trên được đánh giá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của PCA, nhất là trong việc hỗ trợ đào tạo các luật sư, cán bộ tư pháp của VN thời gian tới.

Nhân sự kiện PCA sẽ mở văn phòng đại diện tại VN, Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Vũ Thanh Ca (nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; giảng viên cao cấp ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) về ý nghĩa của sự kiện quan trọng này.

Tiếp tục đọc “Biển Đông trước thềm sự kiện Tòa trọng tài PCA sẽ mở văn phòng tại Việt Nam”

Giới trẻ Việt Nam sử dụng mạng xã hội 7 giờ mỗi ngày

Dân trí – Thứ tư, 06/11/2019 – 06:23

Thời lượng sử dụng mạng xã hội trong 1 ngày của giới trẻ Việt Nam trung bình là 7 giờ. Mạng xã hội dần trở nên gần gũi và phổ biến, thậm chí đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống hiện đại của giới trẻ.

Giới trẻ Việt Nam sử dụng mạng xã hội 7 giờ mỗi ngày - 1
Giới trẻ sử dụng mạng xã hội trung bình 7 giờ mỗi ngày (Ảnh minh hoạ).

Tại cuộc giao lưu trực tuyến “Bàn về văn hoá ứng xử của giới trẻ trên không gian mạng” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức ngày 5/11, ông Nguyễn Quốc Huy – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho biết, với hơn 60 triệu người sử dụng, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 18 trên thế giới về tỉ lệ người dân sử dụng Internet và là 1 trong 10 nước có lượng người dùng Facebook, YouTube cao nhất thế giới, trong đó thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ lớn. 

Tiếp tục đọc “Giới trẻ Việt Nam sử dụng mạng xã hội 7 giờ mỗi ngày”

Bỏ ghi hệ đào tạo “chính quy” hay “tại chức” trên bằng đại học từ 1/3/2020

 ĐSPL – Chủ nhật, 01/03/2020 | 04:06

Từ 1/3/2020, hình thức đào tạo là nội dung được ghi trên phụ lục văn bằng chứ không còn được ghi trên văn bằng giáo dục đại học như trước đây.

Từ 1/3/2020, hình thức đào tạo là nội dung được ghi trên phụ lục văn bằng chứ không còn được ghi trên văn bằng giáo dục đại học. Ảnh minh hoạ.

Từ ngày 1/3, Thông tư 27/2019 của bộ GD&ĐT quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học sẽ có hiệu lực.

Điểm thay đổi đáng chú ý của Thông tư này là quy định không ghi thông tin về hình thức đào tạo như chính quy hay tại chức, vừa làm vừa học như trong nội dung chính của văn bằng như quy định cũ.

Tiếp tục đọc “Bỏ ghi hệ đào tạo “chính quy” hay “tại chức” trên bằng đại học từ 1/3/2020”

Chuyện hay ‘nhặt’ trong mùa lũ

NN – Thứ Năm 21/10/2021 , 10:00

Để sống chung với lũ, chống chọi với thiên tai, người dân Quảng Bình đã có nhiều sáng kiến, sáng chế hay đáo để…

Ông Nguyễn Mậu Sơn (xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) bảo tôi: “Con thuyền này chi phí không vượt quá 2 triệu đồng, nhưng chở được 8 người lớn và đặc biệt là không bao giờ chìm. Tôi cũng muốn phổ biến cách làm thuyền này cho bà con vùng lũ để có phương tiện tốt, rẻ mà sử dụng…”.

Con thuyền ống nhựa được ông Sơn thiết kế với chi phí thấp. Ảnh: M.S.
Con thuyền ống nhựa được ông Sơn thiết kế với chi phí thấp. Ảnh: M.S.

Tiếp tục đọc “Chuyện hay ‘nhặt’ trong mùa lũ”

Việt Nam xếp thứ 25 về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu

ICT – 30/06/2021  16:09  GMT+7

Thuộc nhóm 25 quốc gia dẫn đầu về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu – GCI 2020, song Việt Nam vẫn cần duy trì vị trí xếp hạng cao trong dài hạn để đạt mục tiêu trở thành cường quốc an ninh mạng.

Việt Nam xếp thứ 4 ASEAN về an toàn, an ninh mạng

Báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu – GCI 2020 vừa được ITU công bố. Trong kỳ đánh giá thứ tư này, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 25 trong 194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, thứ 7 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thứ 4 khu vực ASEAN.

