Chuyên đề: Cấp thiết quy hoạch điện VIII (6 bài)

  1. Cấp thiết quy hoạch điện VIII 
  2. Cần dũng cảm chọn lộ trình xây dựng hệ thống điện bền vững
  3. Ðáp ứng đầy đủ điện năng trong mọi tình huống
  4. Làm sao tối ưu giá thành sản xuất điện? 
  5. Một kỷ nguyên đã khép lại
  6. Sau thăng hoa là gánh nợ! 

***

Cấp thiết quy hoạch điện VIII

ND – Thứ Bảy, 23-10-2021, 20:37

Do phụ thuộc vào quy hoạch nguồn điện, hệ thống lưới điện truyền tải cần bảo đảm sự liên kết các hệ thống điện miền và khu vực. Ảnh: Ngọc Hương

LTS – Bộ Công thương vừa trình Chính phủ dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

Ðược xây dựng trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt của đất nước nói chung và ngành điện nói riêng, liệu bản Quy hoạch đang được trông đợi này, có giúp hệ thống điện tránh khỏi áp lực nặng nề từ sự bùng nổ thái quá của năng lượng tái tạo gây nhiều hệ lụy như đã từng, cũng như tạo được sự minh bạch trong phát triển để thu hút được các nhà đầu tư?

Tiếp tục đọc “Chuyên đề: Cấp thiết quy hoạch điện VIII (6 bài)”

“Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng nghỉ … nghỉ làm” (phần 33)

Nguyễn Cung Thông1

Phần này bàn về cách dùng nghỉ (dấu hỏi)/nghỉ làm vào thời LM de Rhodes sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Sau đó khoảng 2 TK, chữ nghỉ lại xuất hiện trong Truyện Kiều qua các dạng chữ Nôm và cũng là một chủ đề gây nhiều tranh luận cho đến ngày nay. Chủ đề này còn cho thấy một khuyết điểm của chữ Nôm là cách đọc không chính xác vì thiếu quy ước (chuẩn hóa): dấu hỏi (nghỉ) hay dấu ngã (nghĩ) khi đọc chữ 擬, 平 đọc là bình hay bằng (td. Cao Bằng, Quảng Bình), 化 đọc là hoa, hóa hay huế chẳng hạn…

Tiếp tục đọc “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng nghỉ … nghỉ làm” (phần 33)”

Rằng qua hoạn nạn, mới hiểu lòng nhau

Ký sự của Hoàng Thiên Nga

       Đang vận hành trơn tru, thì cả thế giới chững lại chỉ vì một loài virus mắt thường không nhìn thấy. Nhiều người bi quan bó tay than vãn, còn những doanh nhân lạc quan của “Nhóm Bạn Từ Tâm Đắk Lắk” đều biến nguy thành cơ, chọn lối sống quên mình vì mọi người để chung tay đẩy lùi đại dịch.  

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp tán thưởng cách khởi nghiệp 4.0 của MISS EDE

Chọn bạn mà chơi 

Tháng 3 năm 2020, Đắk Lắk chưa có ca dương tính Covid-19 nào. Các biện pháp phòng dịch đã được triển khai, còn mọi hoạt động giao thương vẫn bình ổn, thông suốt. 

Lúc đó tôi vừa nhận quyết định nghỉ hưu sau 5 năm công tác ở Tỉnh Đoàn, 26 năm làm báo chuyên nghiệp. Rời vị trí chiến đấu thân yêu quá lâu gắn bó, tôi lập Nhóm Bạn Từ Tâm để “có cơ sở” vẽ logo in backdrop tặng nhà cho các trò nghèo hiếu học, tổ chức các chương trình thiện nguyện hỗ trợ chính quyền, người dân cùng chống dịch Covid-19. Nhóm Bạn Từ Tâm ban đầu chỉ có 3 người, sau tăng dần lên, tới nay đã gần 200 thành viên. 

Tiếp tục đọc “Rằng qua hoạn nạn, mới hiểu lòng nhau”

“Ðiểm nóng” Kiên Giang

NDCT – Thứ Bảy, 16-10-2021, 09:32

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm các quy định trong khai thác hải sản.

Kiên Giang hiện là địa phương có số lượng tàu khai thác hải sản đứng đầu cả nước, với khoảng 10 nghìn tàu; trong đó gần 4.000 tàu có kích thước từ 15m trở lên, hoạt động đánh bắt xa bờ. Thực tế từ địa phương này cho thấy, không thể chỉ ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm IUU trên… giấy!

Tiếp tục đọc ““Ðiểm nóng” Kiên Giang”