Trade remedies on increase – Phòng vệ tương xứng

Bài tiếng Anh Trade remedies on increase và bài gốc Phòng vệ tương xứng

***

Trade remedies on increase

SGGP – Thursday, June 06, 2019 16:58

The number of investigations into trade remedies evasion on Vietnamese exported products has a tendency to increase in recent years.

Trade remedies on increase

By the end of May this year, Vietnamese exported products have had to face 83 cases of anti-dumping, 30 cases of safeguard, 19 cases of anti-dumping duty evasion and 14 cases of anti-subsidy.

The US remained the market with highest number of launched investigations, accounting for 19 percent of total cases, followed by Turkey with 14 percent, India with 12 percent and the EU with 10 percent. Products that were investigated include steel, iron, fiber, household appliances and electronic devices.

Noticeably, Vietnamese exported steel products accounted for up to 31 percent of total trade remedies investigations, much higher than fiber with 9 percent and footwear with 6 percent. Most of the cases came to the conclusion that trade remedies evasion exist then trade remedies were applied.

According to the Trade Remedies Authority of Vietnam under the Ministry of Industry and Trade, some other Vietnamese exported products are also on the verge of being investigated, such as exported plywood to the US and tires to the EU.

It is worrisome that many Vietnamese firms have not fully understood regulations about trade remedies and have not timely and effectively dealt with investigations. Therefore, in order to minimize the risk of being sued, Vietnamese enterprises should equip basic knowledge of trade remedies law. At the same time, they should actively update and exchange information with associations and authorities to receive early warnings, hereby adjust suitable business strategies.

Meanwhile, the Ministry of Industry and Trade has increased investigation and application of trade remedies to protect domestic production rationally and in accordance with regulations by WTO and international commitments. Especially, amid complicated developments of the trade war between the US and China, efforts to prevent trade remedies evasion and origin fraud on goods being imported to Vietnam have become more urgent than ever.

From 2016 up to now, Vietnam has applied trade remedies on DAP fertilizers, monosodium glutamate (MSG), steel ingot, long steel, galvanized steel, shape steel and color coated steel sheet. These measures have helped to protect domestic production and lessened dependence on imported products.

Amid the current context, application of trade remedies has become more important to prevent foreign products from using Vietnamese origin for export. Vietnamese products will be involved in misfortune and face several difficulties when being investigated if the Government does not control closely enough.

By Van Dieu – Translated by Thuy Doan

***

Phòng vệ tương xứng

SGGP 

Những năm gần đây, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đang có xu hướng gia tăng.

Phòng vệ tương xứng

Tính đến tháng 5-2019, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối phó với 83 vụ chống bán phá giá, 30 vụ tự vệ, 19 vụ chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và 14 vụ chống trợ cấp.

Hoa Kỳ vẫn là thị trường có số lượng vụ điều tra được khởi xướng lớn với 19% trên tổng các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, theo sau là Thổ Nhĩ Kỳ (14%), Ấn Độ (12%) và EU (10%). Sản phẩm bị điều tra chủ yếu là các mặt hàng như sắt thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử…

Đáng chú ý, mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam chiếm đến 31% số vụ điều tra phòng vệ thương mại, bỏ xa mặt hàng thứ hai là sợi (9%) và giày dép (6%). Hầu hết các vụ điều tra này đều đi đến kết luận có tồn tại hành vi lẩn tránh và sau đó bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), một số mặt hàng xuất khẩu khác của ta cũng đang đứng trước nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh như ván ép xuất khẩu sang Hoa Kỳ, vỏ xe tải và xe khách xuất khẩu sang EU…

Điều đáng lo, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn chưa nắm được đầy đủ các quy định về phòng vệ thương mại, chưa ứng phó kịp thời và hiệu quả trước các vụ điều tra. Do đó, để hạn chế thấp nhất việc bị khởi kiện, doanh nghiệp Việt cần trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại, đồng thời tích cực cập nhật, trao đổi thông tin với các hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước nhằm nắm bắt được thông tin cảnh báo sớm, từ đó lên phương án điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp.

Ở chiều ngược lại, thời gian qua Bộ Công thương đã tăng cường điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước một cách hợp lý, phù hợp với quy định của WTO và các cam kết quốc tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của xung đột thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc, việc nỗ lực ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam càng cấp thiết hơn bao giờ hết.

Từ 2016 đến nay, Việt Nam đã áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với phân bón DAP, bột ngọt, các sản phẩm phôi thép, thép dài, thép mạ, thép hình và tôn màu. Nhờ đó, đã bảo vệ sản xuất và việc làm trong nước, đồng thời giảm mức độ phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu.

Trong bối cảnh hiện nay, việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại càng quan trọng hơn, để ngăn chặn khả năng hàng hóa nước ngoài mượn đường Việt Nam gia công xuất khẩu. Hàng Việt sẽ bị “vạ lây” nếu kiểm soát không chặt và sẽ rất khó khăn nếu bị điều tra phòng vệ thương mại.

VĂN DIỆU

 

 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s