Việt Nam xếp thứ 25 về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu
Tăng 25 bậc so với kỳ đánh giá năm 2018, Việt Nam có tên trong nhóm 25 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu – GCI 2020.

Tiếp tục đọc “Việt Nam xếp thứ 25 về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu”

Treo đầu ngọn sóng

ND – Thứ Bảy, 18-09-2021, 14:03

Bờ biển Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam) đang bị sạt lở với tốc độ chóng mặt.

Ảnh hưởng bởi cơn bão số 5 có tên Conson vừa qua, những con sóng dữ dằn ngày càng khoét sâu vào bờ biển Quảng Nam, khiến nhiều điểm sạt lở càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không sớm có được giải pháp cấp bách, với tình trạng nước biển lấn sâu vào đất liền từ 5-10m, thậm chí 30m, nhiều ngôi làng ven biển trên dải đất miền trung đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

Tiếp tục đọc “Treo đầu ngọn sóng”

Khi lạt mềm buộc… lỏng!

Thứ Bảy, 18-09-2021, 14:00 – ND

Từ trái qua: Trịnh Sảng, Ngô Diệc Phàm, Triệu Vy – ba gương mặt của làng giải trí Hoa ngữ.

Lâu nay, showbiz Việt đang là một lãnh địa ít nhiều chưa được chạm vào và điều tiết. Có không ít câu chuyện, vụ việc diễn ra gây ồn ào, ảnh hưởng xã hội nhưng rồi cũng nhanh chóng… “chìm xuồng”.

Trông người…

Những động thái quyết liệt của giới chức một số nước trong khu vực châu Á đối với các sai phạm của một số tên tuổi nổi tiếng trong giới showbiz đang thu hút sự quan tâm của người hâm mộ nhiều quốc gia. Điển hình là lệnh “phong sát” (cấm một người nổi tiếng tiếp tục tham gia hoạt động nghệ thuật, hoặc xuất hiện trước công chúng do có hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật nghiêm trọng) ở giới giải trí Trung Quốc gần đây được gắn với những cái tên nổi tiếng như Triệu Vy, Trịnh Sảng, Ngô Diệc Phàm…, trước đó có Phạm Băng Băng.

Tiếp tục đọc “Khi lạt mềm buộc… lỏng!”

Chiêu trò để trường đại học được xếp hạng quốc tế

TNQuý Hiên – 07:09 – 18/08/2020   

Để có được hạng này, hạng kia ‘đẳng cấp quốc tế’, một số trường đại học Việt Nam đã dùng chiêu mua bán các bài báo khoa học thật nhiều, nhằm ‘khẳng định’… dẫn đầu cả nước về thành tích nghiên cứu.

 /// MINH HỌA: DAD
MINH HỌA: DAD

“Bứt phá” nhờ mua bán bài báo khoa học?

Giai đoạn 10 năm qua, cả nước có sự bứt phá về số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín (là những tạp chí nằm trong các danh mục ISI, Scopus) của các đơn vị có địa chỉ từ Việt Nam.

Đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng này gồm nhiều viện, đại học (ĐH) và một số trường ĐH Việt Nam. Riêng Trường ĐH Tôn Đức Thắng không chỉ vượt lên dẫn đầu cả nước về công bố quốc tế mà số lượng công bố còn gấp đôi đơn vị thứ 2 (là Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, nơi tập trung mật độ cao các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam).

Tiếp tục đọc “Chiêu trò để trường đại học được xếp hạng quốc tế”

Cần đầu tư bài bản cho sự tử tế

Nhạc sĩ Đỗ Bảo

ND – Thứ Bảy, 23-10-2021, 15:12

Sự phát triển mạnh mẽ của rap thời gian gần đây khiến những mảng tối của thể loại này, vốn trước đây chỉ “lưu hành nội bộ” nay “lộ sáng” nhiều hơn. Công chúng không ít lần bị sốc khi nghe nhiều rapper hồn nhiên trình diễn những sáng tác với ca từ dung tục và phản cảm mà gần đây thường được gọi bằng cụm từ “rác âm nhạc”. Chia sẻ một góc nhìn trực diện về thực trạng đang phần nào làm nhiễu loạn đời sống âm nhạc nước nhà, nhạc sĩ Đỗ Bảo (ảnh bên) khẳng định “chúng ta cần đầu tư bài bản cho sự tử tế”.

Tiếp tục đọc “Cần đầu tư bài bản cho sự tử tế”