Hai biểu tượng tự do báo chí được Nobel Hòa bình vinh danh

VNE 09/10/2021 – 10:19

Maria Ressa và Dmitry Muratov, hai nhà báo dũng cảm đấu tranh cho sự thật và tự do ngôn luận, được vinh danh bằng giải Nobel Hòa bình năm nay.

Maria Ressa (trái) và Dmitry Muratov, hai nhà báo được trao giải Nobel Hòa bình năm nay. Ảnh: AFP, Reuters.
Maria Ressa (trái) và Dmitry Muratov, hai nhà báo được trao giải Nobel Hòa bình năm nay. Ảnh: AFP, Reuters.

Trái với dự báo của giới quan sát về các ứng viên sáng giá, Ủy ban Nobel Na Uy năm nay quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho Maria Ressa và Dmitry Muratov, hai nhà báo người Philippines và Nga, vì “nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn luận”.

Với việc lựa chọn hai nhà báo có bề dày kinh nghiệm và nổi tiếng toàn cầu cho giải thưởng danh giá này, Ủy ban Nobel nhấn mạnh tự do ngôn luận “là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và hòa bình lâu dài”.

Tiếp tục đọc “Hai biểu tượng tự do báo chí được Nobel Hòa bình vinh danh”

Phim độc lập – những giấc mộng chưa gặp thời

VNE – Thứ hai, 10/5/2021, 12:15 (GMT+7)

Tốt nghiệp khoa Đạo diễn Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM, như nhiều đồng môn, Đinh Thụy đang là đạo diễn phim quảng cáo. Việc ai đó trở thành đạo diễn điện ảnh sau khi học đạo diễn điện ảnh ở Việt Nam là điều “vô cùng hiếm hoi”, cô nói. Hầu hết đều làm việc khác hoặc giữ nghề bằng các thước phim quảng cáo, nhưng phần nhiều trong số đó, theo Thụy, vẫn đang nuôi ước mộng cùng điện ảnh.

Trong một quãng thời gian ngắn chỉ vài tháng của năm 2019, Đinh Thụy chứng kiến hơn một người bạn của mình tự sát. Họ đều còn trẻ. Trong cơn chấn động, Thụy quay cuồng trong những câu hỏi, và nhận ra chính mình, hay rất nhiều bạn bè quanh mình không quan tâm đủ nhiều đến chứng trầm cảm của tuổi trẻ.

Sau cú sốc, Thụy quyết định tăng cường độ làm việc để giải quyết việc công ty, dành thời gian viết một kịch bản. Bối cảnh mở đầu là một cuộc tự sát. Nhân vật chính tỉnh dậy sau cuộc tự sát bất thành, đối mặt với những câu hỏi khác về ý nghĩa sống.

Tiếp tục đọc “Phim độc lập – những giấc mộng chưa gặp thời”

Bốn tháng khó quên với kinh tế TP HCM

VNE – Thứ năm, 7/10/2021, 06:02 (GMT+7)

Từ cuối tháng 6, khi thấy tình hình Covid-19 ở TP HCM trở nên phức tạp, một số công ty đã lao vào chạy đua chuẩn bị cơ sở vật chất cho “3 tại chỗ”.

“Đó gần như là một cuộc chiến”, giám đốc một công ty mô tả. Toàn bộ nguồn nhân sự, tài chính của công ty phải tập trung chuẩn bị từ những việc lớn như chuyển đổi công năng nhà xưởng, bãi giữ xe, lắp đặt khu vệ sinh, bồn nước đến những thứ nhỏ như chăn màn, chiếu ngủ, xô chậu giặt…

Sau thời gian tự nguyện triển khai, ngày 15/7, tất cả doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thành phố phải thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường, 2 điểm đến”.

Thời gian thực hiện kéo dài, nhiều nhà máy “3 tại chỗ” gặp khó khăn, chi phí tăng gấp đôi nhưng công suất giảm một nửa, công nhân muốn về nhà…. Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM ước tính, đến cuối tháng 9, chỉ có khoảng 20% năng lực sản xuất được duy trì hoạt động theo mô hình 3 tại chỗ.

Tiếp tục đọc “Bốn tháng khó quên với kinh tế TP HCM”